Khi dùng dầu hào, hãy ghi nhớ nguyên tắc “5 món không cho, 3 điều không dùng”

Dầu hào chứa tinh chất hàu và có vị ngọt tươi, cho một thìa vào khi nấu sẽ làm tăng hương vị cho món ăn.

Tuy nhiên, không phải món nào cũng thích hợp để nấu với dầu hào, đặc biệt là 5 loại dưới đây:

1. Dưa muối

Khi làm các loại rau củ muối chua như củ cải muối, dưa chuột muối thì không dùng dầu hào.

Bên cạnh đó, vị ngọt của dầu hào cần được kích thích khi nấu ở nhiệt độ cao nên sẽ thích hợp hơn cho các món xào. Đối với các món ngâm chua, vị ngọt thịt không thể phát huy được, khiến món ăn có mùi vị lạ, không ngon. Hơn nữa, dầu hào không phải là sản phẩm lên men, nếu cho dầu hào vào khi làm đồ muối chua sẽ rất dễ bị biến chất nếu bảo quản không đúng cách, ảnh hưởng đến thời gian bảo quản của đồ muối chua.

Khi dùng dầu hào, hãy ghi nhớ nguyên tắc “5 món không cho, 3 điều không dùng” - 1

2. Món ngọt, chua ngọt

Khi nấu các món ngọt hoặc chua ngọt không nên dùng dầu hào. Dầu hào không chỉ cung cấp vị ngọt thịt cho món ăn mà còn có vị mặn tương đối đậm. Nếu cho dầu hào vào các món này sẽ làm biến đổi mùi vị, át đi một phần vị ngọt, đồng thời làm ảnh hưởng đến màu sắc và hình thức món ăn.

Khi dùng dầu hào, hãy ghi nhớ nguyên tắc “5 món không cho, 3 điều không dùng” - 2

3. Món cay

Khi làm một số món cay như gà cay, đậu phụ cay, thịt lợn xào cay thì nhớ đừng cho thêm dầu hào. Loại món ăn này cần làm nổi bật vị cay, mang lại cảm giác kích thích, sảng khoái về hương vị, nếu cho dầu hào vào thì dầu hào sẽ có xu hướng làm dịu vị cay và ảnh hưởng đến hương vị cốt lõi của món ăn.

Khi dùng dầu hào, hãy ghi nhớ nguyên tắc “5 món không cho, 3 điều không dùng” - 3

4. Hải sản

Dầu hào không được dùng trong các món hải sản. Các món hải sản như cá, tôm, động vật có vỏ,… rất giàu axit amin và có vị ngọt tự nhiên, nếu bạn thêm dầu hào, hương vị sẽ bị lấn át và không ngon.

5. Các món canh

Khi nấu canh mặn không nên cho dầu hào. Canh thường có vị nhạt, thông thường chỉ cần cho một chút muối, nước cốt gà, tiêu trắng hoặc xì dầu nhạt để tăng hương vị và độ tươi. Nếu cho dầu hào, món canh sẽ bị nồng, át đi mùi thơm và vị ngọt. Hơn nữa, màu của dầu hào tương đối đậm, cho vào canh sẽ khiến nước dùng có màu sẫm.

Khi dùng dầu hào, hãy ghi nhớ nguyên tắc “5 món không cho, 3 điều không dùng” - 4

Ghi nhớ “3 không” khi dùng dầu hào

1. Không chọn loại dầu hào có quá ít “tinh chất hàu”

Tinh chất hàu là thành phần chính của dầu hào, được cô đặc bằng cách đun sôi thịt hàu. Tuy nhiên, để giảm giá thành của dầu hào, nhiều nhà sản xuất hiện nay sử dụng natri glutamate, dinatri nucleotide dinatri, acesulfame kali, màu caramel và các chất tăng độ tươi khác và các chất phụ gia thực phẩm để chế biến dầu hào.

