Căn lều hoàng hôn (tiếp)

Truyện ngắn của Trần Huy Quang (phần tiếp theo và hết).

Nắng đã dịu đi rất nhiều, phía bên kia triền đê, tiếng cười đùa rất gần của người dân làm ruộng vọng sang nghe rõ mồn một. Tình thế chưa nguội lắm, lão chỉ sợ thất bại. Miếng ăn đã dâng vào tận mồm, lão không nghĩ lúc này đang là ban ngày, cố thổi lại đám cháy. Là người đàn ông trong mười năm chưa biết đàn bà, sự khao khát giống như quả mìn chôn dưới mặt đất, như đám than hồng vùi dưới đống tro. Chỉ đợi người đàn bà nới lỏng vòng tay lão liền bế thốc ả ném lên trên sạp thuyền. Chỉ bằng hai cái khua tay, lão đã cho ả và mình khỏa thân hoàn toàn, như một màn ảo thuật diệu nghệ.

Dù có chút vội vàng và bạo liệt, nhưng thị đã nhận đòn tấn công một cách oanh liệt, dào dạt hưng phấn và mê đắm. Thị hổn hển rồi khe khẽ rú lên. Người lính già lâm trận một cách mạnh mẽ, tấn công dồn dập, cuồng loạn, hùng dũng, đam mê, hừng hực như đám cháy. Tiếc thay, chỉ sau hai ba phút, khi người đàn bà chuẩn bị lãng du vào mê hồn trận thì chợt lão ôm riết lấy thị quằn quại trong sự thăng hoa ngắn ngủi, pha làm tình không thể không kết thúc, nó không có lí do kéo dài thêm được nữa và phải kết thúc một cách hụt hẫng và bẽ bàng với lão. Lão trở người làm cho con thuyền chao đảo rồi lăn đổ xuống bên cạnh người đà bà như cái giẻ ướt.

- Xin lỗi, tôi…tôi…

Lão thất trận thảm hại. Tím ngồi dậy, lạnh tanh, đứng trên be thuyền mặc quần áo, xì vào mặt lão Bốn lù nửa câu, rồi thị lên bờ phóng xe đi thẳng. Nửa câu ấy không làm lão đau mà làm lão nhục: “Không hơn con gà!”.

Suốt đêm ấy, trong tiếng gió gào rú dọc bờ sông, lão nhấm nháp sự bẽ bàng của cuộc mây mưa vô tiền khoáng hậu trên cái sạp tre che mưa nắng của một chiếc thuyền chài dưới làn nước đỏ đang mùa lũ và bầu trời giữa chiều nhiều mây trắng.

Tưởng thị chán lão, hơn ba tuần không lai vãng gì. Mà lão cũng chán lão, cả căm ghét lão.

4. Không ngờ khi lão Bốn dựng xong cái lán nứa chưa có gì che xung quanh, chuẩn bị đổ thử mẻ cu đơ đầu tiên thì thị lại ào vô, rộn ràng, xốc vác, tươi cười và thơm nức. Lão nói, cô đến thật đúng lúc, tôi sẽ nấu kẹo cu đơ bán, nấu thử mẻ này xem có ngon không, thấy đường chưa đỏ lắm.

Lão nói lấy lòng thị tuy trong bụng chỉ muốn thị cuốn xéo đi cho rảnh mắt.

- Nào xem nào - Thị nói, mắt lung liếng - Cũng vừa đó anh, chỉ hơi hơi thôi.

- Liệu có giòn không cô?

- Già đường thì giòn nhưng cứng lắm anh, khách không thích đâu. Mình chọn độ cứng vừa phải, khách ai cũng thích. Anh định đặt tên hiệu là gì để em bảo thằng em nó thiết kế logo.

- Logo làm gì, cô cứ đùa.

- Không được, phải nhãn hiệu, xuất xứ - Thị ra vẻ sành sỏi - Phải đẹp, phải bao bì, giờ nó thế, không như ngày xưa đâu.

Hai người nấu xong mẻ kẹo, dù là học lỏm, người bày dạy không thật lòng, nhưng lão biết chỗ thật chỗ hư nên một trăm cái kẹo cu đơ thành phẩm cũng quá chuẩn. Giòn tan, không cứng, không quá ngọt làm khách dễ ngán, khuôn mẫu tròn trịa. Tím ăn thử xong tấm tắc mãi rồi thị lại phóng xe biến. Không thèm nói gì. Mặc! Lão không thích chèo kéo.

