Karl Marx với văn học và thơ tình tặng Jenny
Với trải nghiệm và thực hiện những công việc lớn, tưởng chừng Karl Marx còn thì giờ đâu, tâm trí đâu dành cho văn thơ, đến sự chăm sóc gia đình với tình yêu thương đằm thắm thân thiết. Nhưng ngược lại, trong tuổi trẻ Karl Marx làm thơ hay có thể nói là nhà thơ ca ngợi tự do và đặc biệt là thơ tình tặng người yêu là Jenny.
Karl Marx, Ph. Engels, V.I.Lénine những vị lãnh tụ vĩ đại của giai cấp vô sản có những cống hiến cho sự nghiệp cách mạng. Mỗi người đều có những tác phẩm lớn về chính trị, triết học, kinh tế học, khái quát thực tiễn và chỉ đạo cho phong trào cách mạng ở từng giai đoạn.
Karl Marx từ tác phẩm Gia đình thần thánh (1844), Tuyên ngôn Đảng Cộng sản (1848) viết chung với Engels đến các tác phẩm Hệ tự tưởng Đức, Sự khốn cùng của triết học và bộ Tư bản khổng lồ tạo dựng nên một sự nghiệp bất tử.
Marx đọc và hiểu sâu sắc như phẩm văn chương không phải với tinh thần giải trí mà xem văn học là một hoạt động tinh thần có hiệu quả nâng cao tâm trí người đọc và đặc biệt góp phần và cuộc đấu tranh chống lại mọi bất công của xã hội tư sản, nâng cao phẩm giá của con người.
Trả lời con gái về những nhà văn mà ba yêu thích, Marx nhắc đến ba người tiêu biểu: Eschyle, Shakespeace và Goethe, sự lựa chọn tinh khôn và tiêu biểu những tác giả lớn góp phần đấu tranh cho sự giải phóng con người. Hơn thế nữa, Karl Marx thường xuyên đọc nhiều tác phẩm văn học từ cổ đại đến xã hội tư sản. Có thể kể vắn tắt Eschylev Aristophane, Cervantes, Balzac, Dola, Diderot, Goethe, Byron Seli, Victor Hugo,...
Điều quan trọng là những nhận xét tưởng như là của người ngoài cuộc mà sâu sắc, giàu tính phát hiện và suy nghĩ. Văn chương trải qua một thời kỳ ảm đạm và khắc nghiệt của thời Trung cổ đã vươn dậy với nhiều tác phẩm có giá trị to lớn của Cervantes, Shakespeare. Marx yêu cầu con người trong tác phẩm văn học phải giàu tính đặc trưng như con người của thời đại, thời đại Phục hưng đã sản sinh ra những con người khổng lồ. Marx đặt câu hỏi “Liệu có thời đại nào lại có những tính cách nổi rõ hơn thế kỷ XVI?”.
Vợ chồng Karl Marx và Jenny
Với Byron và Seli - những nhà thơ lớn của nước Anh, Marx có những nhận xét sâu sắc với tầm nhìn đặc biệt “Sự khác nhau thực sự giữa Seli và Byron là ở chỗ này, những người thực sự hiểu họ và yêu họ cho rằng Byron chết năm 36 tuổi là may cho ông ta, bởi vì ông ta sống lâu hơn nữa, ông ta sẽ trở thành một người tự sản phản động, trái lại họ tiếc Seli chết năm 29 tuổi vì ông ta là hoàn toàn cách mạng và bao giờ cũng sẽ thuộc đội tiên phong của chủ nghĩa xã hội.
Karl Marx cũng như Ph. Engels đặc biệt ca ngợi đánh giá cao những tác phẩm của tiểu thuyết hiện thực Pháp như Balzac, Flaubert. Về tiểu thuyết hiện, thực Anh như Đích-ken Tac-kơ-rây, Bronti Gatxken. Karl Marx nhận xét: “Trường phái hiện đại lỗi lạc của những nhà tiểu thuyết Anh mà những trang tiêu biểu và hùng hồn đã phát hiện cho thế giới thấy nhiều sự thật chính trị và xã hội hơn là tất cả những nhà chính trị chuyên nghiệp, những nhà chính luận và những nhà luân lý học gộp lại”.
Một trong những nhận xét sâu sắc của Marx và Engels khi so sánh và đánh giá giữa Balzac và Zola. Cả hai đều là tác giả lớn của văn học Pháp ở thế kỷ XIX, đều có tác phẩm để đời.
Trong thư gửi Marx, Engels so sánh Balzac và Zola trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Có sự vận động và tĩnh tại ở hai tác giả này miêu tả khác nhau về hiện thực cuộc sống. Marx cũng như Engels đều cho rằng Balzac nhận thức hiện thực theo cảm quan biện chứng với những bức tranh xã hội rộng lớn mở ra tùy không gian và thời gian. Balzac quan sát kỹ và ghi chép những bước thăng trầm của xã hội, giai cấp và mỗi con người như những đợt sóng khi vượt lên, khi chìm xuống. Balzac chưa hiểu duy vật biện chứng, nhưng những điều tác giả thực hiện và cảm quan nhạy bén và tầm nhìn rộng, nhìn xa đã cho kết quả đó.
