Nhớ về Tổng Công ty dây cáp điện Việt Nam (CADIVI) đơn vị anh hùng thời kỳ đổi mới và hành trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp của một Tổng Giám đốc
Anh Hoàng Nghĩa Đàn cùng học với tôi ở Trường THPT Nam Đàn 1 (huyện Nam Đàn ,tỉnh Nghệ An). Anh là học sinh giỏi toàn diện và xuất sắc các môn tự nhiên. Sau khi tốt nghiệp phổ thông năm 1970 theo như chủ trương tuyển sinh của Bộ đại học và giáo dục trung học chuyên nghiệp của miền Bắc xã hội chủ nghĩa thời đó.
Hoàng Nghĩa Đàn thuộc diện sẽ được cử đi học đại học ở nước ngoài nhưng ý thức được trách nhiệm của người đoàn viên thanh niên thời chiến, Hoàng Nghĩa Đàn và nhiều bạn học Trường THPT Nam Đàn 1 đã tình nguyện đi tuyển Nghĩa vụ quân sự. Đầu mùa hè năm 1970 anh được gọi nhập ngũ. Sau thời gian huấn luyện ở Đoàn 22 Quân khu 4 tại xã Quỳnh Châu, huyện Quỳnh Lưu, anh cùng đồng đội được lệnh hành quân vào Nam chiến đấu.
Tháng 5 năm 1982 nhân chuyến đi tập huấn bồi dưỡng dạy chương trình và sách giáo khoa mới của cuộc cải cách giáo dục lần thứ 3 của Việt Nam được Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức tại thành phố Biên Hòa tỉnh Đồng Nai. Tôi có cơ hội được gặp lại Hoàng Nghĩa Đàn - người bạn học cũ thời phổ thông của mình. Lúc này bạn tôi đã là Bí thư Chi bộ nhà máy chế biến kim loại màu Thành Mỹ, có trụ sở đóng tại thành phố Biên Hòa.
Dịp đó anh vừa cưới vợ, vợ anh là một cô giáo người cùng quê tốt nghiệp Đại học sư phạm Vinh vào dạy tại trường Cao đẳng Bà Rịa - Vũng Tàu. Nhân ngày nghỉ, anh đến gặp tôi tại khách sạn Biên Hùng (thành phố Biên Hòa) nơi tôi dự tập huấn. Sau những phút xúc động ngồi cùng anh cà phê bên dòng sông Đồng Nai ôn lại kỷ niệm của thời học trò, tôi đã có ngay bài thơ “Gặp bạn ở Đồng Nai” tặng anh và cũng là bài thơ viết cho tôi. Bài thơ sau đã được đăng trên báo Nghệ An.
Lần thứ 2 vào năm 2000, tôi cùng ông Nguyễn Công Sáu lúc đó là Trưởng phòng Giáo dục chuyên nghiệp Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An vào thành phố Hồ Chí Minh bàn giao hồ sơ của học sinh Nghệ An đăng ký dự thi vào các trường Đại học cao đẳng phía Nam.
Cũng vào một buổi sáng chủ nhật, anh Hoàng Nghĩa Đàn mời chúng tôi đến thưởng thức bia đen do Đức sản xuất nhập về Việt Nam tại một nhà hàng lớn ở đường Nguyễn Đình Chiểu. Đây cũng là lần đầu tiên tôi được thưởng thức loại bia này ngay tại thành phố mang tên Bác. Thời điểm này xí nghiệp Thành Mỹ đóng ở Biên Hòa thời anh làm Bí thư Chi bộ kiêm Giám đốc là Công ty của của Liên hiệp Cán kéo dây đồng và nhôm đến năm 1999 đổi thành Cadivi đã chuyển về Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2000 Hoàng Nghĩa Đàn được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc Tổng Công ty dây cáp điện Việt Nam (Cadivi).