5. Chiều bờ đê đã vắng người, khi còn mình lão đóng gói, thị lại xuất hiện. Tím ném ra giữa tấm cót một tập giấy, nhãn hiệu, logo, xuất xứ đủ cả.

- Làm ăn giờ phải thế, ông anh.

Thị cười, thật tươi. Chỉ cần thị cười tươi, thị không coi thường lão, tức là lão có cơ hội trả thù. Lão Bốn nhẹ nhàng, ga lăng, rót cốc nước chè xanh thơm ngát, mời thị. Tím chỉ nhấp một ngụm nhỏ, đưa trả cốc nước cho lão, lão đỡ lấy để lên khúc gỗ. Không cần dạo đầu, lão đè ngửa thị ra tấm cót dưới đất, lão hôn Tím nhưng Tím quay mặt đi, nói, ở đây làm sao được. Thị đỏ mặt, co chân thúc lên đít lão chống cự, lão đành buông Tím. Cả hai dìu nhau vào thuyền, ôm nhau bồng bềnh trên sóng, đôi mắt Tím đẹp lại hứng tình làm lão chết lịm. Những thứ gì trên người thị cũng làm lão si mê nhưng sau này chỉ có đôi mắt đen thăm thẳm là ám ảnh lão mãi.

Lão như người mù, hai bàn tay sờ nắn, miết mát từng thớ thịt, xoa bóp chỗ lồi chỗ lõm sâu kín nhất rồi từ từ, từng cái một, lột hết những thứ trên người Tím. Tím mỉm cười khó hiểu nhưng lão không cần hiểu. Ý tưởng, hiển ngôn, hàm ý hay ngụ ngôn, phúng dụ gì cũng mặc. Thượng đế đã ban bản năng sinh tồn cho muôn loài, hứng là nhảy, không ngụ gì hết.

- Sáu giờ tôi phải về nhà có việc đó - Thị nói.

- Yên tâm giờ chưa đến sáu giờ, còn hai mươi phút nữa.

Khi Tím ôm lão Bốn, chân vừa choãi ra đã gạt đổ bộ ấm chén của lão. Thị gắt:

- Chật quá, thế này thì làm ăn gì được.

Lão Bốn bảo:

- Lại lên bờ, giải thêm cái chăn. Chỗ này không chứa nổi tình yêu của đôi ta.

Tím định mặc lại quần áo thì lão bảo:

- Cần gì, lấy cái áo che đằng trước là được.

Tím nguýt lão cười rồi làm theo.

Lão Bốn cẩn thận giải cái chăn trên tấm cót, rồi kéo Tím vào chỗ nằm. Trong lều cỏ trống hoác, gió lồng lộng. Thị ngạc nhiên, không biết lão thoát y lúc nào, nhanh như chớp. Thị lại mỉm cười giễu lão làm cho lão một chút thiếu tự tin. Đầu lão thoáng qua hình ảnh thăng Đào, măt trận Vị Xuyên năm ấy, chỉ một chút thiếu tự tin mà hắn dính đạn bọn Tàu. Thiếu tự tin là chết, thảm bại. Đời lão có đến chín mươi phần trăm là khổ, mười phần trăm là bình thường, không có phần trăm nào là sướng, những cái tỉ lệ ấy giúp lão sống sót trên chiến trận, và lúc này, trong tích tắc, lão lấy lại thăng bằng, bình thản, chậm rãi, nhẩn nha, lớp lang, giấu đi chút xúc động, đè nén cơn giông chực bùng lên, giống như kẻ đi săn, vòng vây càng lúc càng thít chặt, thít chặt cho đến khi con mồi vô phương chạy thoát, chịu trận và qui phục hoàn toàn. Người đàn bà đang xoan, nuột nà, lúc này không thể thản nhiên được nữa, người thị bắt đầu cọ quậy, uốn éo, hơi thở phả ra hầm hập nóng, người thị như con sóng cuộn lên cuộn xuống. Lão Bốn biết thời cơ nhập cuộc đã đến, không được nhanh hơn mà không thể trễ hơn, lão ở thế thượng phong, lão nắm luật chơi, nên cứ từ tốn, từ tốn, nhẹ nhàng, du dương, mơn trớn và khi người đàn bà bắt được nhịp điệu, tương tác nhịp nhàng, đung đưa và dẫn dắt cảm xúc bạn tình lên chốn thiên thai thì lão giảm nhịp độ, giảm cường độ, căng chùng, căng chùng mà không dừng hẳn.

