“Văn học viết về chiến tranh cách mạng là một cánh đồng không bao giờ bạc màu”

Ngày 1/8 tại Nhà sáng tác Đà Nẵng sẽ khai mạc Trại sáng tác văn học về đề tài “Lực lượng vũ trang- Chiến tranh cách mạng” năm 2023 do Nhà Xuất bản Quân đội nhân dân (QĐND) phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức.

Có 15 nhà thơ, nhà văn các thế hệ luôn tâm huyết sáng tác về đề tài chiến tranh, số phận người lính và truyền thống quân đội sẽ tham gia trại viết này. Đó là các cây bút tên tuổi, chung thủy với đề tài người lính và chiến tranh cách mạng: Hà Phạm Phú, Hà Đình Cẩn, Nguyễn Trọng Tân, An Bình Minh, Hoàng Dự, Nguyễn Minh Ngọc, Châu La Việt, Nguyễn Tham Thiện Kế… cùng các cây bút trẻ: Trương Chí Hùng, Xuân Hùng..., những cây bút từng có thành quả viết về đề tài người chiến sỹ quân đội ở các địa phương: Nguyễn Thanh Hải (Tiền Giang), Nguyễn Tam Mỹ (Phú Yên), Trần Khánh Toàn (Hà Nội)...

“Văn học viết về chiến tranh cách mạng là một cánh đồng không bao giờ bạc màu” - 1

Trại sáng tác văn học về đề tài "Lực lượng vũ trang-Chiến tranh cách mạng" năm 2022 tại Nhà sáng tác Cần Thơ với 16 bản thảo đủ các loại hình: tiểu thuyết, trường ca, thơ, bút ký, truyện ngắn, nghiên cứu-phê bình... đã cho thấy tiềm năng khai thác và sức hấp dẫn của đề tài đối với các cây bút qua nhiều thế hệ.

Đặc biệt từ miền đất đỏ Bình Phước có hai cây bút nữ tham gia trại là Bùi Thị Biên Linh và Linh Tâm. Những năm  qua, cả hai chị đều có nhiều sáng tác (Tiểu thuyết, truyện ngắn) về đề tài người chiến sỹ, và đã từng được in giới thiệu ở Nhà xuất bản Quân đội.

“Văn học viết về chiến tranh cách mạng là một cánh đồng không bao giờ bạc màu” - 2

Hai nhà văn Châu La Việt và Hoàng Dự thăm và tìm hiểu tư liệu sáng tác tại nhà nguyên Chính ủy Lữ đoàn Pháo cao xạ 226 Quân khu 9.

Với sự hiện diện của các Trại viên này, chúng ta thấy có nhiều nhà văn, nhiều tên tuổi văn chương đều là những cựu chiến binh, từng trải qua những năm tháng chiến tranh và có nhiều tâm huyết với đề tài chiến tranh, người lính, bởi đó chính là cuộc đời, là tình yêu của họ. Gần như suốt cuộc đời, họ chỉ viết về người lính và đồng đội.

Đến nay, các anh đều đã hơn 70 tuổi, nhưng sức viết vẫn rất mạnh mẽ, nhất là khi được kể về những năm tháng chiến đấu hào hùng, thể hiện trong mỗi trang viết của các anh tình yêu văn học và tình cảm gắn bó với quân đội vẫn rất nồng nàn.

“Văn học viết về chiến tranh cách mạng là một cánh đồng không bao giờ bạc màu” - 3

Lãnh đạo Quân khu 9 và các nhà văn dự Trại sáng tác văn học đề tài "Chiến tranh cách mạng và lực lượng vũ trang" năm 2022.

Dòng văn học viết về chiến tranh cách mạng và người chiến sĩ lực lượng vũ trang bao năm nay vẫn không ngừng tuôn chảy trong mạch nguồn văn học của chúng ta với nhiều tác phẩm xuất sắc. Sáng tác về đề tài chiến tranh cách mạng và người lính vẫn luôn nhận được sự hưởng ứng tham gia của nhiều thế hệ các nhà văn trong và ngoài quân đội. Cùng với thế hệ các nhà văn cựu chiến binh một thời đạn lửa, có một lực lượng cây bút trẻ hơn tham gia trại viết cũng rất đáng khích lệ. Trại viết sẽ là nơi cho những sáng tác mới của họ nảy nở, và thêm những kinh nghiệm văn chương trân chặng đường tới của mình.

“Văn học viết về chiến tranh cách mạng là một cánh đồng không bao giờ bạc màu” - 4

Đại tá, Thạc sĩ Phạm Văn Trường, Giám đốc - Tổng Biên tập Nhà xuất bản Quân đội nhân dân phát biểu.

Đại tá Phạm Xuân Trường, Giám đốc Nhà xuất bản Quân đội, người trực tiếp chỉ đạo trại viết 2022, chia sẻ: “Văn học viết về chiến tranh cách mạng là một cánh đồng không bao giờ bạc màu, càng lật xới càng màu mỡ. Đề tài về “Lực lượng vũ trang-Chiến tranh cách mạng” và người chiến sĩ hôm nay luôn là một chân giá trị, một không gian chứa đựng những trầm tích văn hóa hấp dẫn để các văn nghệ sĩ hăng say lao động và gặt hái những thành công. Sáng tác về đề tài người lính và chiến tranh cách mạng luôn là thử thách với tất cả người cầm bút, mặc dù đề tài này luôn có sức hấp dẫn rất mạnh mẽ đối với độc giả”

Trương Nguyên Việt

Tin liên quan

Tin mới nhất

Tập khảo cứu đầu tiên về ngành in ấn thời thuộc địa

Tập khảo cứu đầu tiên về ngành in ấn thời thuộc địa

Nghề in ấn là tiền đề quan trọng cho sự phát triển của văn hóa, đặc biệt trong lĩnh vực báo chí và xuất bản, tuy nhiên chưa có cuốn sách nào ở Việt Nam thực sự viết về ngành in ấn thời thuộc địa. Từ nhận định đó, tác phẩm “Lần theo dấu chữ – Thời kỳ đầu in ấn sách báo chữ Latinh ở Việt Nam (1862-1920)” của tác giả Trịnh Hùng Cường đã phác nên những nét cơ bản quan trọn