Những vị tướng trong tâm bão - Bài 3: Những vị tướng nơi đầu sóng ngọn gió

Trong những ngày gian khó phòng chống dịch Covid-19, những vị tướng đã xông pha ngay giữa trận tiền, chỉ huy quân đội phòng chống dịch và làm nhiệm vụ giúp dân.

Những vị tướng trong tâm bão - Bài 1: Quân đội ta “Trung với nước, Hiếu với dân”

Những vị tướng trong tâm bão - Bài 2: Đại tướng ra trận

Xông pha trên tuyến đầu

Tướng Nguyễn Trường Thắng sinh năm 1970, quê ở Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Tháng 3-2017, ông được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng bổ nhiệm giữ chức Sư đoàn trưởng Sư đoàn 5, Quân khu 7; đến tháng 10-2018, được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng bổ nhiệm giữ chức Tư lệnh Bộ Tư lệnh TPHCM, Quân khu 7. Tháng 12-2019, ông được Chủ tịch nước thăng quân hàm Thiếu tướng. Ngày 11-2-2020, Thiếu tướng Nguyễn Trường Thắng giữ chức Phó Tư lệnh Quân khu 7, Bộ Quốc phòng và ngày 3-11-2020, ông  được phân công phụ trách Tư lệnh Quân khu 7 thay Trung tướng Võ Minh Lương (được điều động làm Thứ trưởng Bộ Quốc phòng).

Những vị tướng trong tâm bão - Bài 3: Những vị tướng nơi đầu sóng ngọn gió - 1

Chân dung Thiếu tướng Nguyễn Trường Thắng

Sau đó, ngày 14-11-2020, Trung tướng Võ Minh Lương bàn giao nhiệm vụ Tư lệnh Quân khu 7 cho Thiếu tướng Nguyễn Trường Thắng. Ngày 16-11-2020, Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm Thiếu tướng Nguyễn Trường Thắng, Phó Tư lệnh Quân khu 7 giữ chức Tư lệnh Quân khu 7. Ngày 14-11-2020, tại Bộ Tư lệnh Quân khu 7,  Trung tướng Võ Minh Lương bàn giao nhiệm vụ Tư lệnh Quân khu 7 cho Thiếu tướng Nguyễn Trường Thắng, Phụ trách Tư lệnh Quân khu 7. Và ngày 30- 1-2021, Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Thiếu tướng Nguyễn Trường Thắng được bầu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII, nhiệm kỳ 2021-2026. 

Cũng vào ngày 27-2-2020, Bộ Tư lệnh TP HCM tổ chức hội nghị bàn giao nhiệm vụ Tư lệnh Bộ Tư lệnh TP HCM do Thiếu tướng Nguyễn Trường Thắng bàn giao nhiệm vụ Tư lệnh Bộ Tư lệnh TP cho Thiếu tướng Nguyễn Văn Nam.

Vậy là bước vào chiến dịch phòng chống Covid-19, cả ba vị tướng xuất sắc này, cùng nhiều vị tướng khác như Trung tướng Trần Hoài Trung, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Quân khu 7; Thiếu tướng Phan Văn Xựng, Chính ủy Bộ Tư lệnh TP HCM... đều có mặt nơi trận tiền, cùng các sĩ quan cấp tướng khác của Quân khu 7, Bộ Tư lệnh TP HCM vững vàng nơi đầu sóng ngọn gió.

Những vị tướng trong tâm bão - Bài 3: Những vị tướng nơi đầu sóng ngọn gió - 2

LLVT Quân khu 7: Trách nhiệm, nghĩa tình, lập công xuất sắc trong chống dịch Covid-19Thiếu tướng Nguyễn Trường Thắng kiểm tra, động viên bộ đội chống dịch, giúp dân.

Với tinh thần “Ở đâu có khó khăn, ở  đó có bộ đội”, Thiếu tướng Nguyễn Trường Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Tư lệnh Quân khu 7; Trung tướng Trần Hoài Trung, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Quân khu 7 cùng tập thể lãnh đạo quân khu đã chỉ huy và đưa 87.000 cán bộ, chiến sĩ tham gia chiến dịch, huy động gần 810 tỉ  đồng giúp dân chống dịch.