Dòng hợp lưu đang ở khoảng lặng, một khoảng lặng trên mây, xung quanh là làn mây cảm xúc thăng hoa vẫn đang bao phủ dày đặc. Chỉ là khoảng lặng thôi, trong  giai điệu du dương. Lão biết phải để mình bên ngoài cảm xúc, lão đang chơi bản nhạc du dương, trầm hùng, tiếng ngân đang rền vang, nó đang nhỏ dần, loang dần trong khoảng lặng của bản nhạc mà lão đang viết. Cuộc giao hoan tiếp diễn sau khoảng lặng chỉ do sự tinh quái của bản năng con đực. Thời khắc đó, chậm hay sớm một khắc đều mất hứng thú.

Phân khúc này là giông bão, ào ạt, hùng hổ, như sóng thần, người tình của lão giẫy đành đạch, tay cào cấu, thị không rên rỉ, rên rỉ không đủ độ hoan lạc, thay vào đó thị hét lên, rống lên, thị chửi, thị văng tục, thị gọi lão đủ thứ tên của giống đực…

Cơn lốc xoáy tạm ngưng, kịch bản của lão là vậy, ngưng chiến cho lão thở, và cũng để cho thị hấp thụ, thu lượm chất chứa sự hoan lạc cho lưng lửng, gần đầy cái thùng khát vọng ái ân của thị.

Lão nhìn vào đôi mắt đẹp của thị lão biết, đôi mắt khép hờ, lặng lẽ là biểu hiện của sự hoan lạc sắp đầy. Dừng lại lúc này là đẹp nhất, là đúng với trạng thái tinh thần của thị, hết khao khát và thỏa mãn vừa đủ. Nhưng kịch bản của lão không phải vậy, đến đây chỉ mới một nửa hành trình, phần sau còn dài và dĩ nhiên cao trào cơn lốc còn ở phía sau. Lão Bốn tiếp tục, lại vẫn nhẹ nhàng, mơn trớn, du dương, khoan thai để dìu thị vào miền tái hưng phấn. Lão biết cảm xúc của đối phương không còn căng, háo hức cũng đã phần nào giải tỏa, lão dịu nhẹ thổi cho ngọn lửa cháy trở lại. Cứ thế khi gần khi xa, khi nông khi sâu, lão làm cho thị hé mắt nhìn, một tiếng thít gió qua kẽ răng, hai tay ôm lấy eo lão.

6. Con thuyền hoan lạc đã lại nhổ neo, bồng bềnh rời bến, mặc gió mặc sóng, cứ bồng bềnh đung dưa trôi dạt không biết nông sâu. Nhịp điệu khoan thai cứ trôi, niềm hoan du trên những con sóng, cứ nhẩn nha, nhẩn nha đến mức tưởng là sa vào chỗ buồn tẻ, rời rạc, hết cảm hứng. Hóa ra đó là khúc cong, độ nén của cánh cung mà lão phù thủy công phu chọn lựa đến từng cái gờ của mọi thao tác.

 Lão làm lính trinh sát bộ binh được bốn năm mười tháng, không tính hết những lần lão bò qua hang rào dây thép gai, nhờ vào độ nhạy của đầu mười ngón tay mà giữ được mạng sống. Mắt, mũi, tai, tim, óc… đều dồn lại đầu mười ngón tay. Khi mười ngón tay của lão chạm vào da thịt nõn nà và mát rượi của nàng, tích tắc có thể đốt cháy nàng. Đã đến lúc làm nàng bốc cháy. Lão đếm đến ba mươi thì thị rên như người bị bóp cổ, đếm được năm mươi thì thị quăn quại, đến tám mươi thì thị hét lên, chín mươi cũng hét lên, nhưng đếm đến hai trăm hai mươi thì thị rú lên, đến hai trăm tám mươi thì vừa rú vừa dãy đành đạch, đến ba trăm thì chỉ hổn hển, đờ đẫn. Đến bốn trăm thì lão đổ ầm xuống cạnh thị như bị đốn ngã, thở dồn dập như sắp chết và lão nằm đúng là một xác chết.

