Chồng lạnh nhạt suốt 3 năm vì con không giống bố, nhận kết quả khám thai lần 2 anh liền hối hận

Chồng tôi thay đổi hoàn toàn. Anh không còn quan tâm tôi như trước, thái độ trở nên lạnh nhạt, thậm chí nhiều lần tránh mặt con.

Tôi và chồng đến với nhau nhờ mai mối. Khi ấy, cả hai đã không còn trẻ, chồng tôi 33 còn tôi cũng đã 30. Sau vài lần gặp mặt thấy nói chuyện hợp nhau, chúng tôi quyết định tiến tới hôn nhân. Cả yêu lẫn cưới chỉ diễn ra vỏn vẹn trong chưa đầy hai tháng. Có lẽ vì cưới vội, chưa hiểu hết về nhau nên cuộc sống hôn nhân không tránh khỏi những sóng gió.

Những ngày đầu sau kết hôn, tình cảm vợ chồng tôi rất tốt. Chồng tôi là người có trách nhiệm, yêu thương vợ con. Cưới nhau không lâu, tôi mang thai khiến niềm hạnh phúc như được nhân đôi. Anh chăm sóc tôi từng chút một, cẩn thận và chu đáo vô cùng.

Chồng lạnh nhạt suốt 3 năm vì con không giống bố, nhận kết quả khám thai lần 2 anh liền hối hận - 1

Khi tôi mới mang thai, chồng quan tâm chăm sóc vô cùng. (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, dù thai kỳ khỏe mạnh, tôi vẫn sinh non khi mới bước sang tháng thứ tám. May mắn con tôi cứng cáp, khỏe mạnh và không cần nằm lồng kính. Những tưởng đây là điều đáng mừng, ai ngờ lại trở thành nguyên nhân khiến vợ chồng tôi xa cách.

Con tôi sinh ra bị bạch tạng. Chồng tôi lập tức nghi ngờ vợ phản bội, cho rằng tôi có thai với người khác rồi vội vàng cưới anh để hợp thức hóa cái thai. Anh nói gia đình anh bao đời nay không có ai bị bạch tạng, bên ngoại nhà tôi cũng không ai mắc phải. Vậy tại sao con anh lại như thế?

Từ đó, chồng tôi thay đổi hoàn toàn. Anh không còn quan tâm tôi như trước, thái độ trở nên lạnh nhạt, thậm chí nhiều lần tránh mặt con. Tôi đau đớn, tủi hờn nhưng không biết làm gì ngoài nhẫn nhịn. Đã có lúc tôi nghĩ đến việc xét nghiệm ADN để chứng minh sự trong sạch của mình, nhưng lại sợ tổn thương con và cả chính bản thân tôi. Cứ thế, suốt ba năm trời, tôi phải sống trong sự hoài nghi và xa cách của chồng.

Rồi tôi có thai lần hai. Ở tuần thứ 10, bác sĩ khuyên tôi làm xét nghiệm NIPT (Non-Invasive Prenatal Testing) để kiểm tra một số bất thường di truyền. Lần mang thai đầu tiên, tôi không làm xét nghiệm này, nhưng vì con đầu bị bạch tạng nên lần này tôi quyết định làm để tìm ra nguyên nhân.

Khi nhận kết quả, tôi bàng hoàng. Bác sĩ xác nhận rằng thai nhi có bất thường nhiễm sắc thể do di truyền. Tôi mang kết quả về đưa cho chồng xem. Đúng lúc đó, một người bác họ bên nội từ miền Nam ra chơi. Khi biết chuyện, bác kể rằng cụ nội bác từng bị bạch tạng. Cụ nội bác và cụ nội của bố chồng tôi là hai anh em ruột. Cụ mất sớm khi ông nội tôi mới lên hai, bà nội không kể lại nên các con cháu không ai hay biết. Từ đời sau của cụ không ai bị bạch tạng cho đến đời các con tôi.

Chồng lạnh nhạt suốt 3 năm vì con không giống bố, nhận kết quả khám thai lần 2 anh liền hối hận - 2

Nhận kết quả khám thai, tôi bàng hoàng. (Ảnh minh họa)

Nghe xong, chồng tôi ngẩn người. Anh nhìn tôi với ánh mắt đầy hối hận. Bao năm qua, anh đã nghi oan cho tôi, đã lạnh nhạt với vợ con chỉ vì một sự thiếu hiểu biết. Không nói được lời nào, anh lặng lẽ ôm tôi vào lòng, giọng nghẹn lại: "Anh xin lỗi...". Tôi đã chờ câu nói này từ lâu, nhưng lòng tôi vẫn tràn ngập những tổn thương.

Ba năm, một quãng thời gian quá dài để chịu đựng sự nghi kỵ và lạnh lùng của người đàn ông mà mình yêu thương. Tôi không biết mình có thể quên hết những đau đớn này không, nhưng ít nhất tôi đã minh oan được cho bản thân và con. Tôi chỉ hy vọng rằng từ bây giờ, chồng tôi sẽ thực sự yêu thương vợ con bằng cả trái tim mình, để bù đắp lại những năm tháng đã đánh mất.

Đây cũng là bài học đắt giá cho tôi. Giá như tôi làm xét nghiệm NIPT ngay từ lần mang thai đầu tiên, có lẽ đã không phải chịu đựng ba năm đau khổ vì sự nghi ngờ của chồng. Qua chuyện của tôi, mọi người nên rút kinh nghiệm nếu có thể, hãy chủ động thực hiện các xét nghiệm sàng lọc trước sinh để đảm bảo sức khỏe cho con và tránh những hiểu lầm không đáng có trong gia đình.

Khi nào mẹ bầu nên làm xét nghiệm NIPT?

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, mọi phụ nữ mang thai nên làm xét nghiệm tầm soát NIPT. Kỹ thuật phân tích này phù hợp thực hiện từ tuần thứ 9 của thai kỳ và sau đây là những đối tượng nên thực hiện loại xét nghiệm này:

- Thai phụ từng có tiền sử bị sảy thai hoặc thai chết lưu nhiều lần không rõ nguyên nhân cụ thể.

- Thai phụ mắc phải bệnh lý truyền nhiễm sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Chẳng hạn như bệnh cúm, bệnh thủy đậu, cúm do virus sởi hoặc Rubella.

- Thai phụ lớn tuổi, cụ thể là trên 35 tuổi.

- Thai phụ đã tầm soát trước sinh bằng phương pháp siêu âm, xét nghiệm Double Test hoặc Triple nhưng bác sĩ nghi ngờ thai nhi bị tật bẩm sinh cần khẳng định lại.

- Thai phụ sinh ra trong gia đình có người từng mang thai dị tật.

- Thai phụ thường xuyên tiếp xúc với hóa chất do môi trường làm việc.

=> Để biết tất tần tật về xét nghiệm NIPT sàng lọc dị tật thai nhi, bạn có thể tìm hiểu thêm TẠI ĐÂY.

Nắng

Tin liên quan

Tin mới nhất