Ngay từ buổi đầu, trước sự bùng phát phức tạp của dịch bệnh, Thường vụ Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 7 đã quán triệt đầy đủ, sâu sắc các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng về phòng, chống dịch Covid -19 và Lời kêu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, “chống dịch là nhiệm vụ chiến đấu của Quân đội trong thời bình”.

Những vị tướng trong tâm bão - Bài 3: Những vị tướng nơi đầu sóng ngọn gió - 3

Những “Gian hàng 0 đồng” thắm đượm tình quân dân.

Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu đề ra nhiều chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, kịp thời. Nổi bật là Chỉ thị số 660-CT/ĐU ngày 21-7-2021 về việc mở Chiến dịch cao điểm giúp dân vượt qua khó khăn do đại dịch Covid-19; tổ chức phát động phong trào thi đua đặc biệt “chống dịch, cứu dân” trong toàn lực lượng vũ trang Quân khu. Huy động cán bộ, chiến sĩ bộ đội thường trực và dân quân tự vệ tham gia thiết lập, phục vụ tại các khu cách ly tập trung, bệnh viện dã chiến; trực tại hơn 16.000 điểm chốt, khu vực phong tỏa, đồng thời thường xuyên tuần tra, kiểm soát, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Chúng tôi nhớ chiều ngày 22-8-2021, Trung tướng Ngô Minh Tiến, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam; Thiếu tướng Nguyễn Trường Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Tư lệnh Quân khu 7; Trung tướng Nguyễn Văn Nam, Tư lệnh Bộ Tư lệnh TPHCM đến kiểm tra một số chốt kiểm soát phòng, chống dịch trên địa bàn TP HCM. Tại chốt kiểm soát phòng chống dịch huyện Bình Chánh, cửa ngõ nối liền với TP Tân An, tỉnh Long An và chốt chặn trên địa bàn phường 14, quận Gò Vấp, TP HCM, đoàn kiểm tra ân cần thăm hỏi, động viên các lực lượng Quân đội, công an, chiến sĩ dân quân đang làm nhiệm vụ tại các chốt.

Và rồi ngay đêm ấy, những vị tướng này lại những đêm thức trắng để bàn bạc trao đổi sao cho hoàn thành nhiệm vụ tốt nhất, bảo vệ nhân đân tốt nhất. Những phương án mạnh mẽ, táo bạo nhất được đặt ra, kể cả việc thiết quân luật thành phố để báo cáo xin chỉ thị của Bộ Quốc phòng, Thành ủy TP HCM. Rồi ngay sáng hôm sau, họ lại cùng nhau đến những điểm nóng bỏng nhất...

Những vị tướng trong tâm bão - Bài 3: Những vị tướng nơi đầu sóng ngọn gió - 4

Thiếu tướng tư lệnh Nguyễn Trường Thắng tâm sự: “Đặc biệt từ ngày 23-8-2021 trở đi, giai đoạn vô cùng nóng bỏng trên địa bàn TP HCM và các tỉnh phía Nam, cùng với các lực lượng của Bộ Quốc phòng, Quân khu 7 đã huy động gần 10.000 bộ đội thường trực của các Sư đoàn, Lữ đoàn về các vùng tâm dịch phối hợp với bộ đội địa phương và lực lượng dân quân, thực hiện sứ mệnh thiêng liêng chống dịch, cứu dân.

Lực lượng vũ trang Quân khu 7 đã tổ chức hàng triệu lượt cán bộ, chiến sĩ dân quân giúp nhân dân thu hoạch, vận chuyển và tiêu thụ nông, thủy sản tại các địa bàn bị ảnh hưởng do dịch Covid-19; trên 100.000 lượt phương tiện vận tải tham gia vận chuyển hơn 180 tấn lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm, rau, củ, quả, cùng hàng trăm ngàn phần quà tặng với tổng trị giá trên 810 tỉ đồng.

