6 thứ tuyệt đối không đặt cạnh bếp, nhà nào cũng có ít nhất 2 thứ

Mặc dù rất nguy hiểm khi đặt những thứ này ở gần bếp nhưng nhiều nhà vẫn mắc phải, bạn hãy kiểm tra xem mình có phạm phải lỗi sai này không nhé.

Khi nấu nướng, để thuận tiện trong việc lấy đồ nhiều người thường để chúng ở gần bếp. Tuy nhiên có một số thứ rất nguy hiểm khi để gần bếp, đặc biệt là 6 thứ sau đây. Tốt nhất bạn không nên đặt gần bếp kẻo hậu quả khôn lường.

1. Dầu ăn

6 thứ tuyệt đối không đặt cạnh bếp, nhà nào cũng có ít nhất 2 thứ - 1

Dầu ăn là nguyên liệu phổ biến trong mọi căn bếp, tuy nhiên sau khi dùng xong thì tốt nhất bạn nên cất nó vào ngăn tủ, nói chung là nên tránh xa bếp. Nguyên nhân là do dầu ăn để gần bếp sẽ rất dễ bắt lửa, gây ra hỏa hoạn.

2. Rượu

Một số người quen nêm các món ăn với rượu, cho nên trong căn bếp thường có rượu. Nhưng họ không biết rằng cồn trong rượu rất dễ bắt lửa, đặc biệt là với một số loại rượu chất lượng cao càng dễ bắt lửa. Vì vậy khi cất đặt rượu, tốt hơn hết bạn nên để rượu tránh xa bếp.

3. Bật lửa

6 thứ tuyệt đối không đặt cạnh bếp, nhà nào cũng có ít nhất 2 thứ - 2

Nếu dùng bếp gas, sau một thời gian sử dụng bếp rất khó đánh lửa và đôi khi cần châm lửa bằng bật lửa. Một số người sau khi châm lửa đã đặt bật lửa ngay cạnh bếp, lần sau có nhu cầu sử dụng thì tiếp tục dùng, đỡ mất công đi lấy hoặc đi tìm.

Nhưng điều này rất nguy hiểm, vì sau khi bật bếp, nhiệt độ xung quanh bếp rất cao, bật lửa gần bếp nếu chẳng may gặp ngọn lửa hở hoặc bị đốt nóng rất dễ phát nổ.

4. Túi nhựa

Túi ni lông rất dễ bắt lửa, dẫn đến hỏa hoạn. Ngoài ra nếu không may bị cháy, nó sẽ bám vào bếp, gây mất vệ sinh cho nên tốt nhất bạn không nên để túi ni lông gần bếp.

5. Bột mì

6 thứ tuyệt đối không đặt cạnh bếp, nhà nào cũng có ít nhất 2 thứ - 3

Bột mì là chất dễ cháy. Trong khi đó bột lại rất dễ bay lơ lửng trong không khí, nếu nồng độ bụi trong không khí quá cao, khi gặp lửa trần trên bếp sẽ rất dễ bắt lửa và phát nổ. Nếu không muốn chuyện này xảy ra, bạn hãy đặt bột mì ở nơi an toàn, tuyệt đối đừng đặt gần bếp.

6. Điện thoại di động

Ngày nay nhiều người không thể tách rời điện thoại di động, dù đang nấu ăn trong bếp họ cũng không quên mang điện thoại bên người, vừa nấu ăn vừa xem điện thoại. Nhưng việc này rất nguy hiểm, khi nấu nướng, nhiệt độ xung quanh bếp sẽ đặc biệt tăng cao, mà điện thoại di động lại dùng pin lithium.

Nếu để trong môi trường nhiệt độ cao nó rất dễ phát nổ, hư hỏng các bộ phận bên trong đồng thời làm giảm tuổi thọ của điện thoại. Vì vậy, tốt nhất bạn nên để điện thoại cách xa bếp khi đun nấu.