Marx cũng có nhận xét về những trang viết của Goethe về đồng tiền ngự trị và nhiễu loạn trong xã hội tư sản. Như thế là tạm đủ rồi, vì Marx không phải là nhà nghiên cứu văn học và lịch sử văn học. Những đóng góp to lớn của tác giả nằm ở lĩnh vực kinh tế, triết học, xã hội học.
Karl Marx với văn học là thế, nhưng có một phần không thể thiếu, rất mới lạ là sáng tác thơ của Karl Marx. Làm thơ trong tuổi trẻ lúc đầu là ca ngợi tự do, sau tiếp mới là ca ngợi tình yêu với Jenny. Thơ tình của Karl Marx gửi Jenny xúc động, say đắm, mang phong cách riêng không giống ai và cũng không ai có thể mô phỏng. Chỉ riêng tập thơ tình cũng mang vẻ riêng độc đáo.
Tập thơ tình tặng Jenny von Westphalen mãi mãi thân yêu của ông được viết khi ông mới 18 tuổi.
Có được tình yêu của một người đẹp tránh sao khỏi những tưởng tượng ghen tuông. Vì tình địch vẫn rập rình đâu đó. Mặc dù Karl Marx là nhà triết học, nhà chính trị, nhà tư tưởng nhưng cũng không khỏi ám ảnh nhiều hình ảnh tưởng tượng vì yêu đương và lo lắng:
“Anh bỗng như thấy em
Jenny và người khác
Đàn lia cất tiếng hát
Điều cuối cùng về em
Đứng giữa bàn tiệc lạ
Đây ánh sáng tâm hồn
Chiếc đàn lia tan vỡ
Cùng trái tim nhà thơ”
Trong thơ, trong đời, hình bóng Jenny luôn ở trong tim, trong tâm hồn ông. Thơ của Marx viết về Jenny đã đạt đến chuẩn mực thơ tình chân thực, đắm say đến bốc lửa ngôn từ:
“Thế gian này chỉ có mình em
Nguồn cảm hứng và niềm hy vọng
Tên em anh đây có thể
Viết kín trang hàng ngàn cuốn sách”
Dòng chảy của thơ tình cũng như tình yêu là có giới hạn với mỗi người chiến sĩ cách mạng và điều lớn lao hơn là nghĩa vụ và trách nhiệm trước cuộc đời, là bổn phận của người con trong gia đình. Karl Marx có người cha kính yêu luôn quan tâm, chăm sóc con. Trong dịp kỷ niệm ngày sinh của cha năm 1837 có ý thơ:
“Bỗng tâm hồn con rạng rỡ
Cứ để tâm hồn nói với cha
Trước mặt cha đáy lòng con cởi mở”
Người cha kính yêu và nghiêm khắc đã căn dặn con: “Đức hạnh đầu tiên trong số các đức hạnh của con người là năng lực và ý chí tự hy sinh đẩy cái tôi xuống hàng thứ yếu nếu bổn phận đòi hỏi tình yêu phải thế”. Heinrich Marx cũng không muốn Karl Marx bị lôi cuốn vào con đường sáng tác văn thơ, nhất là những áng thơ lãng mạn phù phiếm. Lời khuyên của người cha định hướng lại mục tiêu và con đường Karl Marx đang phấn đấu.
Cuộc đời Karl Marx luôn bắt gặp bao điều may mắn, có một gia đình lớn với tình cha con, một gia đình nhỏ hạnh phúc với Jenny và Laura, một tình bạn cảm động, vĩ đại với Engels.
Riêng với Laura, Karl Marx yêu thương con, chăm sóc con và luôn dành cho con những bài học tinh thần quý giá. Cuộc phỏng vấn thân tình giữa hai cha con đã để lại một kỷ niệm, một bài học không chỉ riêng cho Laura mà còn cho thế hệ trẻ lời khuyên chân tình và có giá trị:
Phẩm chất mà cha thích nhất:
Ở con người: Tính giản dị. Ở đàn ông: Sức mạnh. Ở đàn bà: Sự mềm dịu
Đặc điểm tiêu biểu của ba: Tính thống nhất
Quan niệm của ba về hạnh phúc: Đấu tranh
Quan niệm của ba về bất hạnh: Sự phục tùng
Khuyết điểm của ba dễ tha thứ nhất: Lòng tin nhẹ dạ
Khuyết điểm ba căm ghét nhất: Thói xu nịnh
Ác cảm của ba: Martin Tupper
Công việc ba yêu thích nhất: Lục sách
Các nhà thơ yêu thích nhất: Eschyle, Shakespeare, Goethe
Nhà văn yêu thích nhất: Diderot
Nhân vật nam yêu thích nhất: Spartacus, Keple
Nhân vật nữ yêu thích nhất: Gretsen
Bông hoa yêu thích nhất: Nguyệt quế
Màu ba yêu thích nhất: Màu đỏ
Tên ba yêu thích nhất: Laura và Jenny
Món ăn ba yêu thích nhất: Cá
Châm ngôm ba yêu thích nhất: Nilu hu manum ame alienum puto (Không có cái gì của con người lại xa lạ với tôi)
Phương ngôn ba yêu thích nhất: De omnibus du bi tandum (Phải luôn nghi ngờ tất cả).
Bình luận