Đứa trẻ ngủ ngoan khi mẹ bế, đặt xuống giường thì quấy khóc, chuyên gia mách nguyên nhân là vì điều này

Trên thực tế, không ít bà mẹ rơi vào trường hợp khó khăn khi cho con ngủ, đứa trẻ luôn phải được bế trên tay, nếu buông ra thì sẽ ngay lập tức thức giấc và quấy khóc.

Đứa trẻ ngủ ngoan khi mẹ bế, đặt xuống giường thì quấy khóc, chuyên gia mách nguyên nhân là vì điều này - 1

"Bách khoa toàn thư về nuôi dạy con của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ" giới thiệu rằng trẻ sơ sinh ngủ qua 4 bước từ nông đến sâu. Trên thực tế, để bé đi vào giấc ngủ sâu không hề dễ dàng. 

Một số bà mẹ sẽ thấy rằng khi đứa trẻ vào giấc ngủ thì sẽ trở nên rất bám, và mẹ nhất định phải luôn bế bé trên tay, nếu bỏ xuống thì đứa trẻ ngay lập tức sẽ quấy khóc.

Đứa trẻ ngủ ngoan khi mẹ bế, đặt xuống giường thì quấy khóc, chuyên gia mách nguyên nhân là vì điều này - 2

Tại sao bé phải được mẹ bế khi ngủ, nếu thả ra thì bé sẽ khóc?

Nhu cầu về cảm giác an toàn của bé gần như là bẩm sinh, sau khi bé chào đời, bé có thể nhanh chóng nhận ra mùi của mẹ. Mặc dù thị lực của trẻ bị hạn chế vào thời điểm này, nhưng bé vẫn có thể nhận biết qua mùi với khứu giác phát triển. Mùi của mẹ đáp ứng nhu cầu về cảm giác an toàn của bé, và tự nhiên bé sẽ dễ dàng thư giãn và dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.

Ngoài ra, khi được mẹ bế, bé có thể nghe được nhịp tim của mẹ và những rung lắc nhẹ dường như đang đưa bé trở lại môi trường trong bụng mẹ. Đồng thời, vòng tay mẹ cho bé cảm giác êm ái như màng bào thai, những bé đã quen với môi trường ngủ trong bụng mẹ lại tìm thấy cảm giác quen thuộc.

Ngoài ra, cũng có một số bé gặp vấn đề về đầy hơi, chẳng hạn như bé luôn bị chướng bụng, sau khi bú thường bị trớ, xì hơi, nấc cụt, tư thế ngủ đúng cách có thể làm dịu đường ruột, giảm khó chịu... Vậy nên em bé sẽ tự nhiên thích được ôm ngủ hơn.

Đứa trẻ ngủ ngoan khi mẹ bế, đặt xuống giường thì quấy khóc, chuyên gia mách nguyên nhân là vì điều này - 3

Đứa trẻ quấy khóc khi mẹ "buông tay" là có nguyên nhân.

Đứa trẻ ngủ ngoan khi mẹ bế, đặt xuống giường thì quấy khóc, chuyên gia mách nguyên nhân là vì điều này - 4

Đứa trẻ lúc nào cũng ôm ngủ thì sẽ như thế nào?

Nói chung, trẻ sơ sinh có thể tự ngủ khi được khoảng 3-6 tháng tuổi, điều này liên quan đến sự phát triển trí não và thói quen ăn uống tốt của trẻ. Tuy nhiên, nếu trước đó bé phụ thuộc quá nhiều vào các phương pháp ru ngủ như ôm ấp, thì thời gian để bé tự đi vào giấc ngủ sẽ tương đối muộn hơn.

Cơ thể của mẹ vẫn còn trong tình trạng yếu ớt sau khi sinh, việc ôm ấp và ngủ cả ngày lẫn đêm có thể dễ dàng làm tăng gánh nặng thể chất của người mẹ, đồng thời gây ra trầm cảm và các phản ứng cảm xúc bất lợi khác. Yêu con là bản năng của người mẹ, nhưng công việc "nặng nhọc" như ru con vào giấc ngủ nên được người thân trong gia đình chia sẻ.