Có ông Nguyễn Công Sáu là bậc đàn anh đi cùng nên trong cuộc gặp đó anh em chúng tôi chỉ nói chuyện với nhau về chuyện gia đình chứ không hỏi han nhau về công việc. Sau khi chia tay anh, ông Nguyễn Công Sáu, vị trưởng phòng uyên thâm có nói riêng với tôi một câu: Trông tướng mạo anh bạn Hoàng Nghĩa Đàn của cậu chắc chắn sau này anh ta thế nào cũng sẽ là “người làm to”.
Tổng Giám đốc CADIVI Hoàng Nghĩa Đàn với Chủ tịch nước Trần Đức Lương trong chuyến công tác tại Yanmar.
Đúng như sự tiên đoán của vị Trưởng phòng Giáo dục chuyên nghiệp Sở Giáo dục tỉnh Nghệ An của tôi, năm năm sau vào tháng năm 2005, qua các phương tiện truyền đại chúng tôi nhận được tin vui Tổng công ty dây cáp điện Việt Nam (CAĐIVI) do anh Hoàng Nghĩa Đàn làm Tổng Giám đốc đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng thời kỳ đổi mới.
Tổng Giám đốc CADIVI Hoàng Nghĩa Đàn cùng Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Văn An trong chuyến công tác đến Bắc Phi.
Cho đến tháng 9 năm 2022 vừa rồi, nhân dịp đi dự Hội thảo khoa học bàn về xây dựng mạng lưới các trường đại học đào tạo giáo viên đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông Ban hành năm 2018 được Tạp chí giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo) phối hợp với các trường Đại học sư phạm trong cả nước tổ chức tại Trường Đại học Đồng Tháp; khi quay lại Thành phố Hồ Chí Minh tôi ghé qua quận 7 thăm gia đình anh Hoàng Nghĩa Đàn.
Và cũng chỉ có dịp này tôi mới có thể “ép” anh bạn cùng học thời phổ thông của tôi giải bày cho tôi biết được những nét sơ lược về chặng đường binh nghiệp và quá trình học tập, tu dưỡng sau chiến tranh để trở thành vị Tổng Giám đốc xây dựng Tổng Công ty dây cáp điện Việt Nam CADIVI, trở thành đơn vị anh hùng thời kỳ đổi mới. Trước đó, tôi đã có nhiều lần gặp anh khi anh về Nghệ An thăm quê và đi làm việc với các đối tác tôi có đề nghị anh kể lại chặng đường binh nghiệp và quá trình khởi nghiệp sau này của anh, nhưng lần nào anh cũng lấy cớ từ chối, cười khà và nói gặp nhau chúc nhau cho vui đã, chuyện đó để dịp khác.
Lần này, thể theo yêu của tôi, vào một buổi sáng mùa thu nắng vàng dịu mát, yên tĩnh tại khu biệt biệt thự Nam Long quận 7 thành phố Hồ Chí Minh, khi chỉ còn tôi và anh Hoàng Nghĩa Đàn ngồi cà phê tại phòng khách trang nhã trong căn nhà riêng sang trọng của gia đình anh. Đối diện tôi là anh. Hoàng Nghĩa Đàn - người đàn ông cao to, đĩnh đạc, tóc bạc trắng, lịch lãm, với tôi anh là một người bạn thuở học trò nhưng với xã hội anh là người thành đạt, một doanh nhân, một vị nguyên là Tổng Giám đốc Công ty dây cáp điện Việt Nam người đã từng bay đi bay về đến 70 quốc gia để ký kết hợp tác sản xuất dây cáp điện và tham quan trao đổi, học tập kinh nghiệm về công tác quản lý doanh nghiệp. Chuyện trò với tôi, một người bạn của mình nhưng anh Hoàng Nghĩa Đàn vẫn rất khiêm tốn khi trả lời những câu hỏi tôi đặt ra:
Anh Đàn hãy cho tôi biết đôi điều về quãng thời gian chinh chiến của anh từ khi rời quê hương (Tháng 11 năm 1970) đến khi chiến tranh kết thúc (Tháng 5 năm 1975) và quãng đời học tập, tu dưỡng để trở thành Tổng Giám đốc Tổng công ty dây cáp điện Việt Nam sau chiến tranh và những bài học quản trị doanh nghiệp đã giúp anh xây dựng CADIVI trở thành đơn vị anh hùng thời kỳ đổi mới?
