Nhà văn Lê Minh Khuê: "Cuộc thi tiểu thuyết 2016 - 2019 của Hội Nhà văn Việt Nam rất đáng ghi nhận về mặt chất lượng với nhiều cuốn sách khá hay"

(Arttimes) - Từ xưa đến nay, tiểu thuyết luôn được coi là “cỗ máy cái” của mỗi nền văn học. Và có nhiều người cho rằng, thời đại chúng ta đang sống với rất nhiều biến cố, đổi thay của đời sống xã hội chính là thời của văn xuôi, thời của tiểu thuyết.

Chính vì thế, cuộc thi tiểu thuyết 2016-2019 của Hội Nhà văn Việt Nam đã thu hút được sự hưởng ứng của rất nhiều cây bút và đã có gần 200 tác phẩm dự thi được gửi về. Nhà thơ Nguyễn Việt Chiến đã có cuộc phỏng vấn nhanh nhà văn Lê Minh Khuê (thành viên chấm sơ khảo) về kết quả của cuộc thi này.

Nhà văn Lê Minh Khuê: "Cuộc thi tiểu thuyết 2016 - 2019 của Hội Nhà văn Việt Nam rất đáng ghi nhận về mặt chất lượng với nhiều cuốn sách khá hay" - 1 Nhà văn Lê Minh Khuê 

Nguyễn Việt Chiến: Thưa nhà văn, theo thông tin mới nhất từ Hội Nhà văn Việt Nam, cuộc thi tiểu thuyết 4 năm vừa được Ban giám khảo chấm xong với nhiều giải thưởng đáng ghi nhận, được biết, giải nhất thuộc về tác phẩm “Từ Dụ thái hậu” của nhà văn Trần Thùy Mai ở TP Huế. Xin nhà văn cho biết nhận xét của mình về tác giả và tác phẩm này?

Lê Minh Khuê: Trần Thùy Mai là một nhà văn nữ viết khỏe, viết hay và có thể nói là rất gan góc vì viết tiểu thuyết là cả một khối lượng công việc khá lớn đòi hỏi phải có sức vóc mà Mai lại là phụ nữ. Trước đây, Trần Thùy Mai đã khá nổi tiếng với những truyện ngắn được bạn đọc yêu thích: Thập tự hoa; Một mình ở Tokyo;  Người khổng lồ núi Bạc; Lửa hoàng cung, Thương nhớ Hoàng Lan; Thị trấn hoa vàng; Trò chơi cấm... Với cuốn tiểu thuyết mang nhiều dấu ấn lịch sử này, có thể nói Trần Thùy Mai đã theo đuổi một đề tài khá hóc búa với những câu chuyện xảy ra cách đây lâu rồi và đã được chị tái hiện một cách sinh động nhất. Sức viết của Trần Thùy Mai khá bền bỉ và càng ngày viết càng hay.

Từ Dụ thái hậu là một cuốn tiểu thuyết khá và đã làm cho cuộc thi này có chất lượng hẳn lên. Trần Thùy Mai là một cây bút xuất sắc của thế hệ nhà văn sau 1975. Nhân vật chính của tiểu thuyết là Từ Dụ thái hậu (người sinh ra vua Tự Đức), trong dân gian xứ Huế có khá nhiều giai thoại về thái hậu là một người phụ nữ rất đặc biệt và nhân hậu trong đời sống Hoàng cung ở Huế. Tiểu thuyết kể lại những câu chuyện khá hay về các cung nữ ở hậu cung triều Nguyễn trải qua mấy triều vua. Xoay quanh nhân vật chính của tiểu thuyết là các nhân vật phụ gắn với những sự kiện xảy ra ở Hoàng cung và Hậu cung thời gian ấy.

Nguyễn Việt Chiến: Thưa nhà văn, với một cuốn tiểu thuyết dựa vào cốt truyện là những nhân vật lịch sử và những sự kiện lịch sử như cuốn “Từ Dụ thái hậu” của Trần Thùy Mai thì tính hư cấu của tiểu thuyết có giúp cho việc nâng cao nhân vật văn học hay không hoặc có làm thay đổi nhiều không? Lê Minh Khuê: Điều đó còn phụ thuộc vào tài năng của mỗi nhà văn.

