Đứa trẻ "nổi loạn" có thể đang thiếu tình yêu thường, có 2 cách để bố mẹ bù đắp cho con

Có 3 dấu hiệu cho thấy trẻ cần thêm tình yêu thương và sự giúp đỡ từ bố mẹ.

Tính nóng nảy của trẻ biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như giậm chân xuống sàn, mặt đỏ bừng, đập phá đồ đạc, la hét, khóc lóc...

Nhiều bậc phụ huynh không khỏi thắc mắc tại sao trẻ đang chơi ngoan, đột nhiên mất bình tĩnh. Trên thực tế, những đứa trẻ dễ "nổi loạn" thường thiếu sự linh hoạt để giải quyết vấn đề và có xu hướng cáu kỉnh, bồn chồn.

Đứa trẻ "nổi loạn" có thể đang thiếu tình yêu thường, có 2 cách để bố mẹ bù đắp cho con - 1

Đứa trẻ "nổi loạn" có thể đang thiếu tình yêu thường, có 2 cách để bố mẹ bù đắp cho con - 2

Cơn giận dữ là tín hiệu trẻ cần được giúp đỡ, con muốn nói với bố mẹ ba điều ẩn ý

Mất bình tĩnh vì cảm thấy thất vọng

Thực tế, người lớn cũng dễ mất bình tĩnh khi thất vọng. Ví dụ, bị sếp chỉ trích trước khi tan sở, mua đồ trên mạng không được như ý..., và đôi khi chúng ta còn trút giận lên những người thân thiết.

Nhưng trong hầu hết các trường hợp, lý trí của người lớn sẽ kiềm chế cảm xúc, sự bốc đồng và ngăn nó vượt khỏi tầm kiểm soát.

Nhưng trẻ em hoàn toàn khác. Sự phát triển cảm xúc của trẻ là một quá trình lâu dài và có thể không hoàn toàn kiểm soát được cảm xúc cho đến khi trưởng thành. Sự phát triển cảm xúc của trẻ có liên quan đến thùy trán trước chưa trưởng thành hoàn toàn cho đến khi 20 tuổi.

Vì vậy, khả năng kiềm chế sự bực tức của trẻ rất hạn chế. Khi trẻ mất bình tĩnh, là do tạm thời không thể giải quyết các vấn đề trước mắt. 

Nhìn từ góc độ này, những đứa trẻ mất bình tĩnh cũng có cảm giác “bất lực” trong lòng.

Mất bình tĩnh vì không thể giải thích vấn đề một cách rõ ràng

Vì sao những cơn giận dữ của trẻ lại khiến người lớn đau đầu đến vậy?

Bởi vì bố mẹ khó có thể hiểu được nhu cầu thực sự của trẻ từ mọi cảm xúc mà trẻ có. 

Do trẻ chưa theo kịp sự phát triển về khả năng diễn đạt ngôn ngữ, đặc biệt là chưa nắm vững các từ vựng cơ bản để diễn đạt cảm xúc của bản thân, vấn đề một cách có tổ chức. Cuối cùng, trẻ đa phần thể hiện bằng hành động.

Sự phát triển ngôn ngữ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng cảm xúc.

Vì vậy, khi trẻ "nổi loạn", đôi khi chưa giải thích được vấn đề có tổ chức.

Đứa trẻ "nổi loạn" có thể đang thiếu tình yêu thường, có 2 cách để bố mẹ bù đắp cho con - 3

Mất bình tĩnh vì bất lực

Theo tâm lý học, khi một người mất bình tĩnh, đó là phản ứng trước tình huống bất lực. Đó là một tín hiệu trá hình cầu cứu được gửi đến những người xung quanh nhằm thu hút sự chú ý và sự quan tâm.

Những cảm xúc tiêu cực như tức giận, lo âu hay thất vọng thường xuất hiện khi chúng ta cảm thấy không có khả năng kiểm soát tình huống. Điều này đặc biệt đúng với trẻ em, chưa phát triển đầy đủ khả năng nhận thức và quản lý cảm xúc.

Khi trẻ trong trạng thái này, đôi khi gửi tín hiệu giúp đỡ: “Con gặp khó khăn, xin hãy giúp đỡ con.” Những hành vi như khóc, la hét, hay thậm chí là nổi giận có thể là cách trẻ thể hiện sự bất lực và khao khát được hỗ trợ. 