Hoàng Hoàng Nghĩa Đàn rạch ròi chia sẻ:
Sau khi huấn luyện xong tại Đại đội 20 Đoàn 22 quân khu 4, đơn vị của anh được lệnh tức tốc hành quân vào chiến trường miền Nam. Khi đơn vị của anh từ Nghệ An vào đến trạm 5 của đường dây 559 phải đi bộ tiếp 15 ngày nữa mới vào tới dãy Trường Sơn. Sau đó Hành quân suốt 15 ngày đêm bên phía Đông Trường Sơn.
Khi hành quân mỗi cá nhân mang súng đạn, tư trang và bình quân 25kg leo núi suốt ngày trong mưa cố gắng để gạo không ướt. Vừa đi vừa dùng dao lượn phát đường để đi tiếp. Khi tới trạm nghỉ thì lo mọi cách để làm sao nấu ăn không bị địch phát hiện, làm sao để ngủ, để chân không bẩn… Vì vậy đến địa điểm dừng chân mọi người lính phải chọn 2 cây làm cọc mắc vọng, chặt cây để làm sào đỡ ba lô. Mỗi động tác phải làm xong trong năm phút.
Sáng nấu ăn phải chuẩn bị cho 2 bữa sáng và trưa. Trong ngày phải đi qua một trạm (sáng ở trạm 5 chiều tối phải đến trạm 6…). Trên đất miền Bắc và vùng do quân đội nhân dân Việt Nam kiểm soát tính ra phải đi qua 93 trạm. Vào vùng địch lại tính từ trạm 1 trở đi. Sau 15 ngày hành quân dọc rừng Trường Sơn Tây Leo lên đỉnh Trường Sơn rồi lại leo xuống bị muỗi vắt đeo bám. Có lúc bị trượt chân. Khi có một đồng đội bị ốm đau người khác phải giúp đỡ mang ba lô. Vắt bám vào người để cắn khi thấy máu chảy là biết có vắt. Nếu vắt bám chỗ kín để cắn thì rất khó nhận ra.
Ngoài ra còn có rắn rết đe dọa nhưng mọi người vẫn phải đi cho kịp đồng đội. Nếu hành quân không kín đáo bị địch tập kích. Bọn địch rải đầy cây nhiệt đới để phát hiện ra quân ta (cây nhiệt đới thu tín hiệu báo về cho các sở chỉ huy của địch). Khó khăn chồng chất, khốn khổ tứ bề nhưng phải cố gắng để hành quân vì mỗi trạm cách nhau 20 km đi từ sáng đến tối phải tới nơi. Đêm đến phải phân từng tiểu đổi trực để đề phòng biệt kích.
Đi hết 7 trạm thì được nghỉ 1 ngày để nhận gạo thực phẩm, tìm lá cây để nấu canh cho đỡ thèm rau. Cả ngày đi trong rừng hình như không thấy mặt trời. Sau 15 ngày đi trên Trường Sơn Tây thì mưa ngớt dần. Nhưng khi hết mưa thì gió ngàn trên đỉnh Trường Sơn lại thổi tới lạnh thấu xương. Lên Trường Sơn phải thêm việc đào hầm để tránh đạn của địch. Hành quan trên đỉnh Trường Sơn 4 ngày lại xuống Tây Trường Sơn.