Trên thực tế, mặc dù việc ôm ấp làm mệt mẹ nhưng không có nghĩa là bé sẽ có được giấc ngủ ngon. Trẻ sơ sinh được ôm ngủ thường không thể đảm bảo chất lượng giấc ngủ, trẻ không thể đi vào trạng thái ngủ sâu một cách nhanh chóng và lâu dài. Đồng thời não bộ cũng không được nghỉ ngơi hoàn toàn, điều này không có lợi cho việc tiết hormone bình thường trong cơ thể và sự phát triển trí não của trẻ.

Ngoài ra, tư thế ngủ cũng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển cột sống và xương của bé, đồng thời ảnh hưởng đến môi trường hô hấp khi ngủ (không gian của bé chật hẹp và không khí lưu thông không thông suốt khi mẹ bế bé).

Đứa trẻ ngủ ngoan khi mẹ bế, đặt xuống giường thì quấy khóc, chuyên gia mách nguyên nhân là vì điều này - 5

Việc mẹ luôn bế trẻ khi ngủ sẽ không chỉ khiến mẹ mệt, mà còn không có lợi cho sự phát triển của trẻ.

Đứa trẻ ngủ ngoan khi mẹ bế, đặt xuống giường thì quấy khóc, chuyên gia mách nguyên nhân là vì điều này - 6

Mẹo hay giúp trẻ ngủ ngoan

Đứa trẻ ngủ ngoan khi mẹ bế, đặt xuống giường thì quấy khóc, chuyên gia mách nguyên nhân là vì điều này - 7

Chọn mức xoa dịu phù hợp

Khả năng giấc ngủ của trẻ sơ sinh khác với người lớn, không phải bẩm sinh đã có mà sẽ phát triển dần khi bé lớn lên. Các bà mẹ nên biết cách theo dõi nhịp điệu giấc ngủ của trẻ và hướng dẫn trẻ ngủ đúng cách trong các giai đoạn khác nhau.

Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ cho rằng, các cách dỗ dành trẻ sơ sinh có thể chia thành nhiều cấp độ khác nhau tùy theo mức độ, chẳng hạn như việc ôm ấp và cho bú mẹ để ngủ phổ biến hơn, đều thuộc mức độ thoải mái cao hơn.

Các bà mẹ có thể cố gắng chuyển dần từ mức độ thoải mái cao sang mức độ thoải mái thấp, và từ từ chuẩn bị cho bé đi vào giấc ngủ một cách độc lập.

Đứa trẻ ngủ ngoan khi mẹ bế, đặt xuống giường thì quấy khóc, chuyên gia mách nguyên nhân là vì điều này - 8

Để bé dễ ngủ hơn, mẹ có thể xoa dịu trẻ thường xuyên bằng cách chạm vào người bé.

Cố gắng mô phỏng "môi trường ôm ấp" yêu thích của bé

Một số bé sẽ tự nhiên tỉnh giấc khi đang trong giấc ngủ, điều này có thể là do bé vẫn còn giữ được phản xạ giật mình. Lúc này, mẹ có thể thử mô phỏng cho bé cảm giác được bao bọc trong bụng mẹ, và quấn bé lại để chân tay bé được cố định đúng cách. Như vậy thì trẻ sẽ cảm nhận được sự an toàn, và cũng có thể làm giảm tác động của các hoạt động tay chân đối với giấc ngủ.

Ngoài ra, khi đặt bé xuống, tốt nhất mẹ nên tránh để bé cảm nhận được sự chênh lệch nhiệt độ từ môi trường, tốt nhất nên để nhiệt độ ga trải giường gần với nhiệt độ khi ôm, để mẹ dễ dàng đưa trẻ vào giấc ngủ một cách hiệu quả hơn.

Đứa trẻ ngủ ngoan khi mẹ bế, đặt xuống giường thì quấy khóc, chuyên gia mách nguyên nhân là vì điều này - 9

Để em bé không bị giật mình tỉnh giấc khi ngủ, mẹ có thể cố định bé bằng cách quấn khăn.

