Cúng dường: Góc nhìn về lý và luật

Trước tranh cãi liên quan đến lễ cúng dường tại một ngôi chùa trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, nhiều câu hỏi được đặt ra xung quanh hoạt động này. 

Những ngày qua, mạng xã hội lan truyền đoạn video, hình ảnh ghi lại hoạt động khất thực, cúng dường diễn ra tại một ngôi chùa trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong Đại Lễ Vu Lan với sự tham gia của hơn 10.000 nhân dân, Phật tử từ khắp tỉnh thành. Trong đó, hoạt động sớt bát cúng dường vào khoảng 11h trong khuôn viên chùa.

Đáng chú ý, trong đoạn video xuất hiện cảnh Tăng đoàn nhà chùa đã thọ nhận vật phẩm cúng dường gồm hoa, thực phẩm và tiền mặt do nhân dân, Phật tử dâng cúng.

Đoạn video đã nhận được những luồng ý kiến trái chiều. Một số ý kiến bày tỏ việc chư Tăng nhận tiền cúng dường là bình thường nhưng có ý kiến lại cho rằng đó là việc làm phản cảm. Vậy, hành động “khất thực”, “sớt bát cúng dường” là gì theo quan điểm của Phật giáo và trong quy định pháp luật? Với sự việc trên cần hiểu sao cho đúng?

Cúng dường: Góc nhìn về lý và luật - 1

Hàng ngàn Phật tử tham gia cúng dường trong ngày Lễ Vu Lan tại chùa. Ảnh: Facebook 

Bàn về vấn đề này, Hòa thượng Thích Tánh Nhiếp - Uỷ viên thường trực Hội đồng trị sự Trung ương GHPGVN, Phó ban thường trực Ban Phật giáo Quốc tế, Trưởng ban Trị sự Phật giáo tỉnh Quảng Bình, trụ trì chùa Đại Giác cho hay, việc chư Tăng đi khất thực là truyền thống Phật giáo có từ ngàn xưa. Trong thời Phật tại thế, Ngài cùng các đệ tử cũng đi khất thực và nhận được sự dâng cúng của toàn thể nhân dân.

Từ viện dẫn đó, Hòa Thượng Thích Tánh Nhiếp chia sẻ thêm: “Các Phật tử cúng dường cho chư Tăng là hoàn toàn tự nguyện, không bị ai ép buộc. Chư Tăng thọ nhận sự cúng dường đó là hoàn toàn hợp pháp. Hơn nữa, trong Bộ luật Dân sự về việc cho biếu, tặng phẩm vật, tài sản, vấn đề này không vi phạm luật pháp của Nhà nước”. 

“Vì vậy, chư Tăng thọ nhận những phẩm vật cúng dường của Phật tử để nuôi dưỡng Tăng đoàn, xây dựng chùa chiền làm nơi tu học, làm công tác từ thiện xã hội. Đó là vấn đề hoàn toàn hợp pháp, không có gì sai trái” - Hòa thượng Thích Tánh Nhiếp khẳng định.

Nhìn nhận sự việc dưới góc độ pháp luật, chuyên gia pháp lý phân tích, Bộ luật Dân sự Việt Nam hiện không có quy định cấm, hạn chế hành vi “xin” của cá nhân, tổ chức, cũng không quy định chi tiết hành vi “tặng cho”. Do vậy, hành vi “khất thực” (xin) và “sớt bát cúng dường” (cho) đều được phép thực hiện và được pháp luật công nhận. Cụ thể, Bộ luật Dân sự quy định quyền tặng cho là quyền cơ bản của chủ sở hữu tài sản (Điều 194), quy định về giao dịch, hợp đồng tặng cho từ Điều 458 đến Điều 462. 

Cũng liên quan đến các quy định của pháp luật về hoạt động này, Khoản 6, Điều 7 Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo quy định: Tổ chức tôn giáo có quyền “nhận tài sản hợp pháp do tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài tự nguyện tặng cho”. 

Trong Phật giáo, cúng dường cho các bậc tu hành là hành động làm phước thiện, theo luật nhân quả, nó mang lại phước báu lớn cho người cúng dường, giúp tiêu trừ đau khổ, vượt qua nỗi bất an trong cuộc đời.

