Giáo dục hiện đại thiết kế và thi công (Bài 8): Vật thật/ Vật thay thế

Vật thật cơ bản nhất là sự sống. Sự sống người còn có thêm Vật thay thế đặc biệt là ngôn ngữ.

Giáo dục hiện đại thiết kế và thi công (Bài 7): Nền giáo dục hiện đại - Đối tượng 

TRẺ EM là thực thể sống (lịch sử) thuộc phạm trù VẬT THẬT (triết học).

• Trẻ em là thực thể lịch sử.

• Lịch sử là thực thể phát triển.

TRẺ EM HIỆN ĐẠI suốt đời sống thời lịch sử phát triển nhất mọi thời đại, với triết học ở trình độ cao nhất mọi thời đại.

Giải pháp Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục nên xử lý đồng thời cả lịch sử lẫn triết học, cả chủ thể lẫn đối tượng.

Nghị quyết 29/NQ-TW là một nghị quyết chính trị. Thực thi Nghị quyết thì phải là giải pháp chuyên nghiệp, một giải pháp chuyên môn.

VẬT THẬT / VẬT THAY THẾ là thuật ngữ chuyên môn.

Trẻ em ngay từ đầu cần phân biệt rành rọt: Này là Vật thật, này là Vật thay thế.

• Vật thật chỉ có một.

• Vật thay thế thì có vô số.

Nhầm lẫn vô tình hay cố ý đánh tráo, cả hai đều có trên thực tiễn lịch sử và cả trên thực tiễn giáo dục. Người lớn thường lạm dụng lòng tin của bé, thay Vật thật bằng Vật thay thế.

Dùng Vật thay thế vì lợi ích sát sạt, lúc ấy, chỗ ấy:

Mẹ cho bé ngậm bú núm cao su. Bé không hưởng được lợi ích gì, nhưng mẹ thì có.

VẬT THẬT / VẬT THAY THẾ nếu nhầm lẫn trong đời thì có hại lúc ấy. Trong giáo dục, cái hại ấy đọng lại, tịch tụ, làm nên cuộc đời Bé.

Giáo dục nhà trường xưa nay vẫn nhập nhèm sự đánh tráo ấy, vì có lợi ngay lập tức cho người lớn. Đành rằng “giữa hai cái tồi tệ, nên chọn cái ít tồi tệ hơn” vào lúc này, ngay lập tức, nhưng phải coi đó là bất đắc dĩ như một sự rủi ro.

Trong cuộc sống hằng ngày, dùng VẬT THAY THẾ thay cho VẬT THẬT thì phải phân biệt rành rọt: Này là VẬT THẬT / này là VẬT THAY THẾ.

Lịch sử sinh ra từ VẬT THẬT.

Lịch sử sống bằng VẬT THẬT.

Lịch sử vận động bằng VẬT THẬT.

Lịch sử phát triển bằng VẬT THẬT.

Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, trước tiên và sau cùng, phải phân biệt rành rọt này là VẬT THẬT, này là VẬT THAY THẾ.

Thủ thuật sư phạm vẫn thường dùng VẬT THAY THẾ (giáo cụ trực quan) thì càng phải phân biệt rành rọt:

Này là VẬT THẬT.

Này là VẬT THAY THẾ.

Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục triển khai trên VẬT THẬT số 1 là Trẻ em hiện đại với tư cách là CHỦ THỂ.

Giáo dục hiện đại thiết kế và thi công (Bài 8): Vật thật/ Vật thay thế - 1

Ảnh minh họa

Trẻ em là CHỦ THỂ:

- Chủ thể trong cuộc sống,

- Chủ thể trong giáo dục nói chung,

- Chủ thể trong giáo dục nhà trường.

- Chủ thể tự sinh ra chính mình, tự trở thành chính mình.

Sự sống là CHỦ THỂ lịch sử.

Lịch sử tồn tại – vận động – biến đổi bằng sức mạnh vật chất.

Lịch sử đồng hành cùng triết học.

Thực vật / Động vật là các thực thể sống làm nên lịch sử - hình thành tự nhiên – phát triển tự nhiên. Lịch sử là lịch sử tự nhiên.

