“Nên đôi cánh đẹp, diều giăng giữa giời”

(Về truyện thơ “HƯƠNG SEN ĐỒNG TRŨNG “của nhà thơ Hữu Nhi)

Cách đây vừa tròn 30 năm, tập truyện thơ “Hương sen đồng trũng” của nhà thơ chân quê Hữu Nhi viết về một người liệt sỹ quê hương ra đời. Tập thơ do Ủy ban xã Việt Hùng - huyện Quế Võ, tỉnh Hà Bắc kết hợp với Hội văn nghệ tỉnh Hà Bắc phát hành.

“Nên đôi cánh đẹp, diều giăng giữa giời” - 1

Truyện thơ “Hương sen đồng trũng”

Ông Nguyễn Định - Chủ tich xã Việt Hùng ngày ấy có lời đề tựa: “Uống nước nhớ nguồn, Đảng bộ và nhân dân xã luôn ghi nhớ công lao của gần 200 liệt sỹ, thương binh trong xã. Nghĩa trang liệt sỹ được xây dựng. Nhiều sổ tiêt kiệm được trao tặng các gia đình thương binh liệt sỹ. Nhiều hình ảnh, tư liệu được lưu trữ bảo quản để ghi nhận các chiến công, thành tích của anh em liệt sỹ, thương binh.

“Nên đôi cánh đẹp, diều giăng giữa giời” - 2

Các đồng chí lãnh đạo huyện Quế Võ dâng hương tại Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ của huyện.

Một trong những người con của quê hương đã anh dũng hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Pháp là liệt sỹ Nguyễn Quang Ca (1922-1952). Anh chiến đấu trong bộ đội địa phương huyện Quế Dương, nổi tiếng về lòng dũng cảm mưu trí, lập nhiều chiến công xuất sắc, đã từng được phong trào học tập gương chiến đấu của anh. Đó là một tấm gương còn sống mãi trong lòng nhân dân xã Việt Hùng. Nhân dịp kỷ niệm ngày thương binh liệt sỹ, Đảng ủy và Ủy an nhân dân xã, kết hợp với Hội VHNT tỉnh nhà, xuất bản tập “Hương sen đồng trũng”- truyện thơ của nhà thơ Hữu Nhi viết về cuộc đời và chiến công của liệt sỹ Nguyễn Quang Ca”:

“Sinh thời giữa buổi loạn ly

Bé Ca từ thuở biết đi đã buồn

Mẹ cha không ruộng không vườn

Dưới sông kiếm cá, trên nguồn cày thuê

Đêm đen đuốc đỏ lập lòe

Theo anh bắt ếch đêm về nhịn suông...”

Truyện thơ đã bắt đầu như vậy về tuổi ấu thơ của Nguyễn Quang Ca. Vốn là một thầy giáo yêu thơ văn và làu làu kinh sử, Nhà giáo - nhà thơ Hữu Nhi đã vận dụng giọng thơ cổ kính khi viết về người liệt sỹ hôm nay. Và giọng thơ này theo suốt truyện thơ của ông, bao gồm 514 câu lục bát, rất uyển chuyển và hào hùng, nhất là khi viết về những trận đánh, những chiến công của Liệt sỹ Nguyễn Quang Ca.

Sống như cây bách, cây tùng

Chết như núi thẳm non cùng trời xanh

Bé làm giọt nước long lanh

Lớn làm ngọn giáo tung hoành ngược xuôi

Ba năm gươm sắc súng dài

Đánh 36 trận, thân trai quản gì

Bóng hình dù khuất sơn khê

Xóm làng vẫn thấy anh về trẻ trung...

Người chiến sỹ này cùng đồng đội chiến đấu hy sinh cho đất nước quê hương, và máu xương các anh đã không uổng  khi quê hương một ngày hết bóng giặc, một cuộc mới thanh bình tràn về như mong ước và động cơ chiến đấu của các anh: “Trong cuộc sống hôm nay, tuy còn những khó khăn, nhưng hiện tai các làng xã Việt Hùng đã có điện sinh hoạt, sản xuất, giao thông thuận tiện, các công trình thủy lợi đã biến nhữn vùng chiêm khê mùa úng trước đây thành hai vụ lúc đạt năng suất cao...” như lời nguyên chủ tịch xã Nguyễn Định.

Trời xanh vời vợi chuông chiều

Bờ đê vun vút con diều lên trăng

Thân tre xẻ chục xẻ trăm

Nên đôi cánh đẹp diều giăng giữa trời...

Những câu thơ mộc mạc, giản dị nhưng rất giàu cảm xúc theo thể lục bát dân gian của nhà thơ Hữu Nhi cũng vang theo tiếng sáo diều mỗi chiều tà trên quê hương Bác Ninh, và trong tiếng ru của những người bà thuộc thế hệ nhà thơ Hữu Nhi trưa hè ru cháu:

Bài ca anh viết năm xưa

Lời bà ru cháu, vi vu sáo diều

Quê hương biết mấy thân yêu

Sông Cầu nước chảy, với nhiều vần thơ...

“Nên đôi cánh đẹp, diều giăng giữa giời” - 3

Những người con của nhà thơ Hữu Nhi

Triệu Phong

Nguyễn Duy, nhà thơ du/ru ca
Nguyễn Duy, nhà thơ du/ru ca

Cuối những năm 80, tôi tập viết cho mục "đến với những bài thơ hay" của báo Người Hà Nội và Văn Nghệ. Trong số...

Tin liên quan

Tin mới nhất

Tập khảo cứu đầu tiên về ngành in ấn thời thuộc địa

Tập khảo cứu đầu tiên về ngành in ấn thời thuộc địa

Nghề in ấn là tiền đề quan trọng cho sự phát triển của văn hóa, đặc biệt trong lĩnh vực báo chí và xuất bản, tuy nhiên chưa có cuốn sách nào ở Việt Nam thực sự viết về ngành in ấn thời thuộc địa. Từ nhận định đó, tác phẩm “Lần theo dấu chữ – Thời kỳ đầu in ấn sách báo chữ Latinh ở Việt Nam (1862-1920)” của tác giả Trịnh Hùng Cường đã phác nên những nét cơ bản quan trọn