Bị ốm mà chồng vắng nhà, tôi về ngoại rồi phải “đóng băng” khi nghe mẹ đẻ thủ thỉ với em dâu lúc khuya khoắt

Đứng trước cửa phòng mẹ, tôi chết lặng, nước mắt chảy dài nhưng khóc không thành tiếng. Trái tim tôi đóng băng lạnh lẽo.

Tôi lấy chồng cách đây 2 năm và chưa sinh con. Tôi vẫn còn trẻ, chồng nói cứ tận hưởng khoảng thời gian son rỗi đã, kẻo ít nữa trở thành mẹ bỉm sữa lại không có thời gian dành cho bản thân. Hơn một năm yêu nhau và hai năm là vợ chồng, tôi luôn cảm thấy mình may mắn khi có được một người đàn ông yêu thương vợ thật lòng, luôn cố gắng chăm sóc cho tôi. 

Cách đây hai hôm tôi bị ốm. Chồng có lịch công tác từ trước, không thể ở nhà với vợ. Để tôi ở lại một mình không yên tâm, chồng dặn vợ về nhà mẹ đẻ để bà chăm cho. Chồng tôi luôn quan tâm vợ như vậy từ khi hai đứa còn yêu nhau. 

Bị ốm mà chồng vắng nhà, tôi về ngoại rồi phải “đóng băng” khi nghe mẹ đẻ thủ thỉ với em dâu lúc khuya khoắt - 1

Để tôi ở lại một mình không yên tâm, chồng dặn vợ về nhà mẹ đẻ để bà chăm cho. (Ảnh minh họa)

Tiễn tôi lên taxi về nhà ngoại xong anh mới ra sân bay đi công tác. Tối qua, uống thuốc xong tôi đi ngủ một giấc, dậy thì mồ hôi đã vã ra, người dễ chịu hơn nhiều. Tôi định tắm qua bằng nước ấm cho sạch mồ hôi. Nhìn đồng hồ cũng gần 12 giờ đêm, vậy mà trong phòng mẹ vẫn sáng đèn. Lại gần, tôi nghe được tiếng em dâu vọng ra từ bên trong. Đang định gõ cửa, tôi khựng người lại khi nghe thấy họ nhắc đến mình.

- Dạo này công ty của anh rể làm ăn xuống dốc phải không mẹ? Không thấy anh mua tặng mẹ thứ này thứ kia nữa, hôm trước con cũng nghe chị nói năm nay kinh tế gia đình hơi khó khăn…

Tiếng em dâu tôi vang lên và mẹ thở dài đáp lời:

- Ừ, nó cũng kể cho mẹ nghe rồi. Chán quá, mẹ đang định cuối năm nay bảo vợ chồng nó đưa cho 1 tỷ để xây nhà, sang năm còn đón cháu nội của mẹ nhưng tình hình này thì sợ rằng khó.

- Vậy thôi, con cứ kế hoạch chưa sinh con vội mẹ nhỉ. Sinh con ra mà để con thiếu thốn, đến phòng riêng cũng không có thì con thương bé lắm, thật không đành lòng…

Giọng em dâu nghèn nghẹn như sắp khóc khiến tôi thật khó hiểu. Nhà cửa không đến nỗi quá chật chội, chỉ là hơi cũ mà thôi, lẽ nào không có nhà mới thì không sinh con?

- Các con cứ yên tâm, cháu nội mới là cháu mình, con dâu và con trai mới là con mẹ nên mẹ sẽ không để con cháu mình phải thiệt thòi. Hai đứa cứ cố gắng sinh cháu đích tôn cho mẹ đi nhé, chuyện nhà cửa mẹ sẽ lo. Cùng lắm thì mẹ giả bệnh nặng, đợi vợ chồng nó xoay xở đưa tiền xong, biết sự thật cũng chẳng làm gì được.

Tôi chết lặng, nước mắt chảy dài nhưng khóc không thành tiếng. Trái tim tôi đóng băng lạnh lẽo. Sao tôi lại quên mất mẹ chỉ coi trọng con trai, cho rằng con gái lấy chồng đã là người nhà khác, con dâu sau này mới phụng dưỡng bà. Ban đầu bà rất quý chồng tôi vì anh kiếm ra tiền. Mẹ thường xuyên gọi điện cho tôi gợi ý chuyện tiền bạc, tôi đều đáp ứng. Nhưng khoảng nửa năm gần đây kinh tế gia đình tôi khó khăn, không còn chu cấp cho bà được nhiều như trước.