Các đơn vị, địa phương đã sáng tạo tổ chức các chương trình 1.000, 5.000, 20.000, 100.000 phần quà, đơn hàng thiết yếu 0 đồng, nhà trọ 0 đồng, “Gian hàng không đồng”, “Phiên chợ không đồng”, “Cây ATM gạo”, “Cây ATM khẩu trang”, “Hũ gạo tình thương”, “Bữa cơm nghĩa tình”, “Tủ cơm, cháo miễn phí”, “Tặng sản phẩm tăng gia sản xuất, hỗ trợ thu mua, vận chuyển nông sản cho bà con nhân dân...

Những vị tướng trong tâm bão - Bài 3: Những vị tướng nơi đầu sóng ngọn gió - 5

Mô hình “Gian hàng 0 đồng” của LLVT Quân khu 7 đã được tổ chức hiệu quả ở nhiều địa phương.

Trong những ngày đỉnh điểm của dịch bệnh, lực lượng vũ trang Quân khu đã thành lập các tổ vận chuyển bình oxy đến các bệnh viện điều trị Covid-19, tổ chức khâm liệm, vận chuyển thi hài đi hỏa táng, mang gần 19.000 hũ tro cốt của đồng bào tử vong do đại dịch Covid-19 về lo hương khói, chuyển giao đến tận các gia đình nạn nhân...

Bên cạnh đó, Quân khu 7 thường xuyên quan tâm làm tốt công tác đối ngoại quốc phòng, tổ chức hỗ trợ kinh phí, trang thiết bị, vật tư y tế, lương thực thực phẩm cho các đơn vị Quân đội Hoàng gia và bà con Việt kiều tại Campuchia với số tiền trị giá hơn 7,6 tỉ đồng và 75.000 USD…”

Điểm sáng của toàn quân

Đánh giá về sự đóng góp lực lượng vũ trang quân khu 7 và Bộ chỉ huy quân sự TPHCM, Thượng tướng Võ Minh Lương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng khẳng định:

“Sự khốc liệt của dịch bệnh trong thời gian đầu diễn biến rất phức tạp, khó khăn chồng chất, mất mát đau thương rất lớn. Trước tình hình đó, Quân đội đã vào cuộc rất nhanh chóng, trong đó Quân khu 7 là nòng cốt, đi đầu về lực lượng, phương tiện, thuốc men, trang thiết bị vật tư y tế. Quá trình tham gia chống dịch, cùng với các lực lượng của Bộ, Quân khu 7 đã từng bước vừa làm, vừa rút kinh nghiệm, tìm ra nguyên nhân, để triển khai các biện pháp phù hợp, hiệu quả cao, trong đó có nhiều việc mới và việc khó. Với sự chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ, phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền các tỉnh, thành phố; nêu cao trách nhiệm, xây dựng ý chí quyết tâm, vì nhân dân phục vụ, vì nhân dân quên mình, lực lượng vũ trang Quân khu 7 xứng đáng là điểm sáng của toàn quân trong công tác phòng, chống dịch thời gian qua…”

Những vị tướng trong tâm bão - Bài 3: Những vị tướng nơi đầu sóng ngọn gió - 6

Thủ trưởng Bộ Tư lệnh Quân khu 7 kiểm tra công tác phòng dịch khu vực biên giới

Ngày 1-9 vừa qua, tại TP HCM, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh TP HCM đã tổ chức họp mặt kỷ niệm 77 năm ngày truyền thống lực lượng vũ trang TP HCM (4-9-1945 – 4-9-2022); đón nhận Huân chương của Chủ tịch nước, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và giới thiệu sách “Cuộc chiến phòng chống dịch Covid-19 của lực lượng vũ trang TP”, “Lực lượng vũ trang trên tuyến đầu chống dịch trên địa bàn TP HCM”.

