Nhất Linh: Thủ khoa Mỹ thuật Đông Dương

Nguyễn Tường Tam, bút hiệu Nhất Linh, cùng với người bạn văn Khái Hưng, đã sáng lập ra hội văn hóa Việt Nam nổi tiếng mang tên Tự Lực Văn Đoàn. Ông cũng là sinh viên đợt đầu tiên của Trường Mỹ Thuật Hà Nội. Bạn cùng lớp với ông có Lê Phổ, Nguyễn Phan Chánh, Lê Văn Đệ, Mai Trung Thu, Georges Khán, Công Văn Trung và Lê An Phan, những người mà sau này được xem là tầng lớp họa sĩ tiền phong cho nền hội họa Việt Nam hiện đại.

Nhất Linh: Thủ khoa Mỹ thuật Đông Dương - 1

Chân dung nhà văn Nhất Linh của họa sĩ Nguyễn Gia Trí.

Năm 1927, mặc dù có thực tài vẽ, Nguyễn Tường Tam sang Pháp du học, đã tự ý rời bỏ Trường Mỹ Thuật để theo đuổi nghề báo và viết văn, với sự luyến tiếc vô cùng của các giáo sư nhà trường, đặc biệt là của họa sĩ kiêm giám đốc Victor Tardieu. Nhà cầm quyền Pháp hồi ấy không mấy yên tâm về quyết định của ông vì đây là một thời kỳ chuyển tiếp của Đông Dương: một thời kỳ cách tân từ cũ qua mới làm lay động cấu trúc xã hội và chính trị trên mảnh đất thuộc địa này của người Pháp. Năm 1930, ông đậu bằng Cử nhân Khoa học Giáo khoa (Lý, Hóa) và trở về nước trong năm đó.

Để có thể trở thành một “nghệ sĩ tự do” Nguyễn Tường Tam tiếp tục vẽ tranh lụa và mở vài cuộc triển lãm ở Hà Nội, Sài Gòn và Nam Vang. Không một ai biết chắc là hồi trẻ ông đã vẽ bao nhiêu bức tranh. Mặt khác những tiểu thuyết của ông được xem là có tính cách mạng và ông bị mật thám Pháp theo dõi kỹ.

Năm 1928 đến năm 1963 ông chủ yếu hoạt động chính trị. Sau năm 1929, ông thôi vẽ và thành lập báo Phong Hóa ở Hà Nội, một tờ báo nổi tiếng và là cơ quan tiền phong cổ vũ cho sự đổi mới, đả phá những ý niệm cổ hủ thay bằng những tư tưởng tiến bộ, đưa đến sự tiến hoá về xã hội cũng như về giáo dục.

Ông không những được xem là vị lãnh đạo trên địa hạt văn học nghệ thuật, ông còn là tiểu thuyết gia mới hàng đầu, đồng thời là một chính trị gia được nhiều người biết tới. Ít người biết ông là một họa sĩ bởi lẽ trải qua bao nhiêu biến cố và thời gian không còn bao nhiêu họa phẩm của ông sống sót. Một bức tranh với khổ khá lớn và được bảo tồn kỹ như bức tranh này, Cảnh Phố Chợ Đông Dương quả là họa phẩm cực hiếm, bởi vì không những không còn nhiều những tranh như thế tồn tại, mà còn bởi vì nó cung cấp thêm một cái nhìn quan trọng vào trong di sản của ông, một trong những người Việt Nam Mới tiền phong nổi danh.

Nguyễn Tường Tam mất vào ngày 7 tháng 7 năm 1963.

Cuối năm 2021, giới sưu tầm hội họa lại xôn xao khi thấy một tác phẩm mang tên Nguyễn Tường Tam xuất hiện trong phiên đấu Peintres & Arts du Vietnam tại Pháp của nhà đấu giá Aguttes.

Nhất Linh: Thủ khoa Mỹ thuật Đông Dương - 2

Một phần của Bức họa Những lời khuyên của ni cô do Nguyễn Tường Tam vẽ khoảng năm 1926.

Bức tranh khắc gỗ trên giấy dó được gõ búa thành công với giá 8.000 euro. Nếu tính cả các loại chi phí, cộng 29% thuế phí thì tác phẩm có giá tương đương 279 triệu đồng.

Nhà nghiên cứu mỹ thuật Ngô Kim Khôi cho rằng người sở hữu bức tranh sau đấu giá đã quá may mắn có được tác phẩm cực kỳ quý hiếm với mức giá hời.