Trẻ em thường không có khả năng diễn đạt rõ ràng những gì mình đang cảm thấy. Khi gặp phải áp lực từ học tập, bạn bè hay thậm chí là những thay đổi trong gia đình, trẻ có thể cảm thấy choáng ngợp và không biết cách xử lý. Chính vì vậy, việc trẻ thể hiện cảm xúc một cách mãnh liệt là cách chúng thu hút sự chú ý của bố mẹ và những người xung quanh.

Nếu bố mẹ nhận biết được điều này và đáp ứng một cách nhạy bén, trẻ sẽ cảm thấy được hỗ trợ và an toàn hơn.

Đứa trẻ "nổi loạn" có thể đang thiếu tình yêu thường, có 2 cách để bố mẹ bù đắp cho con - 4

Đứa trẻ "nổi loạn" có thể đang thiếu tình yêu thường, có 2 cách để bố mẹ bù đắp cho con - 5

Làm thế nào để giải quyết cơn giận dữ của trẻ?

Sự thấu hiểu

Việc trẻ rơi vào trạng thái xúc động là điều bình thường. 

Cách dễ nhất là ngồi xuống và ôm đứa trẻ đang bị suy sụp tinh thần.

Hoặc không đưa ra bất kỳ nhận xét nào mà chỉ lặp lại những gì trẻ nói.

Ví dụ, nếu trẻn mất bình tĩnh vì không được mua đồ ăn vặt, mẹ có thể nói:

"Con nghĩ xem mình có đặc biệt thích món ăn vặt đó không?"

"Mẹ biết con buồn vì không được mua đồ ăn vặt đó."

Sử dụng ngôn ngữ mà trẻ hiểu để mô tả cảm xúc, sau đó quan sát phản ứng của trẻ.

Sự lặp lại tưởng chừng như vô ích này thực ra lại hiệu quả hơn nhiều so với việc nói “Đừng khóc nữa”.

Đứa trẻ "nổi loạn" có thể đang thiếu tình yêu thường, có 2 cách để bố mẹ bù đắp cho con - 6

Chấp nhận tính khí không có nghĩa là chấp nhận hoàn toàn hành vi của trẻ

Khi một số trẻ mất bình tĩnh, không chỉ khóc lóc mà còn ném đồ đạc, đánh người, thậm chí làm tổn thương chính mình.

Những hành vi này thường là dấu hiệu cho thấy trẻ đang cảm thấy quá tải và không biết làm thế nào để xử lý những cảm xúc mãnh liệt đang trải qua. Đối với trẻ, những hành động này có thể là cách để thu hút sự chú ý hoặc đơn giản là một phản ứng tự nhiên trước sự thất vọng và áp lực.

Để ứng phó với tình trạng này, bố mẹ cần can thiệp ngay lập tức, ngăn chặn những hành vi nguy hiểm và bế trẻ vào một góc an toàn. Trong không gian yên tĩnh, bố mẹ có thể cùng trẻ trấn tĩnh, nhận ra và hiểu những cảm xúc đang trải qua. 

Thái độ mà bố mẹ thực sự cần thể hiện là: “Con có thể buồn, tức giận, sợ hãi… Không có cách nào đúng hay sai đối với những cảm xúc này, chính hành vi mới có vấn đề.”

Đứa trẻ "nổi loạn" có thể đang thiếu tình yêu thường, có 2 cách để bố mẹ bù đắp cho con - 7

Việc này giúp trẻ cảm thấy được chấp nhận, khuyến khích thể hiện cảm xúc một cách chân thật mà không sợ bị phán xét.

Khi trẻ hiểu rằng cảm xúc của chúng là hoàn toàn bình thường, sẽ dễ dàng hơn trong việc đối diện và xử lý trong tương lai.

Sự bao dung và thấu hiểu rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Khi trẻ cảm thấy được yêu thương và chấp nhận ngay cả trong những khoảnh khắc khó khăn, sẽ biết cách làm chủ cảm xúc tốt hơn..

Thi Thi

Tin liên quan

Tin mới nhất

Sedan hạng B

Sedan hạng B "phá đảo" địa hình Việt: "Chiến thần" khiến đối thủ phải dè chừng

Vios dẫn đầu về độ tin cậy và chi phí vận hành thấp; City chinh phục người dùng với động cơ mạnh mẽ và công nghệ an toàn hiện đại; Accent cân bằng hoàn hảo giữa thiết kế, tiện nghi và giá trị; Attrage ghi điểm với khả năng tiết kiệm nhiên liệu và thích nghi địa hình. Mỗi mẫu xe đều có thế mạnh riêng, tạo nên sự đa dạng trong phân khúc sedan hạng B.