6 bài thử thách nhận diện tiềm năng trí tuệ trẻ 9 – 11 tuổi (Phần 2)
Các bài thử thách dưới đây sẽ giúp ba mẹ nhận diện tiềm năng trí tuệ của con. Ba mẹ hãy cho con hoàn thành bài thử thách nhé.
- Số lượng câu hỏi: 6
- Đối tượng: dành cho trẻ từ 9 –11 tuổi
Câu 1
Làm toán bằng chữ (tập trung)
Thử thách:
Chỉ vào những bài toán dưới đây và nói: “Đây là mười phép toán cần giải. Con sẽ thấy chúng khá phức tạp vì chúng đang được viết bằng các chữ cái, không phải bằng số.
Nhưng thật ra các phép toán này không quá khó để giải, nếu trước tiên con đổi các chữ cái thành số. Khi đó con có thể dễ dàng giải các phép toán này. Và sau khi con đã có đáp án, con hãy đổi các con số lại thành chữ cái.”
A = 1
B = 3
C = 5
D = 2
E = 4
F = 6
G = 7
H = 9
I = 8
a) A + C =. f) H x F =
b) AB – E = g) H x F =
c) C x G = h) (F ÷ B) x I =
d) DE ÷ F = i) AB + HG -IF =
e) C + ED = j) (E x G) ÷ AE =
Cách tính điểm:
- 2 điểm nếu tất cả các phép toán được giải trong ba phút
- 1 điểm nếu tất cả các phép toán được giải trong năm phút hoặc nếu trẻ hoàn thành trong ba phút nhưng phạm ba lỗi
- 0 điểm nếu trẻ phạm nhiều hơn ba lỗi và mất nhiều hơn năm phút để hoàn thành bài thử thách
Câu 2
Sắp xếp que diêm (trí nhớ)
- Dụng cụ:
21 que diêm, hoặc giấy và bút chì
Thử thách:
Nói với trẻ rằng: “Hãy quan sát thật cẩn thận. Ba/mẹ sẽ cho con xem một bức hình, nhưng chỉ trong một khoảng thời gian rất ngắn. Sau đó con sẽ phải sao chép lại hình ảnh từ trí nhớ của con nhé.”
Cho trẻ xem hình trong 10 giây.
Nếu không có sẵn que diêm, bạn có thể cho trẻ chép hình bằng giấy và bút chì. Trong trường hợp này, trẻ chỉ cần vẽ chính xác số nét là được. Hướng của que diêm không quan trọng dù là dùng que diêm thật hay dùng bút chì.
Tuy nhiên, sẽ tốt hơn nếu sử dụng que diêm và để cho trẻ tự mình lấy số lượng que diêm chính xác ra khỏi hộp. Nếu ba mẹ đưa cho trẻ đúng số que diêm cần thiết thì xme như đã giúp trẻ một phần trong thử thách.
Cách tính điểm:
- 2 điểm nếu hình được sao chép chính xác
- 1 điểm nếu phạm lỗi nhỏ, không làm thay đổi hình dáng của hình
- 0 điểm nếu phạm lỗi lớn, làm thay đổi hình dáng của hình
Câu 3
Tìm biểu tượng phù hợp (tư duy logic)
Thử thách:
Lần lượt cho trẻ xem các hình A, B và C và hỏi: “Biểu tượng nào trong số các biểu tượng này (trong ô vuông nhỏ bên phải) phù hợp với vị trí của dấu chấm hỏi?”
Cách tính điểm:
- 2 điểm cho ba đáp án đúng
- 1 điểm cho hai đáp án đúng
- 0 điểm cho một hoặc không có đáp án nào đúng
Câu 4
Thay số bằng chữ (tập trung)
- Dụng cụ:
Bút chì
Thử thách:
Chỉ vào dãy số 1-9 và các chữ cái bên dưới và nói: “Chín số này đã được thay thế bằng các chữ cái bên dưới này. Bây giờ, đến lượt con sẽ viết các chữ cái ngay bên dưới tất cả các số trong bốn dãy số này. Con hãy chắc mình sử dụng đúng chữ cái cho mỗi số nhé. Giờ con hãy cố gắng hoàn thành thử thách này nhanh nhất có thể.”
1 2 3 4 5 6 7 8 9
O V A H P D U T C
Cách tính điểm:
- 2 điểm nếu nhiệm vụ được hoàn thành một cách chính xác trong vòng ba phút
- 1 điểm nếu nhiệm vụ được hoàn thành một cách chính xác trong vòng năm phút
- 0 điểm nếu mất hơn 5 phút hoặc nếu trẻ phạm vài lỗi
Câu 5
Hoa và số (trí nhớ)
Thử thách:
Chỉ vào danh sách tên hoa và số bên dưới và nói: “Hãy nhìn kỹ năm loài hoa và năm con số này. Con hãy cố gắng ghi nhớ chúng. Lát nữa ba/mẹ sẽ yêu cầu con lặp lại chúng.”
Cho con bạn một phút để ghi nhớ. Sau đó tiếp tục cho trẻ hoàn thành câu 6 trước khi quay lại phần tiếp theo của câu 5 này ngay bên dưới.
a) Hoa hồng
b) Hoa cẩm chướng
c) Hoa thủy tiên
d) Hoa oải hương
e) Hoa cẩm tú cầu
f) 25
g) 33
h) 6
i) 50
j) 15
Câu 5 (tiếp theo)
Hỏi con bạn: “Đâu là 5 loại hoa và 5 con số con đã ghi nhớ?”