Cũng theo ông Khôi, trong danh sách các tác phẩm gửi đi triển lãm thuộc địa Paris năm 1931, tranh khắc gỗ của Nguyễn Tường Tam có tên Les conseils de la bonzesse (Những lời khuyên của ni cô); Lưu trữ “Victor Tardieu”, Viện Lịch sử Nghệ thuật Quốc gia Pháp.

Bức tranh có lẽ được vẽ khi Nguyễn Tường Tam còn học tại Trường Mỹ thuật Đông Dương, nghĩa là khoảng 1925-1926. Trên tranh, bên góc dưới phía trái có hai triện và dòng chữ ký bằng tiếng Hán. Triện chữ nhật màu đen có dòng chữ "Đại Nam Cao đẳng Mỹ thuật học đường", là triện của Trường Mỹ thuật Đông Dương. Dưới triện đen là triện đỏ hình vuông, có 4 chữ "Nguyễn Tường Tam ấn".

Cạnh bên triện là hàng chữ "Nam dân họa ý/Bức vẽ người dân Nam". Đồng thời cũng thêm một hàng chữ rất nhỏ "Đệ tam chi bách bản / Bức thứ 3 trong 100 bức".

Trên góc phải phía trên có hai dòng lạc khoản viết bằng chữ Nôm. Sau một thời gian nghiên cứu kỹ và nhờ sự giúp đỡ của những người sành chữ Nôm như Lâm Hán Thành và Lam Điền tra cứu, dịch ra một bài thơ, đại ý: “Việc chi mưa Sở gió Tần / Lấy chồng phải gánh giang sơn nhà chồng / Trăm năm cho vẹn chữ tòng / Lòng nào lòng nỡ phụ lòng ấy vay”.

Họa sĩ - nhà văn Nhất Linh đã sử dụng kỹ thuật khắc gỗ cổ truyền của Việt Nam để thực hiện tác phẩm. Bối cảnh chung của bức tranh là làng quê yên bình, bên cạnh cái ao làng có hai người phụ nữ một trẻ một già mang phong thái đặc trưng Bắc Bộ.

Người phụ nữ trẻ mặc áo tứ thân đội nón quai thao truyền thống đang ẵm em bé. Đứng cạnh đó là phụ nữ lớn tuổi trong trang phục tôn giáo (ni cô/vãi), đầu đội khăn, tay cầm trượng gỗ. Biểu cảm của người phụ nữ lớn hơn như đang khuyên nhủ, còn người phụ nữ trẻ thì chăm chú lắng nghe.

Đáng chú ý là bức tranh có lời đề tặng viết tay và chữ ký của ông Victor Tardieu - Hiệu trưởng đầu tiên của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương.

Nhà nghiên cứu Lý Đợi cho rằng: Dù tranh có dùng câu Kiều và Lục Vân Tiên trong lạc khoản, nhưng vì trường đoạn Kiều gặp Giác Duyên (Tam Hợp đạo cô) không có em bé. Kiều Nguyệt Nga cũng không có em bé. Vì vậy, nên có thể đoán là tranh lấy cảm hứng từ truyện thơ Quan âm Thị Kính.

Một số tác phẩm tiêu biểu của Họa sĩ Nguyễn Tường Tam:

Nhất Linh: Thủ khoa Mỹ thuật Đông Dương - 3

“Cảnh phố Chợ Đông Dương” (Scène de Marché de rue Indochinois) vải lụa, 20×36cm. Tại đấu giá Sotheby’s Hong Kong tháng 10 năm 2010 đạt mức 596,000 HKD.

Nhất Linh: Thủ khoa Mỹ thuật Đông Dương - 4

“Hoa Phong Lan” năm 1957

Nhất Linh: Thủ khoa Mỹ thuật Đông Dương - 5

Một số hình ảnh về Họa sĩ Nguyễn Tường Tam:

Nhất Linh: Thủ khoa Mỹ thuật Đông Dương - 6

Nhà văn Nhất Linh (giữa) đi dạo với các cháu (Ảnh: Tư liệu của bà Trương Kim Anh)

Nhất Linh: Thủ khoa Mỹ thuật Đông Dương - 7

Họa sĩ Nguyễn Tường Tam

Trong một phiên đấu giá tại Pháp

Tin vui là hai hàng chữ Nôm “bí hiểm” lâu nay trên bức tranh khắc gỗ hiếm hoi của nhà văn Nhất Linh đã được 'giải mã" xong, khiến giới mỹ thuật thở phào nhẹ nhõm. Tác phẩm vừa đấu giá thành công ngày 30.9 ở mức khoảng 270 triệu đồng

