Trung Quốc kích hoạt làn sóng mua vàng, phiên giao dịch đêm sôi động

Phiên giao dịch đêm tại Sàn Giao dịch Vàng Thượng Hải (SHFE) sôi động, kích hoạt làn sóng mua vào trên sàn COMEX. Lượng hợp đồng mở trên SHFE đạt kỷ lục, với vàng và bạc tăng lần lượt 3% và 4%.

Nhu cầu vàng tại Trung Quốc tăng vọt, hỗ trợ giá vàng và thúc đẩy phi đô-la hóa

Nhu cầu vàng tại Trung Quốc tăng mạnh, đẩy giá kim loại quý tiến gần mức đỉnh lịch sử 3.500 USD/ounce ghi nhận hồi tháng 4/2025. Dữ liệu hải quan ngày 20/5 cho thấy Trung Quốc nhập khẩu 127,5 tấn vàng trong tháng 4, mức cao nhất trong 11 tháng, tăng 73% so với tháng 3, dù giá vàng đang ở mức kỷ lục.

Sự gia tăng này đến từ quyết định của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) cấp thêm hạn ngạch nhập khẩu vàng cho các ngân hàng thương mại trong tháng 4, đáp ứng nhu cầu mạnh mẽ từ nhà đầu tư tổ chức và cá nhân trong bối cảnh lo ngại về căng thẳng thương mại Mỹ - Trung.

Trung Quốc kích hoạt làn sóng mua vàng, phiên giao dịch đêm sôi động - 1

Nhu cầu vàng tại Trung Quốc tăng mạnh

Thị trường vàng Trung Quốc tiếp tục sôi động trong tháng 5. Sau giai đoạn giá vàng giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều tuần, nhà đầu tư Trung Quốc nhanh chóng mua vào, đưa giá vàng trở lại trên 3.300 USD/ounce. Stephen Innes, Trưởng bộ phận Giao dịch và Chiến lược Thị trường tại SPI Asset Management, nhận định: “Phiên giao dịch đêm tại Sàn Giao dịch Vàng Thượng Hải (SHFE) sôi động, kích hoạt làn sóng mua vào trên sàn COMEX. Lượng hợp đồng mở trên SHFE đạt kỷ lục, với vàng và bạc tăng lần lượt 3% và 4%.”

Innes nhấn mạnh: “Dù giá vàng giảm 8% từ đỉnh, nhà giao dịch nội địa Trung Quốc vẫn giữ vững vị thế, thể hiện sự tin tưởng mạnh mẽ. Khi chênh lệch giá giữa SHFE và LBMA tăng, nhu cầu mua vàng toàn cầu được kích hoạt.”

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ - Trung tạm dịu nhờ thỏa thuận Geneva, Trung Quốc vẫn kiên định với chiến lược phi đô-la hóa dài hạn thông qua tích lũy vàng. Charles-Henry Monchau, Giám đốc Đầu tư tại Syz Group, cho biết: “Trung Quốc đang xây dựng hệ thống tài chính song song, giảm phụ thuộc vào đồng USD bằng cách tích lũy vàng và quốc tế hóa đồng nhân dân tệ qua Sàn Giao dịch Vàng Thượng Hải.”

Trung Quốc đang nỗ lực thiết lập hệ thống tài chính mới

Monchau nhận định vàng không chỉ là công cụ phòng ngừa rủi ro mà còn là biểu tượng của chủ quyền tiền tệ. Đồng nhân dân tệ, dù còn hạn chế bởi kiểm soát vốn, đang dần được công nhận qua các thỏa thuận thương mại song phương. Ông cũng cho rằng dự trữ vàng thực tế của Trung Quốc có thể vượt 5.000 tấn, gấp năm lần con số báo cáo với IMF, nhằm âm thầm chuyển dịch từ USD sang vàng mà không gây xáo trộn thị trường.

“Thay vì bán tháo trái phiếu kho bạc Mỹ, việc mua vàng là chiến thuật tích lũy lặng lẽ, giảm nhu cầu USD mà không gây hoảng loạn,” Monchau nói. “Đây là sự tái cân bằng, không phải cách mạng. Trung Quốc đang định vị mình như kiến trúc sư của hệ thống tài chính mới, dựa trên giá trị thực.”

Bảo Bình (Theo Kitco News)

Tin liên quan

Tin mới nhất

“Trend 26+” – Ấn phẩm tiên phong định hình xu hướng nội thất kiến trúc Việt

“Trend 26+” – Ấn phẩm tiên phong định hình xu hướng nội thất kiến trúc Việt

Sáng 23/5, tại Hà Nội đã diễn ra buổi Gặp gỡ báo chí - Giới thiệu Xu hướng nội thất kiến trúc “Trend 26+” - Ấn phẩm xu hướng đầu tiên của ngành nội thất Việt Nam giai đoạn 2026-2030, được xây dựng một cách hệ thống, bài bản, chuyên sâu và có tính gắn kết cao các thành phần trong hệ sinh thái của ngành nội thất.

Bàn giải pháp đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa

Bàn giải pháp đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa

Tại Hội thảo toàn quốc bàn giải pháp đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức ngày 22/5 tại Hà Nội, đã có nhiều đề xuất, sáng kiến nhằm hiện thực hóa mục tiêu quảng bá văn hóa Việt Nam và tiếp thu tinh hoa văn hóa quốc tế.