Khi trẻ bị bắt nạt, đừng dạy đánh trả hay mách cô, đây là điều bố mẹ thông minh nên làm
Các chuyên gia khuyên bố mẹ nên giữ sự bình tĩnh, phản ứng bằng trí tuệ và kiên nhẫn khi con bị bắt nạt
Khi trẻ lớn lên, xung đột với bạn bè là điều không thể tránh khỏi. Đặc biệt, những trẻ yếu đuối, nhút nhát rất dễ trở thành mục tiêu bắt nạt trong các nhóm nhỏ.
Trước tình huống như vậy, phản ứng của bố mẹ có tác động lớn đến cuộc sống của con. Nếu bố mẹ thể hiện sự đồng cảm và sẵn sàng lắng nghe, trẻ sẽ cảm thấy được hỗ trợ và an toàn hơn. Ngược lại, bố mẹ phản ứng quá mạnh mẽ, vô tình tạo ra áp lực, cảm giác trốn tránh, sợ hãi bên trong trẻ.
3 kiểu phản ứng thường thấy ở phụ huynh khi biết con bị bắt nạt
Dạy con đánh trả ngay lập tức
Một số bố mẹ sẽ dạy: “Nếu con bị bắt nạt thì cứ đánh trả, nếu không người khác sẽ cho rằng con dễ bắt nạt.” Phương pháp “dùng bạo lực chống bạo lực” này tuy có vẻ làm dịu cơn giận và mang lại cảm giác mạnh mẽ tức thời, nhưng lại thường khiến hai đứa trẻ bị tổn hại, thậm chí còn vướng vào những xung đột lớn hơn.
Khi trẻ được khuyến khích phản ứng bằng bạo lực, mất đi cơ hội học hỏi những kỹ năng giải quyết vấn đề lành mạnh, tăng nguy cơ hình thành thói quen tiêu cực. Thay vì phát triển khả năng giao tiếp và thấu hiểu, trẻ sẽ học rằng bạo lực là cách duy nhất để chứng tỏ sức mạnh và khẳng định bản thân.
Dạy trẻ nói với thầy cô
"Hãy nói với giáo viên nếu bạn bắt nạt con." Mặc dù lời khuyên này có vẻ đúng, nhưng hiệu quả thực tế lại rất hạn chế. Trong môi trường học đường, giáo viên thường đóng vai trò quan người hòa giải, nhưng không thể theo dõi mọi diễn biến của cuộc sống hàng ngày của học sinh.
Giáo viên có thể can thiệp trong lớp học hoặc trong các tình huống cụ thể, nhưng không thể bảo vệ trẻ suốt ngày đêm, đặc biệt là trên đường đến trường hoặc ngoài giờ học. Vì vậy, trẻ vẫn cần có khả năng tự bảo vệ mình.
Những trẻ yếu đuối, nhút nhát rất dễ trở thành mục tiêu bắt nạt.
Đổ lỗi cho đứa trẻ
Một trong những cách làm sai lầm nhất là sau khi bố mẹ biết trẻ bị bắt nạt, là trách con “vô dụng”, “hèn nhát”. Những lời nói như vậy không những không giúp ích được gì cho trẻ, còn gây tổn hại đến lòng tự trọng. Trẻ cảm thấy rằng ngay cả bố mẹ cũng không đứng về phía mình, trở nên tự ti và cô đơn.
Trẻ có thể bắt đầu tự nghĩ rằng mình không đủ tốt, không xứng đáng được yêu thương, dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng về tâm lý trong tương lai, như lo âu, trầm cảm hoặc thậm chí là các hành vi tự hủy hoại.
Vậy bố mẹ tinh tế nên làm gì khi trẻ xảy ra xung đột với bạn?
Dạy trẻ cách chống trả nhưng vẫn an toàn
Khi trẻ phải đối mặt với những mối đe dọa về thể chất, bố mẹ có thể dạy trẻ cách tự bảo vệ mình.
Nếu đối phương chỉ một mình, trẻ có thể phản công một cách thích hợp để thể hiện sự phản kháng. Tuy nhiên, phản công không nhất thiết phải là hành động bạo lực, trẻ có thể học cách sử dụng ngôn ngữ tự tin để nói “không” hoặc yêu cầu đối phương dừng lại.