Tham dự phiên đấu giá Peintres & Arts du Vietnam của nhà Aguttes tại Pháp, bức tranh khắc gỗ của nhà văn Nhất Linh (Nguyễn Tường Tam) được gõ búa 8.000€, thêm 29% phí và thuế thì giá thành tương đương khoảng 270 triệu đồng. Đây cũng là bức khắc gỗ khá hiếm hoi của ông chủ bút tuần báo Phong Hóa, Ngày Nay...rất nổi tiếng với văn chương.

Nguyễn Tường Tam (1906 - 1963) dưới bút hiệu Nhất Linh, là một nhà văn, nhà báo, họa sĩ và chính trị gia Việt Nam của thế kỷ 20. Năm 1925, ông đậu hạng nhất vào trường Mỹ thuật Đông Dương trong 270 thí sinh toàn Đông Dương. Điều đặc biệt bức tranh nổi tiếng của Nhất Linh (có mấy chữ "Nguyễn Tường Tam ấn" - chữ Nguyễn ở góc trên phải) đã từng triển lãm ở Pháp năm 1931. Tranh có hai dòng chữ Nôm bên phải nhưng trước nay chưa thấy ai đọc được.

Nhất Linh: Thủ khoa Mỹ thuật Đông Dương - 8

Nhất Linh: Thủ khoa Mỹ thuật Đông Dương - 9

Các phần bí mật bên hai góc trên bức tranh lần lượt đã được các nhà nghiên cứu giải mã.

Nhà nghiên cứu Ngô Kim Khôi cho biết: "Bức tranh này có lẽ được vẽ khi Nguyễn Tường Tam còn học tại trường Mỹ thuật Đông Dương, nghĩa là khoảng 1925 - 1926. Trên tranh, bên góc dưới phía trái có hai triện và dòng chữ ký bằng tiếng Hán. Triện chữ nhật màu đen, “大南高等美術學堂” (Đại Nam Cao đẳng Mỹ thuật học đường), là triện của trường Mỹ thuật Đông Dương. Dưới triện đen là triện đỏ hình vuông, có 4 chữ, anh Phạm Hoàng Quân đọc được là “阮祥三印” (Nguyễn Tường Tam ấn).

Theo ông Khôi: “Nhà nghiên cứu Phạm Hoàng Quân lý giải, cạnh bên triện là hàng chữ “南民畫意” (Nam dân họa ý/Bức vẽ người dân Nam); thêm một hàng chữ rất nhỏ khó nhận rõ nét, có thể đoán là “第五之百本” (Đệ ngũ chi bách bản/ Bức thứ 5 trong 100 bức). Xin ghi chú thêm, do anh Phạm Hoàng Quân không có ảnh chụp chi tiết mà chỉ có ảnh chụp toàn thể bức tranh nên không đọc rõ. Thật ra phải là “第三之百本” (Đệ tam chi bách bản/ Bức thứ 3 trong 100 bức)…"

Được biết, trong danh sách các tác phẩm gửi đi triển lãm Thuộc Địa Paris năm 1931, bức tranh khắc gỗ này của họa sĩ - nhà văn Nhất Linh (Nguyễn Tường Tam) có tên "Les conseils de la bonzesse" (Những lời khuyên của ni cô). Lưu trữ "Victor Tardieu", viện Lịch sử Nghệ thuật Quốc gia Pháp / INHA, Paris, coll. Jacques Doucet, N° 125-8.

PV (Tổng hợp)

Tin liên quan

Tin mới nhất

Tập khảo cứu đầu tiên về ngành in ấn thời thuộc địa

Tập khảo cứu đầu tiên về ngành in ấn thời thuộc địa

Nghề in ấn là tiền đề quan trọng cho sự phát triển của văn hóa, đặc biệt trong lĩnh vực báo chí và xuất bản, tuy nhiên chưa có cuốn sách nào ở Việt Nam thực sự viết về ngành in ấn thời thuộc địa. Từ nhận định đó, tác phẩm “Lần theo dấu chữ – Thời kỳ đầu in ấn sách báo chữ Latinh ở Việt Nam (1862-1920)” của tác giả Trịnh Hùng Cường đã phác nên những nét cơ bản quan trọn