Bị ốm mà chồng vắng nhà, tôi về ngoại rồi phải “đóng băng” khi nghe mẹ đẻ thủ thỉ với em dâu lúc khuya khoắt - 2

Tôi buồn quá, cả đêm nằm khóc, nghĩ mà thương chồng và thương bản thân mình. (Ảnh minh họa)

Bà không quan tâm, thương xót cho các con, trái lại còn lên kế hoạch để vợ chồng tôi đưa tiền mà không cần biết chúng tôi có khó khăn, vất vả gì không. Tôi không hiểu tại sao mẹ lại có suy nghĩ kỳ lạ như vậy. Bà trông mong ở con trai nhưng suốt những năm qua đều là tôi chăm sóc phụng dưỡng mẹ, còn em trai chỉ đi làm đủ nuôi thân, nhiều khi còn xin tiền bà.

Tôi buồn quá, cả đêm nằm khóc, nghĩ mà thương chồng và thương bản thân mình. Anh luôn coi mẹ vợ như mẹ đẻ… Tôi nên cư xử thế nào đây hả mọi người? Tôi có nên hạn chế quà cáp cho mẹ đẻ, chỉ khi bà ốm thật sự cần tiền thì mới biếu? 

Quỳnh Chi (ghi)

Tin liên quan

Tin mới nhất

Từ nợ nần đến triệu phú: TikToker nổi tiếng chia sẻ bí quyết vực dậy bất ngờ

Từ nợ nần đến triệu phú: TikToker nổi tiếng chia sẻ bí quyết vực dậy bất ngờ

Trong bối cảnh nhiều người lo lắng vì lạm phát và nguy cơ suy thoái kinh tế, Jasmine Taylor – một TikToker từng ngập trong nợ nần – đã tìm được lối thoát nhờ phương pháp "cash stuffing" và tư duy ngân sách rõ ràng. Với doanh thu hơn 2,2 triệu USD một năm từ chính phương pháp này, cô cho rằng: “Lỗi lớn nhất là không cho đồng tiền một mục đích cụ thể.”

Ngoài vàng, hai kim loại này được dự báo tăng mạnh trong nửa cuối năm nay

Ngoài vàng, hai kim loại này được dự báo tăng mạnh trong nửa cuối năm nay

Sau khi ghi nhận mức tăng ấn tượng trong nửa đầu năm 2025, giá vàng, bạc và bạch kim được dự báo vẫn sẽ tiếp tục đi lên trong thời gian tới. Theo chuyên gia chiến lược hàng hóa Ole Hansen của Saxo Bank, các yếu tố thúc đẩy đà tăng của kim loại quý vẫn còn nguyên vẹn, thậm chí có thể thêm phần mạnh mẽ trong bối cảnh nhiều bất ổn kinh tế và địa chính trị toàn cầu.

NSND - Họa sĩ Vương Duy Biên là Chủ tịch Hiệp hội Phát triển Công nghiệp Văn hóa Việt Nam

NSND - Họa sĩ Vương Duy Biên là Chủ tịch Hiệp hội Phát triển Công nghiệp Văn hóa Việt Nam

Chiều 11/7, tại Hà Nội, Ban vận động Hiệp hội Phát triển Công nghiệp Văn hóa Việt Nam đã tổ chức Đại hội khóa I, nhiệm kỳ 2025 – 2030. Sự kiện đánh dấu mốc quan trọng trong chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa của đất nước trong kỷ nguyên kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế.

Phạm Hồng Điệp với khát vọng yêu

Phạm Hồng Điệp với khát vọng yêu

Không biết từ bao giờ mà cái tên Phạm Hồng Điệp trong giới doanh nhân và cả văn nghệ sĩ Hải Phòng đã trở thành thân thuộc. Anh là một doanh nhân thành đạt, hàng ngày, hàng giờ khối lượng lớn công việc đè lên đôi vai anh, mà theo như bạn bè tâm sự thì anh đã gồng lên gánh vác hết mình, cuối cùng, trời không phụ lòng người, anh đã nhận về thành công.

Hiệp hội Phát triển công nghiệp văn hoá Việt Nam: Kết nối nguồn lực, thúc đẩy sáng tạo

Hiệp hội Phát triển công nghiệp văn hoá Việt Nam: Kết nối nguồn lực, thúc đẩy sáng tạo

Công nghiệp văn hóa giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát huy nội lực văn hóa, thúc đẩy sáng tạo và nâng cao giá trị gia tăng trong nền kinh tế Việt Nam. Không chỉ là lĩnh vực kinh tế giàu tiềm năng, công nghiệp văn hóa còn góp phần bảo tồn, quảng bá di sản dân tộc, hình thành bản sắc quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng. Ngày 30/5/2025, Bộ Nội vụ đã ban hành Quy