Có gì trong mâm cơm cữ ở Nhật khiến các mẹ thốt lên "mong đi đẻ để ăn cơm bệnh viện"?

Mới đây trên một group đông thành viên, chị Nhiêu Trang chia sẻ những mâm cơm rất hấp dẫn khi sinh con tại Nhật.

Chế độ dinh dưỡng sau sinh là vấn đề rất quan trọng đối với mỗi sản phụ, đặc biệt là những trường hợp sinh mổ. Vì sau khi trải qua quá trình sinh nở, cơ thể của người mẹ thường rất yếu.

Trên mạng xã hội, các mẹ thường hay khoe những mâm cơm cữ rất bắt mắt với nhiều món ăn được người thân chuẩn bị. Tùy theo điều kiện, thể trạng sức khỏe cũng như khẩu vị mỗi người mà cơm cữ sẽ khác nhau, cơ bản vẫn là đủ chất dinh dưỡng.

Mới đây trên một group đông thành viên, chị Nhiêu Trang (33 tuổi hiện đang sống tại Sapporo, Hokkaido, Nhật Bản) đã thu hút nhiều sự chú ý khi chia sẻ những mâm cơm rất hấp dẫn khi sinh con tại Nhật.

Có gì trong mâm cơm cữ ở Nhật khiến các mẹ thốt lên "mong đi đẻ để ăn cơm bệnh viện"? - 1

Bài đăng của chị Trang trên diễn đàn Yêu bếp.

“Mình hiện đang sinh sống và làm việc tại Nhật. Chắc có lẽ mọi người cũng đã biết, đã xem qua hoặc đã từng thấy ở đâu đó các món ăn được bày biện chỉnh chu, đầy đủ dinh dưỡng trong từng bữa ăn của người Nhật. Không khác gì các bữa ăn hàng ngày, phần cơm trong bệnh viện cũng được chăm chút kỹ lưỡng, được các chuyên gia dinh dưỡng riêng của từng bệnh viện lên thực đơn mỗi tuần hoặc mỗi tháng. Những phần cơm ấy sẽ được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bệnh nhân, giúp họ mau hồi phục sức khoẻ.

Nói đến phần cơm trong bệnh viện ở Nhật thì chắc chắn không thể không kể đến những mâm cơm dành cho các sản phụ. Thật sự là sau hai lần sinh nở bên Nhật, mình thích nhất là giờ cơm. Mỗi ngày trông ngóng đến giờ được các nhân viên trong nhà bếp bưng bê mâm cơm đến phòng, cứ như em bé chờ mẹ đi chợ về mang theo vài cái kẹo bánh. Thậm chí có người còn đùa rằng mong được đi đẻ chỉ để ăn cơm bệnh viện. Bữa cơm trong bệnh viện khi sinh ở Nhật hầu như không kiêng cữ bất cứ món gì. Có những món khi ở cữ bên Việt Nam thường sẽ kiêng ăn như bắp cải, măng, đồ lạnh, đồ chua, đồ hải sản,… thì tại đây họ cho ăn tất tần tật, mùa nào thức nấy. Và đặc biệt không sợ bị mất sữa mọi người ạ. Cứ ăn ngon, ăn đầy đủ, có sức khoẻ thì sẽ luôn có sữa dồi dào cho con”, chị Trang chia sẻ. 

Có gì trong mâm cơm cữ ở Nhật khiến các mẹ thốt lên "mong đi đẻ để ăn cơm bệnh viện"? - 2

Có gì trong mâm cơm cữ ở Nhật khiến các mẹ thốt lên "mong đi đẻ để ăn cơm bệnh viện"? - 3

Chị Trang chú thích từng món trong những bức ảnh đăng tải dưới bài viết. Có thể thấy các sản phụ được ăn nhiều bữa, mỗi bữa đều có đủ đạm, tinh bột, rau xanh và được trình bày rất ngon mắt. Rất nhiều chị em thích thú với những mâm cơm xinh xắn và cùng nhau khoe cơm cữ của mình.

Mẹ Việt sống tại Nhật cũng cho biết thêm: “Bên Nhật họ thiên về việc sinh nở tự nhiên (đẻ thường) chứ không khuyến khích đẻ mổ và cũng tuyệt đối không có mổ chủ động theo yêu cầu, theo ngày đẹp mong muốn mà phải theo lịch của bác sĩ bệnh viện. Tập đầu mình có khoảng thời gian chờ sinh thường, y tá có dạy nếu đau thì hít thở đều và không la hét để không bị mất sức… nhưng sau đấy mình không thể sinh thường được nên phải đẩy sang mổ cấp cứu. Lần 2 này là chủ động hơn vì lần đầu đã sinh mổ rồi”.

Điều đặc biệt nhất các sản phụ không phải kiêng cữ gì ngoài bia rượu và chất kích thích. Bà mẹ 2 con nói: “Mình có thể ăn tất cả các món có thể ăn được. Mình sinh mổ tập đầu nhưng vẫn được bệnh viện mang ra cho mâm cơm có xôi nếp đậu đỏ, thịt bò beef steak tái, rau salat sống, sushi…”. Có lẽ vì thế mà chị Trang cũng như các bà mẹ khác rất hào hứng với những bữa ăn.

Thời gian ở viện không nhiều nên quan trọng nhất các mẹ vẫn phải duy trì chế độ ăn uống đủ chất, phong phú trong thời gian ở cữ.