Tìm thời điểm thích hợp để cho bé đi ngủ

Một số bà mẹ thấy trẻ nhắm mắt liền muốn buông ra, nhưng trên thực tế, nhắm mắt không có nghĩa là trẻ đã đi vào trạng thái ngủ sâu, trong giấc ngủ chập chờn có vẻ như đang ngủ, trẻ rất dễ bị giật mình mà tỉnh dậy.

Nếu mẹ thường xuyên cố gắng đặt bé xuống trong thời gian ngắn, bé không thể đi vào trạng thái ngủ sâu trong thời gian dài, trẻ sẽ dễ hình thành phản ứng cáu kỉnh và quấy khóc.

Vì vậy, điều này đòi hỏi mẹ phải tích lũy thêm kinh nghiệm trong việc cho bé ngủ hàng ngày, đồng thời quan sát kỹ lưỡng biểu hiện trạng thái của bé khi ngủ, để đưa ra những điều kiện cơ bản cho việc từ bỏ việc ôm ấp và xây dựng khả năng ngủ tự lập.

Trong việc nuôi dạy trẻ sơ sinh hàng ngày, các ông bố cũng có thể tham gia tương tác nhiều hơn và thay phiên với mẹ để giúp đỡ trẻ đi vào giấc ngủ, có lẽ điều này sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn.

Ngoài ra, Hiệp hội Giấc ngủ Hoa Kỳ khuyến cáo rằng trẻ sơ sinh nên ngủ từ 14-17 giờ mỗi ngày, và trẻ từ 4-12 tháng tuổi nên ngủ từ 12-15 giờ mỗi ngày. Mẹ nên hiểu mô hình giấc ngủ của em bé, và cố gắng thiết lập một thứ tự giấc ngủ phù hợp càng sớm càng tốt, điều này sẽ rất hữu ích trong việc hoàn thành giấc ngủ chất lượng cho trẻ.

Kiều Trang

Tin liên quan

Tin mới nhất

Mỹ: Siêu bão Milton chạm ngưỡng cực đại của bão trên Trái đất, Florida đối mặt thảm họa

Mỹ: Siêu bão Milton chạm ngưỡng cực đại của bão trên Trái đất, Florida đối mặt thảm họa

Siêu bão Milton, một trong những cơn bão mạnh nhất lịch sử ở Vịnh Mexico, đã đạt tới ngưỡng cực đại của bão trên Trái đất với sức gió giật có lúc lên tới hơn 320 km/giờ. Bang Florida của Mỹ có thể đối mặt thảm họa khi các nhà khí tượng cảnh báo về sức tàn phá khủng khiếp mà siêu bão có thể gây ra.

Triển lãm Sách chào mừng Ngày Giải phóng Thủ đô giới thiệu hơn 500 tư liệu quý hiếm

Triển lãm Sách chào mừng Ngày Giải phóng Thủ đô giới thiệu hơn 500 tư liệu quý hiếm

Chào mừng Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10//2024), Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức Triển lãm Sách Chào mừng Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô tại Thư viện Quốc gia Việt Nam.

Tôn vinh những tình yêu lớn dành cho Thủ đô Hà Nội

Tôn vinh những tình yêu lớn dành cho Thủ đô Hà Nội

Chiều 8/10, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Lễ trao giải Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội. Giải thưởng năm nay diễn ra vào dịp Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), do đó chương trình trao giải được tổ chức kết hợp với hoạt động biểu diễn nghệ thuật truyền thống và triển lãm những tác phẩm xuất sắc nhất được đề cử.

Những địa danh sông nước - biểu tượng của Thăng Long - Hà Nội qua ca dao, tục ngữ

Những địa danh sông nước - biểu tượng của Thăng Long - Hà Nội qua ca dao, tục ngữ

Thăng Long với nghĩa Rồng bay lên là biểu tượng văn hoá tuyệt đẹp đã đi vào tiềm thức của người dân Việt Nam và người Hà Nội từ hơn 1000 năm nay. Biểu tượng này gắn liền với sông nước, trời xanh của Thăng Long – Hà Nội xưa và nay. "Đại Việt sử ký toàn thư" đã ghi rõ rồng bay lên trong khung cảnh có sông nước, có thuyền ngự của vua: “Mùa thu, tháng Bảy năm Canh Tuất (1010) vua từ th