Giải pháp kép cho nông nghiệp bền vững và dinh dưỡng lành mạnh

Trong bối cảnh thế giới đang hướng tới hệ sinh thái thực phẩm bền vững và nông nghiệp tái sinh, đậu nành được xem như một "giải pháp kép" vừa chăm lo “sức khỏe cho đất”, vừa cung cấp nguồn dinh dưỡng cho con người. Không phải ngẫu nhiên mà đậu nành được mệnh danh là "hạt vàng của thế kỷ 21", nhờ vai trò then chốt trong tái tạo tài nguyên đất và cung cấp nguồn dinh dưỡng chất lượng cao.

Giải pháp kép cho nông nghiệp bền vững và dinh dưỡng lành mạnh - 1

Đậu nành – “Hạt vàng của thế kỷ 21”

Giải pháp xanh ngay trong lòng đất

Điều đặc biệt của cây đậu nành không nằm ở những gì nhìn thấy trên mặt đất, mà ở chính bộ rễ – nơi diễn ra một cơ chế sinh học kỳ diệu. Nhờ cộng sinh với vi khuẩn Rhizobium japonicum tại các nốt sần, đậu nành có khả năng "tự sản xuất" lượng đạm tự nhiên đáng kể. Các nốt sần này hoạt động như là một “nhà máy sản xuất đạm tự nhiên” âm thầm dưới lòng đất, giúp cây hấp thụ nitơ từ không khí để chuyển hóa thành nitơ ở dạng dễ tiêu trong đất một cách tự nhiên.

Theo các nghiên cứu, một hecta đậu nành có thể cố định từ 94 – 168 kg nitơ/vụ (tương đương 200 – 400 kg urê), đáp ứng tới 74% nhu cầu đạm của cây trồng (Giáo sư Võ Tòng Xuân, 1984). Không chỉ vậy, nhờ giảm lượng phân bón hóa học cần sử dụng, canh tác đậu nành còn góp phần hạn chế phát thải khí nhà kính N₂O – loại khí có khả năng làm nóng toàn cầu mạnh gấp 300 lần CO₂.

Giải pháp kép cho nông nghiệp bền vững và dinh dưỡng lành mạnh - 2

Canh tác đậu nành giúp đất được “nghỉ ngơi” sau mỗi vụ mùa thu hoạch.

Đồng thời, sau thu hoạch, phần rễ thân lá của cây đậu nành tiếp tục phân hủy, bổ sung 40–200 kg hữu cơ, góp phần cải thiện sức khỏe đất, tăng khả năng giữ ẩm và kích thích sự phát triển của hệ vi sinh vật có lợi. Nhờ vậy, đất được “nghỉ ngơi” và phục hồi một cách tự nhiên sau mỗi vụ đậu nành, sẵn sàng cho các mùa vụ tiếp theo với năng suất cao hơn.

Đặc biệt, việc giảm phụ thuộc vào phân bón hóa học giúp nông dân tiết kiệm chi phí, khai thác hiệu quả tiềm năng đất đai – nhất là tại các vùng canh tác đang chịu tác động của biến đổi khí hậu. Với nhu cầu nước thấp hơn nhiều loại cây trồng khác, đậu nành là lựa chọn phù hợp trong bối cảnh tài nguyên nước ngày càng khan hiếm. Không chỉ mang lại giá trị kinh tế ngắn hạn, đậu nành còn góp phần cải tạo đất, tăng độ tơi xốp và phục hồi dinh dưỡng, từ đó nâng cao năng suất cho các cây trồng khác như lúa, ngô… trong mô hình canh tác luân canh bền vững.

Đạm thực vật lành mạnh cho sức khỏe

Cây đậu nành không chỉ là “nhà máy sản xuất đạm tự nhiên” cho đất, mà còn là “nhà máy sản xuất đạm tự nhiên” cho con người. Hạt đậu nành được xem là một trong số ít các loại hạt có thể cung cấp đầy đủ 9 loại axit amin thiết yếu mà cơ thể không thể tự tổng hợp. Với hàm lượng đạm dao động từ 36–40%, đậu nành vượt trội hơn hẳn so với hầu hết các loại ngũ cốc và hạt thực vật khác. Trung bình, mỗi hecta đậu nành tại Tây Nguyên có thể thu hoạch hơn 3 tấn, tương đương với khoảng 1.200 kg đạm chất lượng cao – một con số ấn tượng nếu so sánh với các nguồn đạm khác.

Tiến sĩ Mark Messina, Giám đốc Nghiên cứu Dinh dưỡng đậu nành của Viện Dinh dưỡng Đậu nành Toàn cầu (Hoa Kỳ), nhận định: “Đậu nành có hàm lượng đạm cao hơn, chất lượng hơn các loại đậu khác.” Đặc biệt, đạm từ đậu nành có giá trị sinh học cao, dễ tiêu hóa và hấp thu, phù hợp với mọi đối tượng, từ trẻ em đến người cao tuổi – là lựa chọn lý tưởng trong chế độ dinh dưỡng hiện đại và bền vững.

