Quyết liệt phòng, chống tham nhũng và nhân tố người đứng đầu

Phòng, chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực là một sứ mệnh có tính lịch sử của dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng, điều hành của Nhà nước, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc. Ngay trong thời kì chống Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng “Tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu là kẻ thù của Nhân dân và Chính  phủ”, là “giặc ở trong lòng”, là “giặc nội xâm”. Bước vào công cuộc đổi mới (từ năm 1986), tại hội nghị giữa nhiệm kì khóa VII (năm 1994) Đảng ta đã xác định tham nhũng là một trong bốn nguy cơ của đất nước…

Ngày 6/4/2022, Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 12-KL/TW về “Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực”;  trên cơ sở báo cáo kết quả 5 năm thực hiện Kết luận số 10-KL/TW ngày 20/12/2016 của Bộ Chính trị Khóa XII về “Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 Khóa  X về chống tham nhũng, lãng phí”.  Bộ Chính trị đánh giá công tác PCTN, tiêu cực tạo bước tiến rõ nét, có tính đột phá. Vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên về PCTN được nâng lên, từng bước hoàn thiện thể chế phòng ngừa; công tác phát hiện, xử lí được chỉ đạo quyết liệt, tham nhũng từng bước được ngăn chặn, góp phần giữ vửng ổn định chính trị, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Đảng, hệ thống chính trị vững mạnh, trong sạch, củng cố lòng tin của Nhân dân. 

Từ năm 2013, sau khi thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN và đặc biệt từ Đại hội XII của Đảng, cuộc đấu tranh PCTN đã có bước tiến mạnh, đạt kết quả toàn diện, tạo đà và hiệu ứng tích cực về kiềm chế, ngăn chặn, đẩy lùi, đang có chiều hướng thuyên giảm,v.v….

Tuy nhiên, tình trạng tham nhũng, tiêu cực vẫn diễn ra rất nghiêm trọng, tính chất phức tạp thể hiện có tổ chức, thủ đoạn tinh vi, xảy ra trên nhiều lĩnh vực, ở nhiều ngành, ở các cấp, các doanh nghiệp, cả trong các đơn vị kinh tế ngoài nhà nước, làm giảm lòng tin của Nhân dân đối với Đảng, sự điều hành của cơ quan nhà nước và gây tổn thất to lớn cho nền kinh tế vốn đang trong thời kì là quốc gia có thu nhập thấp so với thế giới và khu vực. 

Tổng kết công tác PCTN giai đoạn 2013-2020 đã xử lí kỉ luật 131.000 đảng viên, liên quan đến 1.900 vụ án tham nhũng với 4.400 bị cáo, trong đó có 18 cán bộ diện Trung ương quản lí bị xử lí hình sự (1 Ủy viên Bộ Chính trị; 7 ủy viên, nguyên ủy viên Trung ương; 4 Bộ trưởng, 7 sĩ quan cấp tướng thuộc lực lượng vũ trang nhân dân); kiến nghị thu hồi 700.000 tỉ đồng, 20.000ha đất, chuyển cơ quan điều tra, xử lí 700 vụ việc. Tỉ lệ thu hồi tài sản tham nhũng đạt 31%. Riêng giai đoạn 2016 – 2020, thi hành kỉ luật 87.000 đảng viên, 3.200 người liên quan tham nhũng. Từ khi thành lập Ban chỉ đạo, Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư rất quyết liệt, xử lí nghiêm minh, song cũng thể hiện tính nhân văn đối với một số cán bộ cao cấp đương chức, đã nghỉ hưu vi phạm trong các vụ án tham nhũng kinh tế đặc biệt nghiêm trọng; đưa 68 vụ án, 57 vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi. Kết thúc điều tra, truy tố, xét xử 40 vụ án với 500 bị cáo (có 10 bị cáo với 11 mức án tử hình, 19 bị cáo với 20 mức án tù chung thân, 459 bị cáo tù có thời hạn từ 12 tháng đến 30 năm, có tác dụng răn đe, phòng ngừa. 

PCTN, tiêu cực là công việc hệ trọng, phức tạp, nhạy cảm nên cần được tiến hành quyết liệt, thường xuyên, liên tục, không thỏa mãn với kết quả đã đạt được; song cũng không được nôn nóng, chủ quan, đòi hỏi sự kiên trì, kiên quyết, có trọng tâm, trọng điểm, làm vụ nào chắc vụ ấy, xử lí nghiêm minh, kịp thời, không bao che, tiếp tay, không can thiệp, cản trở chống tham nhũng. Kết hợp đồng bộ phương châm “chống” để “xây” và “xây” để “chống”. Thực hiện phương châm phòng ngừa là chính, cơ bản, lâu dài, phát hiện, trừng trị là quan trọng. Xây dựng cơ chế phòng ngừa bài bản, chặt chẽ để dần dần đi vào xu hướng xã hội “không có tham nhũng”, “không thể tham nhũng” và “không dám tham nhũng”. 