Đối với loại dầu hào có hàm lượng tinh chất hàu rất ít thì không nên mua, không có vị ngọt thịt và không khác gì nước tương, bột ngọt, bên cạnh đó lại nhiều chất phụ gia có hại.

Khi dùng dầu hào, hãy ghi nhớ nguyên tắc “5 món không cho, 3 điều không dùng” - 5

2. Người bị bệnh gút và dị ứng hải sản không nên ăn

Dầu hào là loại nước sốt được làm từ hàu, tuy có hàm lượng thấp nhưng vẫn chứa hải sản và có hàm lượng purine cao. Đối với những người bị bệnh gút hoặc bị dị ứng với hải sản thì tốt nhất không nên ăn, nếu không sẽ dễ làm bệnh gút nặng thêm và gây dị ứng.

3. Không bảo quản ở nhiệt độ thường

Không giống như các loại gia vị như nước tương và giấm, dầu hào không được tạo ra thông qua quá trình lên men nên có yêu cầu khác đối với môi trường bảo quản. Dầu hào có chứa nước cốt hàu, nếu để sản phẩm hải sản này trong thời gian dài ở nhiệt độ phòng hoặc môi trường có nhiệt độ cao sẽ dễ sinh ra vi sinh vật gây hư hỏng, nấm mốc.

Khi dùng dầu hào, hãy ghi nhớ nguyên tắc “5 món không cho, 3 điều không dùng” - 6

Sau khi mở dầu hào, bạn nhớ vặn chặt và cho vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản, không để cạnh bếp sau khi sử dụng. Nếu dầu hào chưa để tủ lạnh, nhớ kiểm tra miệng lọ dầu hào xem có lông, mốc không, nếu có mốc thì nên vứt đi và không ăn nữa.

DIỆP ANH (Theo Aboluowang)

Tin liên quan

Tin mới nhất

Điện Biên Phủ - thiên anh hùng ca, nguồn cảm hứng sáng tạo lớn của văn học nghệ thuật

Điện Biên Phủ - thiên anh hùng ca, nguồn cảm hứng sáng tạo lớn của văn học nghệ thuật

“Điện Biên Phủ - thiên anh hùng ca, nguồn cảm hứng sáng tạo lớn của văn học nghệ thuật” là một hội thảo ý nghĩa được tổ chức nhân dịp Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2024), giúp lan tỏa những giá trị của Điện Biên Phủ trong đời sống văn học nghệ thuật nước nhà. Đồng thời, thúc đẩy sự thăng hoa, bền bỉ, nuôi dưỡng cảm xúc sáng tạo cho các văn ng

(Ảnh) “Qua miền Tây Bắc - về với Điện Biên”: Thăm và phát động cuộc thi vẽ tranh tại Trường Tiểu học Him Lam

(Ảnh) “Qua miền Tây Bắc - về với Điện Biên”: Thăm và phát động cuộc thi vẽ tranh tại Trường Tiểu học Him Lam

Trong khuôn khổ chương trình “Qua miền Tây Bắc - về với Điện Biên”, đoàn đại biểu là các văn nghệ sĩ Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam đã có dịp đến thăm và tặng quà cho học sinh Trường Tiểu học Him Lam, đồng thời phát động cuộc thi vẽ tranh với chủ đề “Hoan Hô chiến sỹ Điện Biên”. Sự kiện do Thời báo Văn học nghệ thuật, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Điệ

Thi nhân bầu rượu túi thơ

Thi nhân bầu rượu túi thơ

Tết, dẫu ngày thường không hay rượu thì, chí ít mỗi người dù già trẻ, gái trai, đều có thể nâng một ly rượu thơm nồng mừng xuân, mừng năm mới. Người ta nói đến “văn hóa rượu”, vì rượu là một trong những phát minh quan trọng của loài người (nhiều ý kiến còn cho là sau việc phát minh ra lửa!?). Muốn cảm nhận được cái nhã thú của văn hóa rượu, thiết nghĩ có một cách, hãy tìm đ