Giải pháp kép cho nông nghiệp bền vững và dinh dưỡng lành mạnh - 3

Đậu nành còn là “nhà máy sản xuất đạm tự nhiên” cho con người.

Theo báo cáo khoa học của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), việc tiêu thụ đạm từ đậu nành có thể giúp giảm cholesterol xấu (LDL), hỗ trợ phòng ngừa bệnh tim mạch, giảm nguy cơ cao huyết áp và cải thiện sức khỏe mạch máu. Đây là lý do vì sao đậu nành ngày càng được khuyến khích trong chế độ ăn cân bằng, đặc biệt là trong các xu hướng ăn lành mạnh như thực dưỡng, eat-clean hay plant-based. Bên cạnh đó, thực phẩm từ đậu nành không chứa cholesterol, ít chất béo bão hòa, lại có thêm các hợp chất hoạt tính sinh học như isoflavone, flavonoid – những thành phần có khả năng chống oxy hóa, ngăn ngừa lão hóa.

Vinasoy đồng hành cùng giá trị "kép" của cây đậu nành

Tại Việt Nam, Công ty Sữa đậu nành Việt Nam – Vinasoy không chỉ là đơn vị dẫn đầu ngành hàng sữa đậu nành, mà còn là doanh nghiệp tiên phong trong việc nghiên cứu, chọn tạo và phát triển giống đậu nành phù hợp với điều kiện đất đai và khí hậu trong nước. Thông qua Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Đậu nành (VSAC), Vinasoy đã xây dựng và triển khai nhiều chương trình hỗ trợ nông dân tại Miền Trung, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng, từ cung cấp giống đậu nành chất lượng, hướng dẫn kỹ thuật canh tác, đến bao tiêu sản phẩm ổn định.

“Mỗi hạt đậu nành là một hạt giống xanh – không chỉ tốt cho sức khỏe con người, mà còn nuôi dưỡng đất đai và bảo vệ môi trường. Đó là nền tảng cho chuỗi giá trị nông nghiệp bền vững mà Vinasoy theo đuổi.” — TS. Lê Hoàng Duy, Giám đốc Trung tâm VSAC – Vinasoy chia sẻ.

Giải pháp kép cho nông nghiệp bền vững và dinh dưỡng lành mạnh - 4

“Cánh đồng đạm tự nhiên” tại Cư Jut, Tây Nguyên được Vinasoy lựa chọn phát triển vùng nguyên liệu trọng điểm.

Với định hướng phát triển bền vững, Vinasoy đã chủ động khôi phục và mở rộng vùng trồng đậu nành trong nước nhằm đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định, chất lượng, từ đó phát triển đa dạng các dòng sản phẩm sữa đậu nành thơm ngon, bổ dưỡng. Trong bối cảnh nông nghiệp Việt Nam đang dần chuyển mình theo hướng tiết kiệm tài nguyên và giảm phát thải khí nhà kính, cây đậu nành ngày càng thể hiện vai trò phù hợp trong mô hình canh tác luân canh bền vững. Trên hành trình ấy, Vinasoy mong muốn tiếp tục là người bạn đồng hành tin cậy của bà con nông dân và người tiêu dùng – cùng nhau vun đắp một tương lai xanh, bắt đầu từ những thay đổi nhỏ và thiết thực mỗi ngày.

Tin liên quan

Tin mới nhất

Trường ca “Tiếng chim rừng và đất lửa Tây Ninh”- Lời tri ân gửi về quá khứ

Trường ca “Tiếng chim rừng và đất lửa Tây Ninh”- Lời tri ân gửi về quá khứ

Những ngày tháng tư về, miền biên viễn Tây Ninh nắng trải vàng rực rỡ. Những hàng cây bằng lăng hoa nở tím mùa thương. Tháng tư bình yên trong tiếng reo ca giữa khúc hát giao mùa của trời đất. Bỗng lắng lòng trong giai điệu du dương “Về Gò Dầu thăm dòng Vàm Cỏ Đông/ Lại nhớ người anh hùng năm xưa chỉ huy quyết tử/ Hỏi sông ơi dòng sông còn nhớ/ Ai chém vè năm xưa trong đạn lửa/ Con thuy

Hội Điện ảnh Việt Nam đề nghị xem xét vụ Quyền Linh “bị cắt ghép quảng cáo sữa giả”

Hội Điện ảnh Việt Nam đề nghị xem xét vụ Quyền Linh “bị cắt ghép quảng cáo sữa giả”

Hội Điện ảnh Việt Nam vừa có công văn số 87/HĐA ngày 21/04/2025 gửi Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Cục An ninh chính trị nội bộ (A03) - Bộ Công an, Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (A05) - Bộ Công an xem xét, có biện pháp xử lý những cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật trên k