Để đi tới xã hội lành mạnh đó, cần có rất nhiều giải pháp, biện pháp, từ đột phá về thể chế, xây dựng hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật đồng bộ về phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử, kê khai tài sản, kê biên, thu hồi tài sản, khen thưởng công dân tố giác, từng bước mở rộng phạm vi PCTN, tiêu cực ra khu vực ngoài Nhà nước và hợp tác quốc tế về PCTN đến công tác cán bộ, cải cách hành chính, tăng cường thông tin, tuyên truyền v.v…

Trong bài viết này, tác giả muốn đề cập đến một khía cạnh, một lĩnh vực, một đối tượng thường là trung tâm, thậm chí là cái gốc của tham nhũng. Đó là xuất phát điểm từ người đứng đầu tổ chức, cơ quan, đơn vị. Người đứng đầu có vị trí, vị thế quyền lực, ban hành các chủ trương, quyết sách, định đoạt mọi việc nên khi xảy ra tham nhũng không chỉ chịu trách nhiệm mà thông thường người đứng đầu cũng trực tiếp vi phạm, thậm chí là người cầm đầu nên trở thành bị cáo. Điểm lại hàng nghìn vụ án tham nhũng, vụ việc tiêu cực thì hầu hết đều liên quan đến người đứng đầu. Trong các vụ án, vụ việc, người đứng đầu thường tổ chức đường dây tham nhũng, dẫn dắt nhiều cấp dưới sa vào các phi vụ bằng những thủ đoạn tinh vi, bài bản. Điều này được chứng minh cụ thể ở rất nhiều người đứng đầu đã không gương mẫu, có hành vi sai trái, cố ý vi phạm, hoặc bị xử lí hình sự, hoặc bị kỉ luật do tham nhũng hoặc liên quan tiêu cực.

    Tại các cơ quan Trung ương, các ông Đinh La Thăng (Ủy viên Bộ Chính trị, cựu Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Việt Nam); Vũ Huy Hoàng (cựu Bộ trưởng Bô Công Thương; Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn (cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin &Truyền thông); Nguyễn Văn Bình (Ủy viên Bộ Chính trị, cựu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước); Hoàng Trung Hải (cựu Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ); Vũ Văn Ninh (cựu Phó Thủ tướng Chính phủ). Liên quan đến vụ án Việt Á hiện nay có trách nhiệm của các ông Chu Ngọc Anh (Chủ tịch UBND TP Hà Nội),  Nguyễn Thanh Long (Bộ trưởng Bộ Y tế). Cùng liên quan vụ án này, 62 giám đốc CDC của 62 tỉnh, thành phố và nhiều giám đốc bệnh viện đa khoa Trung ương, địa phương vi phạm nghiêm trọng. Ở nhiều tỉnh, thành phố những người đứng đầu vi phạm thường kéo cả “thê đội” “dính” theo.

Tại TP Hồ Chí Minh, các ông Lê Thanh Hải (cựu Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy); Lê Hoàng Quân (Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh), Tất Thành Cang, Nguyễn Thành Tài, Trần Vĩnh Tuyến, Nguyễn Hoài Nam, Trần Trong Tuấn, Tề Trí Dũng,v.v…Tại TP Hà Nội, các ông Nguyễn Đức Chung (Chủ tịch UBND thành phố); Nguyễn Thế Hùng, Nguyễn Mạnh Quyền, Nguyễn Văn Tứ, Nguyễn Doãn Toản, Nguyễn An Huy, Hà Mạnh Hải,v.v… Tại Đà Nẵng, các ông Nguyễn Xuân Anh (cựu Bí thư Thành ủy), Văn Hữu Chiến, Trần Văn Minh (cựu Chủ tịch UBND thành phố),v.v… Tại Khánh Hòa, các ông Nguyễn Chiến Thắng (cựu Chủ tịch UBND tỉnh), Lê Thanh Quang, Lê Đức Vinh, Trần Sơn Hải, Đào Công Thiên, Lê Mộng Điệp, Võ Tấn Thái, Lê Văn Dẽ, Trần Văn Hùng,v.v… Tại Bình Dương, các ông Trần Văn Nam (cựu Bí thư Tỉnh ủy), Trần Thanh Liêm (cựu Chủ tịch UBND tỉnh), Phạm Văn Cảnh, Nguyễn Thanh Trúc, Võ Văn Lượng, Trần Xuân Lâm, Ngô Đông Phương, v.v…Tại Đồng Nai, các ông (bà) Nguyễn Tấn Long, Trương Thanh Giàu, Nguyễn Mộng Huyền, Lê Viết Hưng, Nguyễn Tấn Tài, Võ Cao Cường,v.v…