Tuy nhiên, nếu đối phương đông người, phản công có thể dẫn đến thương tích. Trong những tình huống như vậy, điều quan trọng nhất là phải dạy trẻ cách nhận diện và tìm kiếm những chỗ an toàn để lánh nạn.
Trẻ cần hiểu rằng đôi khi việc tránh xa xung đột là lựa chọn khôn ngoan hơn, tìm kiếm sự giúp đỡ từ người lớn hoặc bạn bè là điều cần thiết. Bố mẹ hướng dẫn trẻ cách xác định những nơi an toàn, chẳng hạn như đến gần nhóm đông người, đến văn phòng giáo viên, hoặc tìm đến các khu vực có người lớn.
Hãy để trẻ hiểu rằng luôn có bố mẹ hỗ trợ
Khi trẻ đối mặt với bắt nạt, điều cần nhất chính là sự an toàn về mặt tâm lý. Những cảm xúc bị tổn thương và lo lắng có thể khiến trẻ cảm thấy cô đơn và bất an. Vì vậy, bố mẹ nên cho trẻ biết rằng dù có chuyện gì xảy ra, thì bố mẹ cũng sẽ ủng hộ vô điều kiện.
Khuyến khích trẻ báo cáo vấn đề kịp thời, không giấu giếm là một bước quan trọng để tạo sự tin cậy. Hãy giúp trẻ hiểu rằng việc chia sẻ trải nghiệm không phải là dấu hiệu của sự yếu đuối, mà thể hiện lòng dũng cảm.
Bố mẹ nên khẳng định rằng mọi thông tin trẻ chia sẻ sẽ được lắng nghe, không bị phán xét.
Dạy trẻ kỹ năng bảo vệ bản thân.
Bố mẹ chủ động can thiệp và tìm kiếm sự giúp đỡ từ nhiều nguồn
Nếu tình trạng bắt nạt của trẻ vẫn tiếp diễn, bố mẹ nên chủ động can thiệp.
Trao đổi với giáo viên, hay liên hệ với phụ huynh kia để cùng nhau thương lượng, giải quyết vấn đề. Hãy tìm người bố/mẹ của trẻ bắt nạt, thẳng thắn bày tỏ những tổn hại mà con đã phải gánh chịu, mong chờ sự hợp tác nhằm giáo dục các con tốt hơn.
Theo cách này, bố mẹ có thể bảo vệ trẻ, huynh đối phương cũng nhận ra vấn đề và tránh những tình huống tương tự xảy ra.
3 lời khuyên từ chuyên gia giúp trẻ giảm thiểu bị bắt nạt
Ngoài việc xử lý sự việc một cách đúng đắn sau khi sự việc xảy ra, bố mẹ cũng có thể thực hiện một số biện pháp trong cuộc sống hàng ngày, giúp trẻ nâng cao sự tự tin, ý thức bảo vệ, giảm thiểu khả năng bị bắt nạt.
Phát triển kỹ năng xã hội
Dạy trẻ cách hòa đồng với bạn bè, học cách giao tiếp và bày tỏ ý kiến, tránh bị bắt nạt vì tính cách nhút nhát hoặc yếu đuối.
Luôn ở bên cạnh và hỗ trợ trẻ.
Tăng cường sự tự tin
Thông qua sự khuyến khích và ghi nhận, trẻ cảm thấy mình có khả năng đương đầu với khó khăn, thử thách, thay vì lùi bước hay sợ hãi khi gặp vấn đề.
Dạy trẻ kiến thức an toàn cơ bản
Ví dụ, khi bị người lạ hoặc bạn bè ngoài trường bắt nạt, trẻ nên bảo vệ bản thân như thế nào, yêu cầu ai giúp đỡ...?
Trẻ em chắc chắn sẽ gặp phải một số thử thách khi lớn lên, và việc bị bắt nạt là một trong số đó. Khi trẻ gặp phải tình huống như vậy, cách phản ứng và xử lý của bố mẹ rất quan trọng.
Các chuyên gia khuyên bố mẹ nên giữ sự bình tĩnh, phản ứng bằng trí tuệ và kiên nhẫn, nhằm bảo vệ trẻ tốt, hướng dẫn con học cách đối mặt với các vấn đề trong cuộc sống.
Bình luận