Thiếu tướng Phan Văn Xựng, Chính ủy Bộ Tư lệnh TP HCM khẳng định: "Bộ Tư lệnh TP đã tham mưu, phối hợp, thiết lập và phục vụ 71 khu cách ly tập trung, 101 bệnh viện dã chiến, bệnh viện thu dung điều trị Covid-19, với quy mô gần 100.000 giường” – ông Xựng thông tin.

Lực lượng vũ trang TP đã huy động 36.200 cán bộ, chiến sĩ, dân quân phối hợp chặt chẽ với 14.560 cán bộ, chiến sĩ tăng cường từ các đơn vị Bộ Quốc phòng và lực lượng vũ trang Quân khu cùng hơn 100.000 cán bộ, nhân viên tăng cường từ các bộ, ngành Trung ương và các địa phương tham gia phòng, chống dịch rất hiệu quả và rất đặc biệt là “Nhân dân, lực lượng vũ trang TP được Thủ trưởng Bộ Quốc phòng, Thủ trưởng Bộ Tư lệnh Quân khu, lãnh đạo Thành phố tin tưởng giao nhiệm vụ tiếp nhận, bảo quản, khâm liệm thi hài, hỏa táng, bàn giao hơn 22.000 tro cốt nạn nhân tử vong do Covid-19 cho gia đình bảo đảm an toàn, chu đáo. Đây là việc làm chưa có trong tiền lệ, nhưng cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang TP đã hoàn thành rất xuất sắc”.

Những vị tướng trong tâm bão - Bài 3: Những vị tướng nơi đầu sóng ngọn gió - 7

Thiếu tướng Phan Văn Xựng.

Với những thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong phòng, chống dịch, giúp đỡ nhân dân, lực lượng vũ trang TP HCM đã vinh dự được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Chiến công Hạng Nhất; hơn 500 tập thể, 3.000 cá nhân được các cấp khen thưởng; 639 sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ được thăng quân hàm, nâng lương trước thời hạn; bảo lưu thành tích cho 306 đồng chí; qua đó kịp thời ghi nhận sự thành tích, đồng thời cổ vũ, động viên cán bộ, chiến sĩ nỗ lực phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao”.

Thay mặt Bộ Quốc phòng vào tham dự, Thượng tướng Ngô Minh Tiến, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam đã nhắc lại giai đoạn khó khăn, khốc liệt của cuộc chiến chống Covid-19. “Trong thời khắc đó, lực lượng vũ trang TP đã xung phong trên tuyến đầu chống dịch. Cán bộ, chiến sĩ, dân quân tự vệ đã không quản ngại khó khăn, gian khổ, hiểm nguy xung phong trên tuyến đầu chống dịch; nhiều việc mới, việc khó đã được lực lượng vũ trang TP tham mưu và thực hiện chu đáo, tận tình, nhiều đồng chí bị nhiễm bệnh, gia đình có người thân mất do Covid-19, thậm chí có đồng chí đã hy sinh”.

Dịp này, thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Thượng tướng Ngô Minh Tiến, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam đã trao Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhì tặng Đại tá Lê Xuân Thế, Phó tư lệnh, Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh thành phố vì có thành tích xuất sắc trong phòng, chống dịch Covid-19.

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ tặng Thiếu tướng Phan Văn Xựng, Chính ủy Bộ Tư lệnh thành phố  vì có thành tích xuất sắc trong phòng, chống dịch Covid-19.

Đón đọc: Những vị tướng trong tâm bão Bài 4: Được thăng quân hàm thượng tướng trước niên hạn

Trương Nguyên Việt - Bùi Phan Thảo - Triệu Phong

Tin liên quan

Tin mới nhất

Phát động cuộc thi viết

Phát động cuộc thi viết "Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào”

Báo Hà Nội mới vừa tổ chức lễ phát động viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”. Cuộc thi hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) và 67 năm ngày Báo Hà Nội mới xuất bản số hằng ngày đầu tiên (24/10/1957 - 24/10/2024). Cuộc thi nhằm tuyên truyền sâu rộng về tầm quan trọng, ý nghĩa lịch sử của ngày Giải phóng Thủ đô, truyền thống