Tây Trường Sơn là mái núi thuộc địa phận nước bạn Lào Xuống Tây Trường Sơn là gặp các bản làng và bộ đội Lào trên cao nguyên Bô lô ven. Từ đó đơn vị hành quân trên đất Lào để tiến vào Nam. Thời gian hành quan trên đất Lào thời tiết đỡ khắc nghiệt, trời ấm dần. Phải đi hết 93 trạm nữa trên đất lào mới tới vùng đất của Quân giải phóng miền Nam quản lý.
Nguyên Tổng Giám đốc CADIVI tại nhà riêng.
Trạm đầu tiên của quân giải phóng là đến điểm giáp nhau của ba nước Lào, CamPuchia, Việt Nam. Thời điểm đó là đầu tháng 2 năm 1971. Bắt đầu nghe tiếng máy bay bay pháo rầm. Máy bay của địch quần thảo liên tục và quần thảo suốt chặng đường đơn vị hành quân và cả ngày nghỉ chân của đơn vị. Đến đây phải giữ khói bếp tránh bị biệt kích của địch phát hiện. Cho nên cả chặng hành quân dài tiếp theo phải nghiêm ngặt dùng bếp Hoàng Cầm để để nấu ăn. Mưa thì đỡ vất vả, nắng thì khói lên nhiều sợ địch phát hiện.
Hơn nữa dịp đó phía địch đang chuẩn bị chiến dịch đường 9 Nam Lào cho nên việc giữ bí mật càng phải được đặt lên hàng đầu. Đi đến trạm 20 hoặc 21 gì đó thì bắt đầu tập kết đến Pa Che (Một tỉnh của Căm Pu Chia). Tại đây bộ đội người Nghệ đước phân chia đi các đơn vị khác.
Sư đoàn 9 được mệnh danh là Sư đoàn anh cả Đỏ được bổ sung nhiều người Nghệ An và dân Nghệ Tĩnh. Hoàng Nghĩa Đàn và các anh Bằng, anh Đức và một số anh khác là những người bạn học của tôi được biên chế về tiểu đoàn trinh sát đặc công. Đó là tiểu đoàn 28 của Sư đoàn 9. Một đồng chí ở Cục chính trị xuống chọn anh Hoàng Nghĩa Đàn, anh Trần Kim Đồng, Anh Đức đi quay phim.
Lúc đó anh Hoàng Nghĩa Đàn bị sốt rét suýt chết nằm viện k54 mất một tháng (Bệnh viện cũng thuộc địa bàn Karache) nên không thể nhận nhiệm vụ đi quay phim trên chiến trường được. Sau khi ra viện anh Hoàng Nghĩa Đàn được chuyển lên Văn phòng Cục chính trị miền. Trong thời gian công tác tại Cục chính trị miền Hoàng Nghĩa Đàn được giao nhiều nhiệm vụ quan trong. Anh đã hoàn thành tốt tất cả những nhiệm vụ khó khăn đó.
Sau giải phóng miền Nam thống nhất đất nước Hoàng Nghĩa Đàn được cử đi học Đại học. Năm 1976 vào Đại học khoa học Sài Gòn. Hoàng Nghĩa Đàn Học ngành Điện tử của khoa vật lý, thời gian học 5 năm. Học xong năm thứ tư có 1/3 sinh viên được phân công làm khóa luận tốt nghiệp trong đó có anh Đàn.
Hoàng Nghĩa Đàn làm luận văn tốt nghiệp với đề tài: “Nhân đôi dung lượng bộ nhớ máy Vi tính”. Với việc nghiên cứu đề tài này Hoàng Nghĩa Đàn là một trong rất ít sinh viên đầu tiên ở Việt Nam tiếp cận với khoa học máy tính. Thầy giáo hướng dẫn anh là thầy Nguyễn Minh Trung. Thầy Trung lúc đó là Trưởng bộ môn điện tử máy tính. Thầy có học trò cũ ở Mỹ tặng thầy 1 bộ máy vi tính và gửi một số ít tạp chí chuyên ngành máy tính về Việt Nam tặng thầy vì vậy thầy chọn đề tài nghiên cứu về chuyên ngành máy tính, một chuyên ngành mới mẻ để giao cho Hoàng Nghĩa Đàn.
