Họa sĩ, cô giáo Trần Thị Thanh Hòa: “Khi tôi vẽ, tôi tự do”

(Arttimes) - Tôi mới được biết người nữ họa sĩ trẻ xinh đẹp này một ngày gần đây, nhân kỷ niệm 77 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2021) Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm tranh “Chung bước quân hành 2021” bao gồm những tác phẩm độc đáo và ý nghĩa về đề tài bảo vệ Tổ quốc.

Trong số bốn họa sĩ Thái Bình tham gia triển lãm này, có họa sĩ – cô giáo Trần Thị Thanh Hòa. Ban tổ chức đã nhận xét về tranh của họa sĩ – cô giáo này như sau: “Nhẹ nhàng và phản ánh hình ảnh người chiến sĩ trong mặt trận chống lại đại dịch Covid với chất liệu Lụa của họa sĩ Trần Thị Thanh Hòa cho chúng ta thấy được sự trân trọng trong nghĩa tình quân dân”, như đánh giá của Ban tổ chức.

Họa sĩ, cô giáo Trần Thị Thanh Hòa: “Khi tôi vẽ, tôi tự do” - 1

Nói về nghề và đam mê vẽ của mình, Thanh Hòa chia sẻ: “Tôi sinh năm 1980, đến từ Thái Bình. Từ nhỏ tôi đã yêu thích hội họa và quyết tâm thi đậu vào trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam. Sau khi tốt nghiệp loại ưu, tôi trở thành giáo viên dạy mỹ thuật tại quê hương mình”.

“Dù cuộc sống gia đình bận rộn nhưng được sự ủng hộ của người thân, tôi vẫn cố gắng theo đuổi đam mê, tham gia các hoạt động nghệ thuật, triển lãm nghệ thuật trong và ngoài nước, tham gia các hội thảo nghệ thuật trên Internet. Truyền hình, tạp chí mỹ thuật địa phương; Cùng các nghệ sĩ chung tay xây dựng các quỹ nhân đạo trong nước”.

“Hiện tôi là hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thái Bình, hội viên Câu lạc bộ Họa sĩ Thái Bình và Câu lạc bộ Họa sĩ trẻ tỉnh. Các tác phẩm tôi vẽ hầu hết là về phong cảnh và con người. Đặc biệt, tôi thích vẽ về những người phụ nữ Thái Bình quê tôi - vùng đất lúa được mệnh danh là “Chị Hai Năm tấn” của Việt Nam. Họ là những người tốt bụng, giản dị, chăm chỉ…và thực sự là những người hùng thầm lặng trong cuộc sống. Có rất nhiều thứ mà tôi không thể diễn tả bằng lời, nhưng bạn có thể thấy chúng trong tác phẩm nghệ thuật của tôi”, họa sĩ Thanh Hòa nói.

Tôi có một kỷ niệm nhỏ rất trân trọng với chị: Có lần, biết một đơn vị quân đội là Binh trạm 13 chiến đấu ở mặt trận Lào năm xưa có ý đinh ra một tập sách kỷ niệm nhựng năm tháng khói lửa, cô giáo trẻ Thái Bình đã vẽ tặng một bức tranh để làm bìa sách. Việc làm vô tư, giản dị nhưng là nghĩa cử rất đáng trân trọng của người nữ họa sĩ xinh đẹp và tài năng.

Đến nay, dù trở thành một họa sĩ trẻ được nhiều người biết đến, nhưng Trần Thị Thanh Hòa vẫn gắn bó với mái trường tiểu học Lý Tự Trọng. Từ đây, chị mang tình yêu hội họa, những nét vẽ ngây thơ đến cho các em.

Hòa nói: “Khi tôi vẽ, tôi tự do và thoải mái như một đứa trẻ ngây thơ và muốn điều khiển thế giới trong tranh của tôi”.

Đánh giá về tranh của họa sĩ Trần Thị Thanh Hòa, nhiều người có chung nhận định: Họa sĩ nữ có cái tinh tế, sâu sắc và có cái nhìn mang tính giới rất đặc biệt. Tranh của chị cũng từng tham dự nhiều triển lãm tại Ấn Độ, Singapore, Hàn Quốc, Hungary... và nhiều triển lãm chung ở trong nước.

Một số tác phẩm của Trần Thị Thanh Hòa:

Họa sĩ, cô giáo Trần Thị Thanh Hòa: “Khi tôi vẽ, tôi tự do” - 2
Họa sĩ, cô giáo Trần Thị Thanh Hòa: “Khi tôi vẽ, tôi tự do” - 3
Họa sĩ, cô giáo Trần Thị Thanh Hòa: “Khi tôi vẽ, tôi tự do” - 4
Họa sĩ, cô giáo Trần Thị Thanh Hòa: “Khi tôi vẽ, tôi tự do” - 5

Triệu Phong

Tin liên quan

Tin mới nhất

Nỗi đau đáu về hạnh phúc người phụ nữ (Đọc

Nỗi đau đáu về hạnh phúc người phụ nữ (Đọc "Còn một đợt rét chót, đêm nay sẽ về" của Trang Thụy, NXB Hội Nhà văn, 2024)

"Còn một đợt rét chót, đêm nay sẽ về" là tập truyện ngắn đầu tay của Trang Thụy, tập hợp 11 tác phẩm, hầu hết đã in báo rải rác trong mấy năm gần đây. Tuy mới bước vào làng văn nhưng Trang Thụy đã sớm định hình được một giọng điệu riêng, sắc sảo và độc đáo. Và điều đặc biệt hơn nữa là các tác phẩm của Trang Thụy hầu như tập trung vào một chủ đề duy nhất, đó là số

Trải nghiệm “Phở số Hà Thành” tại Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Trải nghiệm “Phở số Hà Thành” tại Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 sẽ diễn ra trong 3 ngày (29, 30/11 và 1/12) tại Công viên Thống Nhất, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Điểm nhấn của lễ hội là hoạt động bảo vệ, quảng bá, giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể “Phở Hà Nội”, góp phần đẩy mạnh khai thác, phát huy giá trị văn hóa ẩm thực trong phát triển du lịch và công nghiệp văn hóa Thủ đô.