Tổ chức khoá học chuyên đề “phục chế và bảo quản tác phẩm giấy và lụa”

Bảo tàng Nghệ thuật Quang San là bảo tàng tư nhân về nghệ thuật đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh. Thành lập vào tháng 6/2023, trải qua hơn 10 tháng hoạt động, bảo tàng đã mang đến nhiều triển lãm chất lượng cũng như nhiều sự kiện văn hoá nghệ thuật có giá trị, góp phần làm sôi nổi hơn những hoạt động nghệ thuật của nước nhà.

Với quan niệm:  Sáng tác  được những tác phẩm mỹ thuật là một công việc đòi hỏi sự đam mê và tốn nhiều công sức; nhưng việc bảo quản hay phục chế cũng hết sức quan trọng nhằm mục đích duy trì tính bền vững của các tác phẩm đó theo thời gian. vào 3 ngày 29 -31/03/2024 vừa qua, Bảo tàng Nghệ thuật Quang San đã tổ chức khóa học ngắn được giảng dạy bởi chuyên gia Bùi Tiến Phúc, với  trợ giảng là chuyên gia Trần Bội Tuyền - hai anh hiện là người sáng lập “HÁN NÔM ĐƯỜNG” - cơ sở đầu tiên trong nước chuyên phục chế hiện vật chất liệu giấy.   

Chuyên gia Bùi Tiến Phúc sinh năm 1989 tại Bình Thuận. Anh là số ít trong những người ở Việt Nam có niềm đam mê với tự liệu Hán - Nôm cổ từ khi còn khá trẻ. Bùi Tiến Phúc theo học và tốt nghiệp đại học chuyên ngành Hán - Nôm tại Đại học Quốc gia TPHCM, sau này tiếp tục cộng tác tại Thư viện Huệ Quang - đơn vị đầu tàu trong công tác sưu tầm thư tịch Hán Nôm - Phật giáo trong nước.

Không dừng lại ở đó, anh tiếp tục sang Đài Loan theo học Thạc sĩ ngành Bảo tồn và Phát triển Di sản Văn hoá nhằm nâng cao kiến thức và chuyên môn. Chọn một công việc độc đáo là “cứu chữa” cho tư liệu Hán-Nôm cổ, sách báo xưa, các tác phẩm nghệ thuật bằng giấy hoặc lụa đã cũ hay có dấu hiệu hỏng nát “hồi sinh” về trạng thái nguyên bản nhất có thể; có lẽ vì thế mà Bùi Tiến Phúc được mọi người ưu ái gọi vui là “bác sĩ sách”.

Tổ chức khoá học chuyên đề “phục chế và bảo quản tác phẩm giấy và lụa” - 1

Hai vợ chồng anh Bùi Tiến Phúc phục chế cuốn Truyện Kiều tại Hán Nôm Đường.

Cuối năm 2019, anh cùng vợ là chuyên gia phục chế Trần Bội Tuyền về Việt Nam thành lập nên Hán Nôm Đường - cơ sở đầu tiên trong nước chuyên phục chế hiện vật chất liệu giấy. Bằng sự tận tâm với nghề và luôn bền bỉ trau dồi học hỏi, Hán Nôm Đường của hai vợ chồng anh Bùi Tiến Phúc không ngừng phát triển và thu hút lượng khách ổn định từ khắp các tỉnh thành.

Báo Nhân dân đã trân trọng giới thiệu về công việc của anh Bùi Tiến Phúc và Hán Nôm Đường: “Họ sẽ mất bao nhiêu lâu để bồi hết từng trang giấy như vậy? Chúng tôi biết chắc rằng, chẳng có ai làm như họ. Nghĩa là họ quá cẩn thận khi vá từng lỗ như vậy ở giữa tay sách bởi với những người thợ phục hồi sách cũ, họ sẽ đục lỗ mới và khâu chỉ, thay vì mất thêm công đoạn bồi giấy vào những chỗ rách. Chính xác thì những người thợ phục hồi sách cũ ở Việt Nam đều không thể làm được công đoạn đó bởi họ không học qua trường lớp hay từ một chuyên gia phục chế tranh, thư pháp, trong khi việc bồi giấy giống như bồi tranh, rồi quét cọ, làm hồ hay vá lỗ… thì “không thầy đố mày làm nên”.

Do vậy, việc giới chuyên môn hay giới chơi sách gọi Phúc là “bác sĩ sách” là hoàn toàn chính xác bởi anh không đơn giản là làm những công việc như tháo gáy, tháo bìa, khâu lại cho đẹp rồi đóng bìa mới mà anh còn tu bổ từng trang giấy rách thành lành lặn nếu cần qua công đoạn bồi giấy tôi đã nêu ở trên.

Thế nhưng, như Phúc tiết lộ, trong tu bổ, phục chế hiện vật giấy, thư pháp (tranh) và sách, phục chế tranh vẫn là khó nhất. Để dẫn chứng, chàng trai sinh năm 1988 đã chỉ cho tôi những bức tranh thư pháp cổ mà anh treo trên tường của Hán Nôm Đường. Thoạt nhìn, tôi cứ ngỡ đó là những bức tranh mới được vẽ nhưng khi Phúc cho biết đó là những bức tranh đã được tu bổ hoặc phục chế thì tôi không khỏi kinh ngạc.

Đến lúc Phúc cho xem lại những hình ảnh ban đầu của các bức tranh ấy, tôi thật sự khâm phục đôi tay “phù thủy” của anh bởi trái ngược với bức tranh tôi thấy trên tường, đó là một bức tranh rất cũ, màu sắc đã ngả sang vàng nâu và mất mầu rất nhiều. Đấy là chưa kể nó bị rách nát tơi tả, thậm chí đã khuyết một lỗ khá lớn. Vậy mà qua một tháng phẫu thuật, Phúc đã “phù phép” biến bức tranh tưởng như có thể vứt đi thành một bức tranh gần như mới và vẫn giữ được sắc màu xưa cũ. ..”

Và bởi vậy, trong  3 ngày 29 -31/03/2024 vừa qua, Bảo tàng Nghệ thuật Quang San đã tổ chức khóa học ngắn được giảng dạy bởi chuyên gia Bùi Tiến Phúc, trợ giảng là chuyên gia Trần Bội Tuyền với chuyên đề “phục chế và bảo quản tác phẩm giấy và lụa”. Tuy trong thời gian ngắn nhưng các học viên đã được truyền tải đầy đủ lý thuyết và thực hành chuyên sâu để nắm rõ bao quát công việc đặc biệt này, và có thể áp dụng rất hữu ích cho công việc Bảo tàng.

Nguyễn Thiều Kiên

Tin liên quan

Tin mới nhất

Công đoàn Công ty CP Công trình Công cộng và Dịch vụ Du lịch Hải Phòng quan tâm, chăm lo đời sống người lao động

Công đoàn Công ty CP Công trình Công cộng và Dịch vụ Du lịch Hải Phòng quan tâm, chăm lo đời sống người lao động

Thực tế cho thấy, nơi nào tổ chức công đoàn phát huy được vai trò, chức năng cầu nối giữa đơn vị, doanh nghiệp với cán bộ, đoàn viên, người lao động thì nơi đó đơn vị, doanh nghiệp ngày càng phát triển, người lao động tự giác và tích cực tham gia sản xuất, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Công đoàn Công ty Cổ phần Công trình Công cộng và Dịch vụ Du lịch Hải Phòng là