Khi trẻ cãi lại mẹ hãy dùng 4 câu "thần chú" này để thuần hóa, dạy con ngoan vâng lời
Khi trẻ nói lại, bố mẹ đừng vội vàng trấn áp con, thay vào đó hãy sử dụng lời nói nhẹ nhàng hơn để điều chỉnh.
Nhiều phụ huynh phàn nàn rằng con mình đang ngoan bỗng nhiên "nổi loạn" hay cãi lời, khiến họ cảm thấy bối rối và lo lắng.
Trên thực tế, không ít bà mẹ đã trải qua giai đoạn khó khăn khi phải đối mặt với đứa trẻ thường xuyên cãi lại. Khi trẻ lớn lên, sự phát triển tâm lý và cá tính ngày càng mạnh mẽ, dẫn đến việc chúng bắt đầu thể hiện quan điểm và cảm xúc của mình một cách rõ ràng hơn.
Đôi khi, trong những cuộc trò chuyện diễn ra vội vã hoặc căng thẳng, trẻ sẽ nói ra những điều mà mẹ không thích nghe, tạo thành tình huống mà phụ huynh gọi là cãi lời.
Vì sao trẻ nhỏ hay cãi lời? Bố mẹ nên chú ý 2 nguyên nhân phổ biến
Giai đoạn phát triển ngôn ngữ
Khoảng 2-3 tuổi, khả năng diễn đạt ngôn ngữ của trẻ đã được cải thiện lên một tầm cao mới, có thể giải thích rõ ràng ý tưởng của mình và thậm chí phản bác lại mẹ.
Giai đoạn này là “ thời kỳ nổi loạn đầu tiên” và cũng là giai đoạn nhận thức về bản thân phát triển nhanh chóng.
Những tình huống cãi vã thường gặp như “Con không thích quần áo màu này, con sẽ không mặc nó”, “Con không muốn ngủ”,...
Khi trẻ được khoảng 6 tuổi, lời nói phản kháng có thể trở nên hợp lý hơn.
Ví dụ, trẻ hỏi mẹ: "Tại sao mẹ có thể ăn kem còn con thì không?"
Những tình huống này có vẻ như trẻ đang nói lại, nhưng thực tế là biểu hiện của sự phát triển và cải thiện khả năng ngôn ngữ.
Kiểm tra mức độ quan trọng của người mẹ
Một số trẻ rất thông minh và sẽ dùng lời lẽ để thử thách mẹ mình, để tìm hiểu ranh giới cũng như giới hạn của họ.
Nếu trẻ phát hiện mình cãi lại mà mẹ không phản ứng thì ranh giới cuối cùng của người mẹ trong vấn đề này đã bị phá vỡ, và trẻ trở nên nghiêm túc hơn và cãi lại thường xuyên hơn trong tương lai.
Tất nhiên, một số trẻ cãi lại chỉ đơn giản là đang thực hiện quyền được nói của mình.
Ví dụ, khi trẻ thấy mình không muốn đi ngủ, sẽ nói lại với mẹ rằng: "Con không muốn đi ngủ". Lúc này, trẻ nghĩ rằng mình đang sử dụng quyền được nói.
Nếu người mẹ nghiêm khắc yêu cầu con mình đi ngủ, trẻ sẽ biết rằng mục đích cuối cùng là bắt buộc mình phải đi ngủ vào khoảng thời gian này.
Khi trẻ cãi lại, đa phần phản ứng thông thường của phụ huynh là nổi giận.
Khi cãi lại hãy nói 3 câu này để kiểm soát tình hình và dạy con ngoan hơn
Đừng nói "Ồ con lớn rồi nên không còn nghe lời mẹ nữa", mà hãy nói "Con đã lớn rồi, mẹ vui vì con biết bày tỏ ý kiến"
Khi trẻ cãi lại, đa phần phản ứng thông thường của phụ huynh là nổi giận "Ồ, con lớn rồi nên không còn nghe lời mẹ nữa." Câu nói này vô tình làm gia tăng căng thẳng, như thể trẻ đang bị chỉ trích thay vì được hiểu.
Tuy nhiên, nếu người mẹ thay đổi cách tiếp cận và nói: "Con đã lớn rồi, mẹ vui vì con biết bày tỏ ý kiến," điều này có thể tạo ra một bầu không khí thoải mái hơn. Đứa trẻ có thể bật cười và nghĩ rằng mẹ đang "trêu chọc" mình, và nhận ra việc bày tỏ quan điểm là điều tích cực.
Tuy nhiên, đôi khi, trẻ có thể cảm thấy xấu hổ và xin lỗi mẹ, nhận thức rằng mình đã quá hung hăng và không sử dụng ngôn ngữ chính xác để diễn đạt suy nghĩ. Đây là cơ hội quý giá để trẻ học hỏi và trưởng thành.
Trong những khoảnh khắc này, người mẹ có thể tận dụng cơ hội để điều chỉnh hành vi và lời nói của trẻ, hướng dẫn cách diễn đạt cảm xúc một cách phù hợp và tôn trọng.
Thay câu “Con không có quyền nói” bằng “Con là thành viên gia đình, con có quyền nói”
Theo tâm lý thông thường, khi chúng ta bị phản bác, phản ứng đa phần là tức giận.
Nhưng đừng vội nói "Con không có quyền nói", điều này khiến trẻ cảm thấy rất bất công và nghĩ rằng mẹ đang bắt nạt kẻ yếu. Mẹ có thể nói "Con là thành viên trong gia đình, con có quyền nói" và cho phép trẻ thể hiện suy nghĩ, chính kiến riêng.
Nhưng đồng thời, mẹ cũng nên nhắc nhở rằng trẻ nên tôn trọng người lớn tuổi, không được phép nói chuyện với thái độ lịch sự. Mẹ cũng cần sử dụng các phương pháp và ngôn ngữ nhẹ nhàng hơn khi trò chuyện với con.
Thay câu "Im đi, mẹ không muốn nghe" bằng "Con nghĩ thế nào? Nói cho mẹ biết đi"
Khi trẻ nói lại, bố mẹ đừng vội vàng trấn áp con một cách dữ dội và bảo "im đi".
Trong trường hợp này, người mẹ có thể giữ bình tĩnh hơn "Con vừa trả lời mẹ à? Con có ý tưởng nào khác không? Hãy kể mẹ nghe nhé"
Điều này nhằm khuyến khích trẻ sắp xếp ngôn ngữ, cũng như diễn đạt ý tưởng của mình một cách hợp lý và logic. Hầu hết những trẻ được nuôi dạy theo cách này ít có xu hướng bạo lực bằng lời nói, giải quyết vấn đề theo cách tích cực hơn khi lớn lên.
Helen Keller đã từng nói: Ngôn ngữ là sự biểu đạt của tình yêu. Vì vậy, khi trẻ nói lại, bố mẹ cũng có thể sử dụng ngôn ngữ chính xác để nói chuyện với trẻ nhằm thể hiện trọn vẹn tình yêu dành cho con.
Bình luận