Từ Dụ thái hậu là tiểu thuyết khá dày dặn, với trí tưởng tượng của mình, tác giả kể lại những câu chuyện lịch sử một cách thuyết phục, sinh động và cuốn sách này đã làm cuộc thi tiểu thuyết của Hội Nhà văn phát sáng lên, đây là một thành công của Trần Thùy Mai. Còn với tôi thì tôi rất ngại viết tiểu thuyết lịch sử vì không biết các câu chuyện lịch sử ấy thật-giả như thế nào, không phải vì độ chính xác về nhân vật, về sự kiện ra sao mà vì đấy chính là một “vùng mờ” đối với người viết. Nên viết tiểu thuyết lịch sử rất khó và tôi rất khâm phục các nhà văn viết về đề tài lịch sử như Hoàng Quốc Hải, Nguyễn Xuân Khánh và trong cuộc thi tiểu thuyết này là các tác giả Võ Khắc Nghiêm, Bùi Việt Sĩ… Nguyễn Việt Chiến: Là thành viên quan trọng của Ban sơ khảo cuộc thi tiểu thuyết và đọc khá kỹ các tác phẩm dự giải, xin nhà văn cho biết ý kiến đánh giá về cuộc thi này và cho biết thêm về một số tác giả đã gây ấn tượng cho chị? Lê Minh Khuê: Có thể nói Ban sơ khảo chúng tôi làm việc khá nhiều buổi và rất cẩn thận, trao đổi khá kỹ với nhau về các tác phẩm vào giải để đưa lên chung khảo xét duyệt. Đây là cuộc thi tiểu thuyết khá chất lượng, có những cuốn sách khá hay của các tác giả như: Trần Thùy Mai, Khôi Vũ, Võ Khắc Nghiêm, Hữu Phương, Bùi Việt Sĩ...

Theo tôi, cuộc thi tiểu thuyết lần này có nhiều dấu ấn hơn cuộc thi lần trước về mặt chất lượng, tuy nhiên về giọng điệu, về hình thức và cấu trúc nghệ thuật tiểu thuyết cũng không có tìm tòi, đột phá gì mới. Sau Trần Thùy Mai, tôi muốn nhắc đến cuốn tiểu thuyết của Khôi Vũ, là một nhà văn thuộc phía Việt Nam Cộng Hòa, ông là dân Bắc di cư vào Nam rồi đi lính, trở thành sĩ quan, năm 1975 ông ở lại sau chiến tranh rồi đi cải tạo và trở về. Cuốn tiểu thuyết của tác giả Khôi Vũ rất hay với giọng văn điềm đạm, viết về những trải nghiệm của tác giả về những người ở lại miền nam Việt Nam sau năm 1975, họ hòa nhập với đời sống của cả người miền Bắc và người miền Nam như thế nào. Trong cuộc thi tiểu thuyết lần này có cả một mảng truyện viết về biên giới và hải đảo và đây là một đề tài khá hay, góp một tiếng nói mới cho cuộc thi này như tiểu thuyết Hùng binh dày 500 trang của tác giả trẻ Đặng Ngọc Hưng viết về đội lính đi bảo vệ Hoàng Sa thời triều vua nhà Nguyễn, tiểu thuyết có nhiều tư liệu khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.

Một tác giả nữa là nhà văn Võ Bá Cường ở Thái Bình với cuốn tiểu thuyết Gió Thượng Phùng viết về chiến tranh biên giới phía Bắc, viết về cuộc sống của những người dân Việt Nam và Trung Hoa ở vùng biên giới Mèo Vạc, Hà Giang, đan cài nhau trong cuộc sống thường ngày và cả trong những xung đột. Đây là những đóng góp mới của các tác giả này.

Nguyễn Việt Chiến: Xin cảm ơn nhà  văn Lê Minh Khuê đã dành cho Thời báo Văn học Nghệ thuật cuộc phỏng vấn này

Nguyễn Việt Chiến  None

Tin liên quan

Tin mới nhất

Phát huy giá trị đa văn hóa trong nếp sống  văn hóa, văn minh đô thị

Phát huy giá trị đa văn hóa trong nếp sống văn hóa, văn minh đô thị

Hội thảo khoa học diễn ra ngày 25/07/2024 tại TP.HCM do Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á (Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) phối hợp với Hội hữu nghị Việt Nam – Asean TP.HCM tổ chức mang chủ đề "Giải pháp phát huy giá trị đa văn hóa và tiềm năng của các gia đình có yếu tố nước ngoài tại TP.HCM góp phần xây dựng nếp sống văn hoá, văn minh đô thị” đã đặt ra nhi

Toàn văn Lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn Lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), đồng thời Lễ truy điệu cũng được tổ chức tại Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Ủy vi