- Hoa nghệ tây 15
- Hoa cẩm tú cầu 16
- Hoa cúc 23
- Hoa hải đường 25
- Hoa oải hương 55
- Hoa bồ công anh 10
- Hoa giấy 20
- Hoa thủy tiên 6
- Hoa hướng dương 13
- Hoa anh đào 33
- Hoa cát tường 26
- Hoa hồng 60
- Hoa tử đằng 50
- Hoa phong lan 5
- Hoa cẩm chướng 8
Cách tính điểm:
- 2 điểm cho bảy đáp án đúng
- 1 điểm cho năm đáp án đúng
- 0 điểm cho ít hơn năm đáp án đúng hoặc không có đáp án nào đúng
Câu 6
Sắp xếp tranh theo trình tự thích hợp (tư duy logic)
Thử thách:
Chỉ vào hai hàng tranh và nói: “Mỗi hành tranh trong số hai hàng tranh này kể một câu chuyện. Nhưng như con thấy, các bức tranh không hoàn toàn đúng thứ tự. Theo con, thứ tự thích hợp là gì? Nếu con muốn, con cũng có thể tưởng tượng ra một câu chuyện nhỏ cho mỗi hàng tranh.”
Cách tính điểm:
- 2 điểm cho hai đáp án đúng
- 1 điểm cho một đáp án đúng
- 0 điểm nếu không có đáp án nào đúng
ĐÁP ÁN
Câu 1:
a) F, b) H, c) BC, d) E, e) EG, f) CE, g) AE, h) AF, i) DE, j) D
Câu 2: sao chép hình một cách chính xác với 21 que diêm (nét vẽ)
Câu 3:
A – c (xoay theo chiều kim đồng hồ)
B – c (từ trái qua phải cũng như từ trên xuống dưới luôn bớt đi một hình vuông)
C – d (mỗi biểu tượng đại diện cho một hàng)
Câu 4: hoàn thành thử thách trong vòng ba phút
Câu 5: nhớ được tất cả các loại hoa và số
Câu 6:
A) d-a-c-b (vị trí của mặt trời)
B) b-a-d-c (thay đổi theo mùa)
Bài thử thách trên đã giúp ba mẹ bước đầu nhận định về tiềm năng trí tuệ của con ở 3 khía cạnh gồm: khả năng tập trung (câu 1 và 4), khả năng ghi nhớ (câu 2 và 5) và khả năng tư duy logic (câu 3 và 6).
Sau khi ba mẹ hỗ trợ để trẻ hoàn thành bài thử thách, ba mẹ sẽ biết được khía cạnh nào là thế mạnh của con, và con còn phải rèn luyện thêm ở khía cạnh nào.
Vậy ý nghĩa của các khía cạnh này đối với trí thông minh là gì? Hãy cùng tìm hiểu thêm về các khía cạnh này của trí thông minh để có thể giúp con tốt hơn ba mẹ nhé!
Khả năng tập trung
Khả năng tập trung mặc dù không có mối liên hệ trực tiếp với trí thông minh, nhưng sẽ khó để đạt được những thành tựu trí tuệ nếu không có khả năng tập trung.
Nhiều học sinh có điểm kiểm tra trí thông minh trên trung bình nhưng lại học kém ở trường một phần vì chúng không thể tập trung. Tập trung có nghĩa là trẻ hướng toàn bộ sự chú ý của mình vào một nhiệm vụ cụ thể và không cho phép mình bị phân tâm.
Khả năng ghi nhớ
Trí nhớ không phải một phần thiết yếu của trí thông minh, tuy nhiên, nó lại là sự hỗ trợ không thể thiếu cho nhiều bộ óc vĩ đại. Làm sao chúng ta có thể tìm ra giải pháp cho những vấn đề mới nếu trí nhớ của chúng ta không lưu trữ những kinh nghiệm trước đó mà chúng ta có khi giải quyết những vấn đề tương tự.
Không có trí nhớ, mọi hoạt động của chúng ta sẽ bao gồm quá trình thử và sai hao phí thời gian cho đến khi chúng ta có thể tình cờ tìm ra một giải pháp hữu ích.
Tư duy logic
Logic – ‘nghệ thuật tư duy’ – hiển nhiên là quan trọng trong nền văn hóa của chúng ta, và nó đặc biệt quan trọng để trẻ thành công ở trường học. Qua việc tư duy logic, trẻ có thể nhận ra những điểm liên quan, suy luận, sắp xếp các sự vật, hiện tượng theo trình tự liên quan, từ đó lập ra một phương án phù hợp và khả thi nhất.
Tư duy logic là cơ sở để phát triển toàn diện trí thông minh, và phát huy được khả năng sáng tạo, giải quyết vấn đề hiệu quả. Thành thạo được khả năng tư duy logic thì việc học của các em sẽ dễ dàng, thoải mái và năng động hơn, hào hứng với việc học hơn. Và việc học từ đó cũng được hiệu quả hơn.
Bài viết có sự tư vấn của Thạc sĩ Tâm lý học Hồ Tâm Đan - Chuyên viên Tâm lý trị liệu tại Phòng khám Menthy.
Bình luận