 Còn Tím, nằm thẳng đơ, tênh hênh, không cựa quậy. Lão tưởng thị chết, đặt tay lên mũi, miệng, còn sống. Lão hấp háy nhìn rồi lấy cái chăn mỏng đắp lên phần đùi cho thị, thị lấy tay hắt ra.

Tím còn nằm thở, khoảng năm phút sau, chắc lấy lại hồn vía, thị hỏi:

- Mấy giờ rồi anh?

- Bảy giờ mười lăm, em dậy chuẩn bị đi đi kẻo muộn.

- Muộn mẹ nó rồi, người ta chờ cả tiếng đồng hồ.

- Công việc thì chắc họ vẫn chờ, dậy đi đến xem?

- Dậy con khỉ mà dậy, không dậy nổi. Mệt muốn chết. Tôi mà chết ông vô tù, hiểu không?

- Đàn bà, chết vì tình là thường - Lão khẽ khàng nói.

- Tôi thua ông, tôi xin hàng, tôi bại trận, ông giống như máy bay B52 dội bom dồn dập liên tục hơn một giờ đồng hồ toàn bom tấn, bom tạ, rocket thì còn gì đời con người ta. Gọi là tanh bành, bung bét, tan nát một đời hoa…

Lão cười, mắt hấp háy, nhũn nhặn:

- Thì anh cũng rũ rượi một đời chim… Đàn bà hay nói điêu, kia, nhìn vẫn nguyên xi, đầy đủ đấy thôi.

- Mắt ông vô trách nhiệm bỏ mẹ, đồ hấp háy, nguyên xi cái con khỉ, trước của người ta thế nào mà giờ ông đã cho bẹp dúm, mềm nhũn, tóe loe… Ông giống như cái máy ủi, ông ủi như san nền dự án bất động sản.

7. Dù sao thì mấy tháng sau cũng có một đám cưới ấm áp đông vui diễn ra và sau đó nữa là thêm một xưởng sản xuất kẹo cu đơ đầy hứa hẹn đi vào hoạt động…  như đọan kết có hậu của tất cả truyện ngắn hiện thực xã hội chủ nghĩa xưa nay.

Tuy nhiên cũng có một phiên bản khác từ người thân cận của cô Tím cho biết. Lão Bốn chết thật, vì mã thượng phong, ba lần mặc niệm để lão đi vào bãi bom từ trường lão không chết, giờ lão Bốn mới chết, chết cho tình yêu, chết khi đang trên đỉnh thăng hoa, trong giờ phút nồng nàn dâng hiến của tình yêu. Tình thế lúc đó Tím không có cách gì để cứu người tình, hoàn toàn bất lực. Cô khóc trong vô vọng, khóc cho số phận cuộc tình éo le và khắc nghiệt.

Tím đưa người tình xuống thuyền, cơ ngơi sau nhiều năm chinh chiến của lão Bốn, mặc bộ quân phục mới, gắn đầy đủ huân chươnng, huy hiệu, quân hàm…

Rồi cũng có một bát cơn, quả trứng và một lọ hoa tiễn người tình về chín suối, về với tổ tiên. Cảnh gộ thật oái oăm, Tím chắp tay, quì xuống ức nở.

- Anh  Bốn ơi, em cũng là vợ anh trong ngày hôm nay, xin được tiễn biệt anh. Cả cuộc đời anh là ở nơi chiến trận, đó là sứ mạng cao cả nhất của đời anh, anh không chết ở chiến trường nhưng hôm nay anh đã chết cho tình yêu của em. Nước sông Mơ sẽ đưa anh ra biển khơi và anh sẽ yên nghỉ dưới tầng sâu đáy biển của tổ quốc.

Với tấm lòng tiếc thương thành thật, Tím cũng đã tiễn đưa lão Bốn đúng như một người vợ mất chồng. 

Tím nhổ sào, con thuyền từ từ trôi ra giữa lòng sông hòa với dòng nước đang cuồn cuộn chảy ra biển. Tím đứng mãi, đứng mãi cho đến khi không nhìn thấy bóng con thuyền chở xác người yêu sang thế giới bên kia.

Tin liên quan

Tin mới nhất

Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2024 sẽ diễn ra tại Cần Thơ

Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2024 sẽ diễn ra tại Cần Thơ

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Cần Thơ; Trung tâm Văn hóa thành phố Cần Thơ và các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức “Liên hoan Cải lương toàn quốc - 2024”.