Một số lưu ý khác về cách sử dụng bếp gas an toàn

Có rất nhiều sử dụng bếp gas để đun nấu, nhưng nếu không cẩn thận rất dễ xảy ra hỏa hoạn, cháy nổ. Để tránh tai nạn không đáng có, bạn nên lưu ý 3 điều sau:

- Sau khi nấu ăn xong, bạn nên khóa bình gas lại để tránh bị rò rỉ gas.

- Thay pin thường xuyên: Một số bếp gas sử dụng bình ắc quy, sau một thời gian bình ắc quy yếu, khó lên lửa, lúc này bạn cần thay bình ắc quy kịp thời. Nếu bật bếp mà không có lửa, lúc này khí oxy vẫn đang bị rò rỉ ra bên ngoài, nếu không phát hiện và tiêu tán kịp thời thì rất dễ gây cháy nổ.

- Thường xuyên kiểm tra đường ống dẫn gas xem có bị hư hỏng, rò rỉ gì không. Khi ngửi thấy mùi gas thì phải đóng van chính gas lại, gọi thợ tới kiểm tra.

Cẩm Tú

Tin liên quan

Tin mới nhất

Ngoài vàng, hai kim loại này được dự báo tăng mạnh trong nửa cuối năm nay

Ngoài vàng, hai kim loại này được dự báo tăng mạnh trong nửa cuối năm nay

Sau khi ghi nhận mức tăng ấn tượng trong nửa đầu năm 2025, giá vàng, bạc và bạch kim được dự báo vẫn sẽ tiếp tục đi lên trong thời gian tới. Theo chuyên gia chiến lược hàng hóa Ole Hansen của Saxo Bank, các yếu tố thúc đẩy đà tăng của kim loại quý vẫn còn nguyên vẹn, thậm chí có thể thêm phần mạnh mẽ trong bối cảnh nhiều bất ổn kinh tế và địa chính trị toàn cầu.

NSND - Họa sĩ Vương Duy Biên là Chủ tịch Hiệp hội Phát triển Công nghiệp Văn hóa Việt Nam

NSND - Họa sĩ Vương Duy Biên là Chủ tịch Hiệp hội Phát triển Công nghiệp Văn hóa Việt Nam

Chiều 11/7, tại Hà Nội, Ban vận động Hiệp hội Phát triển Công nghiệp Văn hóa Việt Nam đã tổ chức Đại hội khóa I, nhiệm kỳ 2025 – 2030. Sự kiện đánh dấu mốc quan trọng trong chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa của đất nước trong kỷ nguyên kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế.

Phạm Hồng Điệp với khát vọng yêu

Phạm Hồng Điệp với khát vọng yêu

Không biết từ bao giờ mà cái tên Phạm Hồng Điệp trong giới doanh nhân và cả văn nghệ sĩ Hải Phòng đã trở thành thân thuộc. Anh là một doanh nhân thành đạt, hàng ngày, hàng giờ khối lượng lớn công việc đè lên đôi vai anh, mà theo như bạn bè tâm sự thì anh đã gồng lên gánh vác hết mình, cuối cùng, trời không phụ lòng người, anh đã nhận về thành công.

Hiệp hội Phát triển công nghiệp văn hoá Việt Nam: Kết nối nguồn lực, thúc đẩy sáng tạo

Hiệp hội Phát triển công nghiệp văn hoá Việt Nam: Kết nối nguồn lực, thúc đẩy sáng tạo

Công nghiệp văn hóa giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát huy nội lực văn hóa, thúc đẩy sáng tạo và nâng cao giá trị gia tăng trong nền kinh tế Việt Nam. Không chỉ là lĩnh vực kinh tế giàu tiềm năng, công nghiệp văn hóa còn góp phần bảo tồn, quảng bá di sản dân tộc, hình thành bản sắc quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng. Ngày 30/5/2025, Bộ Nội vụ đã ban hành Quy