Trong lúc đó cho đến năm 1980 ngành điện tử Việt Nam nhìn chung là chưa có gì. Khi giảng viên giao cho anh Đàn làm luận văn, ông có đặt ra hai yêu cầu là hoàn thiện bản luận văn đồng thời phải lắp đặt được một máy vi tính, kèm thêm việc phải tổ chức được 1 xemena về đề tài trên. Thầy hướng dẫn đã giao chiếc máy tính và toàn bộ số tạp chí mà học trò bên Mỹ đã tặng cho thầy sang cho anh Hoàng Nghĩa Đàn để anh nghiên cứu đề tài.
Trong lúc anh Đàn chưa biết gì về tiếng Anh nên anh phải cố gắng rất nhiều. Trong gần 6 tháng anh Đàn đã hoàn thành luận văn, trong đó có 3 tháng đọc tài liệu. Sau 3 tháng đọc tài liệu anh bắt tay lắp ráp máy vi tinh. Khi lắp ráp thì thiếu linh kiện. Trong tay chỉ có 4 con IC 40 chân và 8 con loại 20 chân. Khi lắp ráp chế tạo Po $X2,5 mặc dù đã gắn xong các linh kiện nhưng máy vẫn không chạy nên thầy trò phải kéo dài dài thêm ½ tháng.
Sau đó Hoàng Nghĩa Đàn đọc thêm một cuốn tạp chí khác, tạp chí chỉ ra rằng phải cạo sạch màng bọc ngoài của của một đoạn đường dẫn để có 1 lớp kim loại mỏng hiện ra khoảng 1 mi cờ rôm thì máy tính mới chạy được. Phát hiện ra lỗi đó của máy tính mình vừa lắp, Hoàng Nghĩa Đàn đã dùng cưa xé rách màng bọc của mảng kim khí sau đó máy chạy được. Dùng bộ nhớ chạy được từ luận án tốt nghiệp đến sau năm 1981 đề tài của anh Hoàng Nghĩa Đàn đã được đưa vào triển lãm do đoàn thanh niên thành phố tổ chức trong Công viên Tao Đàn. Triển lãm đã thu hút được một lượng người đến xem khá đông đảo.
Tốt nghiệp đại học năm 1981 nhà trường giữ anh ở lại trường làm cán bộ giảng dạy nhưng anh nằng nặc xin nhà trường cho được ra đời đi làm. Và khoảng thời gian sau đó anh đã khởi nghiệp thành công như những gì chúng tôi đã đã kề lại ở phần trên của bài viết này.
Trao đổi với tôi về việc anh đã làm những gì để CADIVI được nhà nước trao tặng danh hiệu anh hùng thời kỳ đổi mới? Anh Hoàng Nghĩa Đàn cho tôi biết:
Do tâm niệm được rằng: Quản lý doanh nghiệp phải khoa học văn minh. Vì thế khi đảm nhận trách nhiệm là Tổng Giám đốc của CADIVI từ năm 2000, Hoàng Nghĩa Đàn đã quan tâm tới việc xây dựng một bộ máy lãnh đạo của Tổng công ty đủ mạnh để quản lý con người, quản lý và làm chủ được máy móc công nghệ - tiến tới xác lập được văn hóa doanh nghiệp.
Giá trị của cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp là công tác tổ chức quản trị doanh nghiệp làm sao để mỗi thành viên trong đơn vị phải có trình độ kỹ thuật, có tính kỷ luật cao. Lãnh đạo phải lãnh đạo tổ chức và yêu cầu các thành viên làm việc tốt nhưng phải thực sự ưu ái và động viên khích lệ chăm lo chu đáo đời sống tinh thần và vật chất cho tất cả các thành viên trong Tổng công ty của mình để họ làm việc tốt sản xuất ra sản phẩm dây cáp điện có chất lượng, xác lập được thương hiệu.