H.Anh

#
Thúy An : Tôi rất đồng tình với bài viết đã đăng nên. và tôi thấy mỗi người Phật tử mỗi người con Phật nên cúng dường để tạo thêm phước lành cho đời này và dời sau .cho con cháu mình noi theo. và cúng dường là bày tỏ lòng tôn kính với tam Bảo với chư tăng do tâm thiện của mình phát nguyện chứ ko ai bắt ép mình phải làm cả. nên cúng dường và nhận đồ cúng dường là hoàn toàn hợp pháp cả về lý và luật
#
Bùi Thị Nương : Tôi xin đồng ý với quan điểm của Thầy ạ.nuongbuithi1988@gmail.com
#
Tôi thấy quý thầy nhận phần cúng dường là đúng pháp luật cũng đúng như thời phật còn tại thế a: Theo tôi mới tìm hiểu về đạo phật .thì cúng dường cho các bậc chân tu thì rất tốt và giúp cho tâm tham lam bỏn sẻn của chúng tôi được tiêu chừ phần nào nghiệp chướng. Và tạo cho chúng tôi biết đến tội và phước giúp tâm chúng tôi rất là hoan hỷ ạ. Chúng tôi rất mong được quý thầy đi khất thực để chúng tôi được cúng dường nhiều hơn nữa
#
Nguyễn thị thanh Phượng : Bài viết hay quá! Là người công dân tôi thấy rất hoan hỉ với những hình ảnh Chư Tăng ôm bình bát đi khất thực Đệp làm sao và phật tử cung kính cúng dường
#
Hà: Mấy ngày qua mình thấy trên mạng xã hội xôn sao việc Chư Tăng đi khất thực và được các Phật tử cúng dường, qua các video gây lùm xùm, và ình đã tìm hiểu về việc Chư Tăng đi khất thực, thì mình thấy nói đến thời Đức Phật toàn môm bình bát đi khất thức cúng dường của phật tử và nhân dân cúng dường vật thực cũng có, y áo cũng có, tiền vàng cũng có và mình thấy nhiều ngôi chùa trong nước và các nước khác chư tăng cũng đi khất thực, từ người dân nghèo đến người giàu và quan chức cũng cúng dường Chư Tăng. Vậy mình thấy việc Chư tăng ôm bình bát đi khất thực và được mọi người cúng dường là bình rất thường. Chúng ta phải nên biết ơn các Chư tăng đã thực hành đúng những gì mà đức Phật đã thực hành và nên duy trì để tồn tại mãi mãi với thời gian. Mình ủng hộ việc Chư tăng đi khất thực nhìn hình ảnh Chư Tăng ôm bình bát mình rất cảm động.

Tin liên quan

Tin mới nhất

Tranh cãi Chelsea vô địch thế giới, đủ binh hùng tướng mạnh để lên ngôi Ngoại hạng Anh?

Tranh cãi Chelsea vô địch thế giới, đủ binh hùng tướng mạnh để lên ngôi Ngoại hạng Anh?

Không hề xúc phạm giới hâm mộ Chelsea, nhưng cứ phải nhìn vào thực tế lạnh lùng ít ai cho rằng Chelsea là CLB xuất sắc nhất thế giới, kể cả khi họ đã lên ngôi vô địch giải FIFA Club World Cup 2025 một cách thuyết phục. Đề tài bàn luận số 1 trong làng bóng Anh trong lúc này liên quan chuyện nhà vô địch thế giới Chelsea đã đủ mạnh để tranh ngôi vô địch Premier League hay chưa?!

Vóc hình đất nước và hình ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong thơ Phạm Hồng Điệp

Vóc hình đất nước và hình ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong thơ Phạm Hồng Điệp

Cầm nặng trĩu tay ba tập thơ “Biển gọi em về”, “Miền đất Việt”, “Cánh đồng tuổi thơ” của Phạm Hồng Điệp, tôi bỗng nảy ra ý đem cân xem thế nào và thật ấn tượng: Những ba cân rưỡi! Xưa có câu “trước tác đẳng thân” nói về viết nhiều tới mức sách xếp cao bằng người thì việc đem sách đi cân dù có lẩm cẩm và dớ dẩn chăng nữa, thiết nghĩ cũng là một cách đo sức vi