Sự sống xuất hiện như thế nào?

Có hai câu trả lời tương đương nhau:

Một, sự sống do Thượng đế sinh ra.

Hai, sự sống tự sinh ra chính mình.

Cả hai đều võ đoán, nhưng chọn “sự sống tự sinh ra chính mình” thì có giá trị thực tiễn hơn, nhất là với giáo dục.

Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục là chủ động thiết kế / thi công một nền giáo dục mới theo định hướng của Triết học hiện đại.

Đi theo định hướng triết học hiện đại với Phạm trù cá nhân, nền giáo dục hiện đại sẽ hình thành – vận động – phát triển với tốc độ “một ngày bằng hai mươi năm” (Marx).

SỰ SỐNG LÀ VẬT THẬT – CHỦ THỂ lịch sử, đẩy VẬT THẬT – GIỚI VÔ CƠ xuống hàng ĐỐI TƯỢNG.

Triết học nhìn SỰ SỐNG lịch sử qua từng chặng vận động – phát triển – định hình thành một Phạm trù.

Xuất hiện và định hình đầu tiên là Phạm trù thực vật, với các thực thể sống từ đơn giản đến phức tạp hơn – từ trừu tượng đến cụ thể hơn: từ Rong rêu đến Cây đa, Cây đề.

CÂY là thực thể sống làm nên sự sống gọi là Sự sống thực vật.

CÂY là thực thể sống chỉ vận động theo thời gian (trưởng thành): sinh đâu tử đấy.

Từ Phạm trù thực vật – CÂY sang Phạm trù động vật – CON là bước tiến lịch sử, triết học gọi là bước “nhảy vọt”.

Phạm trù động vật được hưởng sự sống thực vật và sự trưởng thành cơ thể - thành tựu lịch sử ở trình độ ấy.

Phạm trù động vật có thêm CÁI MỚI – vận động trong không gian: nay đây mai đó.

Thực vật / Động vật, CÂY / CON là các CHỦ THỂ lịch sử.

*

*      *

Thầy Khổng Tử mở trường, mở ra trang sử số 1 – giáo dục nhà trường.

Ngay từ đầu, Thầy Khổng Tử làm giáo dục theo nhu cầu lịch sử của sự sống thời mình, của nền sản xuất tiểu nông với xã hội đẳng cấp cùng triết lí phục tùng tồn tại lâu dài tưởng như vĩnh viễn.

Xã hội giai cấp hình thành bằng sức mạnh vật chất của nền sản xuất đại công nghiệp, với triết lí đấu tranh.

Xã hội hiện đại đã vượt bỏ xã hội giai cấp, vận động theo định hướng triết học của Phạm trù cá nhân.

Trên mỗi bước phát triển, lịch sử xác lập một triết lí sống để xử lí các quan hệ xã hội:

- Triết lí phục tùng

- Triết lí đấu tranh

- Triết lí hợp tác.

Lịch sử hiện đại được dẫn dắt bởi Triết học hiện đại của Phạm trù cá nhân.

Phạm trù cá nhân đang là anh hùng thời đại, đang định hướng đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục.

Nền giáo dục hiện đại được dẫn dắt bởi triết học hiện đại: Mỗi cá nhân hưởng giáo dục để trở thành chính mình, thành một cá nhân duy nhất, có một không hai trên hành tinh này.

Đón đọc > Giáo dục hiện đại thiết kế và thi công (Bài 9): Nghiệp vụ sư phạm hiện đại

GS Hồ Ngọc Đại

Tin liên quan

Tin mới nhất

Truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về chuyển dịch năng lượng

Truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về chuyển dịch năng lượng

Ngày 23/4, đối tác chuyển dịch năng lượng Đông Nam Á (ETP) thuộc Văn phòng Dịch vụ Dự án Liên hợp quốc (UNOPS) phối hợp với Vụ Kinh tế công nghiệp, dịch vụ (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tổ chức Hội thảo tham vấn "Chương trình truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về chuyển dịch năng lượng" nhằm nâng cao hiểu biết của công chúng về chuyển đổi năng lượng giữa các thành phần xã