Hoàng Nghĩa Đàn đã coi trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp ngay từ thời anh còn làm Giám đốc ở xí nghiệp cán thép Thành Mỹ. Thành Mỹ là doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên ngay từ năm 1997 đã xây dựng hệ thống quản lý văn minh khoa học, vận hành học. Anh đã đưa những bài học quản lý doanh nghiệp mà anh đã tích lũy được từ thời anh quản lý Thành Mỹ vào việc quản lý CADIVI sau này và những bài học quý mà anh tiếp nhận được sau nhiều chuyến đi ký kết hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài đặc biệt là những bài học về xây dựng văn hóa doanh nghiệp.
CADIVI thời điểm anh Hoàng Nghĩa Đàn làm Tổng giám đốc có 1200 cán bộ công nhân viên. Vốn nhà nước đầu tư ban đầu chỉ có 58 tỷ. Nhờ những giải pháp quản lý của anh và lãnh đạo Tổng công ty và năng lực làm việc của các thành viên trong đơn vị một thời gian không lâu sau đó vốn của Tổng công ty đã tiến tới tăng hàng ngàn tỷ. Đến năm 2005 CADIVI được nhà nước phong tặng đơn vị anh hùng thời kỳ đổi mới. Bước sang năm 2008 CADIVI thực hiện cổ phần hóa theo chủ trương của Nhà nước. Các đơn vị mạnh thời đó cùng với CADIVI có Tôn Hoa Sen, Trường Hải Ô tô, Sữa Vina Mill. Cho đến bây giờ CADIVI vẩn giữ vững uy tín và thương hiệu.
Tại Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc ngày 4/ 6/ 2005 CADIVI được đón nhân danh hiệu đơn vị anh hùng thời kỳ đổi mới.
Qua cuộc trò chuyện với bạn tôi Hoàng Nghĩa Đàn, tôi không ngần ngại để nói rằng: Lý do để trong hàng chục năm qua CADIVI là một thương hiệu được khách hàng người Việt và nước ngoài ưa chuộng là vì Tổng công ty dây cáp điện Việt Nam là thành quả được xây dựng trên giá trị nhân văn của người lính. Giá trị đó chính là được xây đắp từ lời thề của người lính Vì nhân dân quên mình. Giá trị nhân văn đó đã tạo nên động lực, tinh thần làm chủ, ý thức trách nhiệm và tình cảm của Tổng giám đốc và ban lãnh đạo thời kỳ từ năm 2019 đến năm 2005 của CADIVI và văn hóa doanh nghiệp mà ban lãnh đạo Tổng công ty dây cáp điện Việt Nam đã xây dựng được để sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng phục vụ dân sinh. Dây cáp điện của CADIVI đã thu hút được đông đảo nhân dân, các cơ quan, đơn vị trong cả nước và nước ngoài tin tưởng mua sắm sử dụng.
Người viêt bài này tự hào vì đã có một người bạn thông minh, đầy bản lĩnh, tài năng trong quản lý doanh nghiệp và tấm lòng nhân văn cao cả đã từ một cậu học sinh thông minh xuất sắc các môn học tự nhiên, được tôi luyện qua chiến tranh, lớp sinh viên đầu tiên được học tập một ngành học mới hiện đại khoa học máy tính, làm việc với nhiều đối tác nước ngoài trở thành một Tổng giám đốc của một tổng công ty lớn nhất nước là Hoàng Nghĩa Đàn. Tổng giám đốc người Nghệ An Hoàng Nghĩa Đàn đã dùng sức mạnh của văn hóa doanh nghiệp để xây dựng Tổng công ty dây cáp điện Việt Nam trở thành đơn vị anh hùng thời kỳ đổi mới./.

Rất vô tình, tôi bỗng thấy tên Giáo sư, Tiến sĩ Tạ Ngọc Tấn trong chuyến đi công tác Trường Sa 10 ngày (4/2023). Tại sao...
Bình luận