Trong các lực lượng vũ trang nhân dân, rất nhiều tướng lĩnh sai phạm đã bị xử lí kỉ luật hoặc hình sự. Tại Quân chủng Phòng không - Không quân: Thượng tướng Phương Minh Hòa, Trung tướng Nguyễn Văn Thanh. Quân chủng Hải quân: Thượng tướng (Đô đốc) Nguyễn Văn Hiến, Trung tướng (Phó đô đốc) Nguyễn Văn Thạch, Thiếu tướng (chuẩn đô đốc), Lê văn Đạo. Bộ Tư lệnh Cảnh sát Biển cả một dàn tướng lĩnh: Trung tướng Nguyễn Văn Sơn (Tư lệnh), Trung tướng Hoàng Văn Đồng (Chính ủy), các Thiếu tướng Phạm Kim Hậu, Bùi Trung Dũng, Doãn Bảo Quyết. Học viện Quân y: Trung tướng Nguyễn Viết Lượng (Chính ủy),Trung tướng Đỗ Quyết (Giám độc), các Thiếu tướng Hoàng Văn Lương, Ngô Anh Tuấn. Quân khu 9 có Thiếu tướng Trần Văn Tài,v.v…

Ngành Công an cũng có nhiều tướng linh vi phạm nghiêm trọng bị xử lí kỉ luật hoặc hình sự: Thượng tướng Trần Việt Tân, Trung tướng Bùi văn Thành (cựu Thứ trưởng Bộ Công an), Trung tướng Phan Văn Vĩnh (cựu Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát), Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa (cựu Cục trưởng cục Công nghệ cao), Thiếu tướng Nguyễn Văn Khành (cựu Giám dốc Công an tỉnh Đồng Nai),v.v…

Kim Quốc Hoa

Tin liên quan

Tin mới nhất

4 con giáp vừa giàu vừa may tháng 7 này

4 con giáp vừa giàu vừa may tháng 7 này

Bước sang tháng 7, tử vi nói rằng những người thuộc 4 con giáp dưới đây sẽ chính thức nói lời tạm biệt với những khó khăn, đón chào một giai đoạn bứt phá ngoạn mục trong sự nghiệp. Với tài lộc dồi dào, mọi muộn phiền sẽ tan biến, họ mở ra một cuộc sống thịnh vượng và đầy hứa hẹn.

Hoàn cảnh ra đời một bài hát

Hoàn cảnh ra đời một bài hát

Cách đây 42 năm, vào ngày 30/8/1983, Tỉnh ủy tỉnh Cửu Long ban hành Nghị quyết số 177/NQ -TU về việc thành lập Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Cửu Long. Nghị quyết nêu rõ trong khi chưa tiến hành đại hội để bầu cử Ban chấp hành và các cơ quan của hội, Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ định Ban chấp hành lâm thời và Ban biên tập Báo Văn nghệ Cửu Long. Đồng chí Huỳnh Anh Kiệt (nhạc sĩ Xuân Điề

Phản ánh quá trình đổi mới của đất nước qua cuộc thi “Việt Nam trên hành trình đổi mới”

Phản ánh quá trình đổi mới của đất nước qua cuộc thi “Việt Nam trên hành trình đổi mới”

Cuộc thi ảnh báo chí với chủ đề “Việt Nam trên hành trình đổi mới” do Báo Nhân Dân phối hợp với Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam phát động, hướng tới kỷ niệm 75 năm Ngày Báo Nhân Dân ra số đầu tiên (11/3/1951 - 11/3/2026) là hoạt động có ý nghĩa, nhằm tuyển chọn những tác phẩm ảnh báo chí có giá trị tư liệu, nghệ thuật và thông tin ghi dấu hành trình đổi mới của đất nước, ph

Thêm một Nguyễn Trường viết phê bình văn học

Thêm một Nguyễn Trường viết phê bình văn học

Nhà văn Nguyễn Trường là người sáng tác. Tuy nhiên, do công việc, nhà văn còn làm “người điểm sách”, “bình sách” (chữ trong Lời giới thiệu của Nhà xuất bản). Tác giả khiêm tốn gọi những bài viết của mình là “cảm nhận văn học” chứ không ghi là tiểu luận, phê bình như những người làm phê bình chuyên nghiệp. Song đọc 41 bài viết được tập hợp trong cuốn sách “Gặp gỡ những v