Chị Nhiêu Trang gợi ý thêm: “Sau khi ở viện về mình vẫn ăn đầy đủ những món mình thích, mình có thể ăn được mà không kiêng cữ món gì. Ngày mình ăn 3 bữa: sáng, trưa, tối và cả ăn vặt bánh kẹo linh tinh nữa. Ăn cơm thì cũng chia khẩu phần: 1 bát cơm, thức ăn và bát canh to. Mình ăn đủ no chứ không phải ăn cố. Trời nóng nên nhà mình hầu như ngày nào kem cũng đầy tủ và mình ăn hàng ngày, uống nước đá lạnh hàng ngày. Sữa mình vẫn hút đều đều trữ đông cho con”.

Có gì trong mâm cơm cữ ở Nhật khiến các mẹ thốt lên "mong đi đẻ để ăn cơm bệnh viện"? - 4

Thực đơn của một bữa gồm có: cơm trắng, bí đỏ ninh thịt gà, chả cá, đậu bắp luộc, soup, sữa chua uống, trà

Bác sĩ luôn nhắc nhở nếu sản phụ tăng cân quá nhiều nên khi bầu chị Trang chỉ tăng 14kg. Về nhà 1 tuần thì giảm 10kg và bà mẹ 2 con vẫn tiếp tục giảm về số cân nặng ban đầu khi chưa mang thai.

“Hiện tại mình bận chăm con và vết mổ vẫn chưa lành hẳn vì mình mới sinh 1 tháng 1 tuần thôi nên chưa tập luyện gì để lấy lại dáng, nhưng cân nặng thì gần như quay về số cân trước khi bầu rồi. Tập 1 cũng vậy, bây giờ tập 2 cũng vậy”, chị Trang kể lại.

Lúc sinh bé được 2,7kg nhưng sau đó giảm cân sinh lý còn 2,4kg. Đến ngày xuất viện bé tăng lên chút là 2,6kg. Nhưng sau 1 tháng đầu bé đã tăng thêm 1,5kg, khỏe mạnh hoạt bát.

Trong quá trình mang thai chị Trang thường xuyên uống sữa hạt và sữa tươi, ăn uống đầy đủ, nhiều canh, không ăn đặc biệt nhiều hay kiêng khem thứ gì.

Có gì trong mâm cơm cữ ở Nhật khiến các mẹ thốt lên "mong đi đẻ để ăn cơm bệnh viện"? - 5

Mẹ con chị Trang sau sinh 1 tháng.

Những lưu ý dành cho sản phụ sau sinh theo từng giai đoạn

Sau khi sinh 6h: Sản phụ bị kích thích ruột, chức năng ruột cũng bị hạn chế nên chị em chỉ nên uống nước, đợi có hiện tượng xì hơi hoặc có thể đi đại tiện được thì mới nên ăn cháo loãng. 

Sau khi sinh mổ 2 ngày: Nên ăn những thực phẩm mềm, dễ tiêu như các loại cháo, súp,… vì lúc này phụ nữ dễ bị đau do co thắt dạ con, sản dịch tiết ra nhiều. 

1 tuần sau khi mổ: Nên ăn thực phẩm dễ tiêu và giúp chị em dễ xì hơi, tốt cho nhu động ruột. 

1 tháng sau mổ: Ăn cân bằng dinh dưỡng, đa dạng thực phẩm để tốt cho sức khỏe và đủ sữa cho con. 

Hơn 1 tháng sau mổ: Nên ăn những thực phẩm tốt cho sức khỏe, lợi sữa nhưng hạn chế ăn quá nhiều để kiểm soát cân nặng. 

Bên cạnh đó, mẹ cần thực hiện theo lời chỉ dặn của bác sĩ, như vệ sinh cá nhân sạch sẽ, chăm sóc tuyến vú, cho con bú đúng cách, nghỉ ngơi, vận động nhẹ nhàng. 

Khánh Chi

Tin liên quan

Tin mới nhất

Nhà thơ thương binh viết về thương binh liệt sĩ Trường hợp Hoàng Cát

Nhà thơ thương binh viết về thương binh liệt sĩ Trường hợp Hoàng Cát

Sau nhiều năm lâm bệnh ung thư, khi thì qua, khi thì nặng trở lại, nhà thơ thương binh Hoàng Cát đã về cõi vĩnh hằng vào ngày 1 tháng 7 năm 2024, đúng vào đầu tháng có kỉ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, hưởng thọ 83 tuổi. Nhà thơ sinh năm 1942 tại quê nhà Nghệ An, nhưng đã cư trú liên tục tại Hà Nội từ năm 1960.

Phát huy giá trị đa văn hóa trong nếp sống  văn hóa, văn minh đô thị

Phát huy giá trị đa văn hóa trong nếp sống văn hóa, văn minh đô thị

Hội thảo khoa học diễn ra ngày 25/07/2024 tại TP.HCM do Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á (Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) phối hợp với Hội hữu nghị Việt Nam – Asean TP.HCM tổ chức mang chủ đề "Giải pháp phát huy giá trị đa văn hóa và tiềm năng của các gia đình có yếu tố nước ngoài tại TP.HCM góp phần xây dựng nếp sống văn hoá, văn minh đô thị” đã đặt ra nhi

Toàn văn Lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn Lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), đồng thời Lễ truy điệu cũng được tổ chức tại Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Ủy vi

Khởi nguyên của vũ trụ: Lịch sử 14 tỉ năm tiến hóa

Khởi nguyên của vũ trụ: Lịch sử 14 tỉ năm tiến hóa

Từ ngàn xưa, con người vẫn thường tự đặt câu hỏi về nguồn gốc của mình trong vũ trụ: "Ta đến từ đâu?" hay "Ta là ai trong vũ trụ này?". Bởi chủ đề khởi nguyên vẫn luôn mê hoặc con người bởi nhiều lý do, cả lý trí và cảm xúc. Chúng ta khó có thể hiểu được bản chất của bất kỳ điều gì nếu không biết nó đến từ đâu. Trong tất cả những câu chuyện được nghe, câu chuyện về