Làm 2 việc mỗi ngày, trẻ sẽ nhanh học giỏi và ghi nhớ bài tốt hơn bạn cùng lớp
Nếu bố mẹ kiên trì, một ngày nào đó sẽ đột nhiên phát hiện ra: Bộ não nhỏ bé của trẻ có thể nhớ được mọi thứ.
Một người mẹ kể rằng, trước đây chị không nhận ra trí nhớ quan trọng đến thế, nhưng sau khi con trai vào tiểu học, chị nhận thấy có rất nhiều điều cháu cần phải nhớ.
Thực tế, việc học tập không chỉ đòi hỏi phải hiểu những gì trẻ đọc và nghe mà còn phải ghi nhớ những kiến thức mới. Sẽ rất khó học nếu trẻ chỉ có khả năng hiểu mà không có trí nhớ tốt để lưu trữ kiến thức.
Trong khi đó, phụ huynh đều hy vọng rằng trẻ sẽ học tập xuất sắc và ghi nhớ kiến thức mới dễ dàng. Vậy bố mẹ nên làm gì? Trên thực tế, có thể rèn luyện trí nhớ cho trẻ bằng cách lặp lại 2 điều mỗi ngày.
Trò chuyện nhiều với trẻ về các chủ đề hàng ngày
Bộ nhớ làm việc là khả năng lưu trữ, xử lý và truy xuất thông tin tạm thời để hoàn thành một nhiệm vụ. Nó được sử dụng để trò chuyện, tính toán, đọc và học tập.
Ví dụ: Giáo viên toán viết lên bảng và nói "Cộng 15 với 27, sau đó trừ 8".
Trẻ cần nhớ những điểm chính mà giáo viên nói, sau đó vừa tính toán vừa suy nghĩ, ghi nhớ số 42 đã tính trong đầu để giải phép trừ "42-8".
Nếu trí nhớ làm việc của trẻ kém, sẽ nhanh chóng quên những gì mình đã nghe và không theo kịp tốc độ giảng bài của giáo viên.
Người lớn cũng gặp phải nhiều rắc rối trong cuộc sống hàng ngày, chẳng hạn như dễ mất tập trung, gặp khó khăn khi đọc và viết, thường xuyên làm mất đồ, không có khả năng ứng phó với những tình huống bất ngờ,...
Vậy bố mẹ nên trò chuyện với trẻ như thế nào để rèn luyện trí nhớ làm việc hiệu quả?
Nếu trí nhớ làm việc của trẻ kém, sẽ nhanh chóng quên những gì mình đã nghe.
Nhúng thông tin cần xử lý nhiều bước vào cuộc trò chuyện
Cách này giúp trẻ dễ dàng hiểu và thực hiện các nhiệm vụ, phát triển khả năng lắng nghe và tư duy logic. Bằng cách trình bày từng bước rõ ràng và có hệ thống, trẻ dễ dàng theo dõi và thực hiện nhiệm vụ.
Ví dụ: "Giúp mẹ lấy một quả táo từ tủ lạnh, rửa sạch, cắt thành ba miếng, cho vào đĩa màu xanh và mang qua bàn."
Việc lặp lại và nhấn mạnh từng bước giúp trẻ nhớ lâu hơn. Khi trẻ hoàn thành nhiệm vụ, mẹ có thể khen ngợi để khuyến khích trẻ và tạo động lực cho những lần sau.
Nhắc lại + hỏi chi tiết
Mẹ: "Con còn nhớ chúng ta đã thấy gì ở công viên vào thứ bảy tuần trước không? Chúng ta đã thấy gì đầu tiên? Và chuyện gì xảy ra tiếp theo?"
Trẻ: "Đầu tiên con nhìn thấy cầu vồng... sau đó chú chó con chạy tới..."
Mẹ: "Đúng rồi! Có bao nhiêu màu trong cầu vồng? Chú chó con có màu gì?"
Lưu ý rằng khả năng trí nhớ làm việc của trẻ bằng độ tuổi + 1 (đối với người lớn là 7 ± 2 ), vì vậy hãy bắt đầu với 2 đơn vị thông tin và tăng dần lên 4-5.
Việc lặp lại và nhấn mạnh từng bước giúp trẻ nhớ lâu hơn.
Hướng dẫn trẻ đọc to
Các nghiên cứu đã chỉ ra, đối với kiến thức thu được hoàn toàn thông qua thính giác, 60% có thể nhớ được sau 3 giờ và chỉ 15% sau 3 ngày.
Đối với kiến thức thu được chỉ thông qua thị giác, tỷ lệ ghi nhớ là 70% sau 3 giờ và 40% sau 3 ngày. Trong khi đó, thị giác và thính giác được sử dụng cùng nhau, tỷ lệ ghi nhớ có thể lên tới 90% sau 3 giờ và 75% sau 3 ngày.
Khi đọc to, mắt nhìn, miệng đọc và tai lắng nghe. Làm việc ba giác quan cùng lúc có thể kích thích hệ thần kinh não bộ sâu hơn một cách tự nhiên và tăng cường trí nhớ.
Các tế bào não phản ứng mạnh mẽ với thông tin có sắc thái cảm xúc, và hồi hải mã có thể "xử lý" thông tin. Khi trẻ đọc to, đọc đi đọc lại và đọc với cảm xúc, hồi hải mã sẽ có ảo giác rằng việc đó được thực hiện hàng ngày, quan trọng và hữu ích cho sự sống còn.
Sau đó, thông tin này được lưu giữ và có cơ hội được chuyển vào bộ nhớ dài hạn.
Quan trọng hơn, việc đọc to nhiều lần có thể khiến các tế bào thần kinh não kết nối sâu hơn và rộng hơn, không chỉ kích hoạt hệ thần kinh trí nhớ mà còn giúp hình thành "mạch não đọc".
Khi trẻ đọc to, mắt nhìn, miệng đọc và tai lắng nghe.
Trẻ em đọc nhiều từ nhỏ có thể nắm bắt những điểm chính một cách nhanh chóng và thấy việc học dễ dàng.
Vì vậy, việc đọc phải được bắt đầu từ khi còn nhỏ.
Trẻ thích được nghe đi nghe lại một câu chuyện. Nguyên nhân là do não chưa phát triển đầy đủ và không thể nhớ hết tất cả các từ và câu. Nhưng trẻ muốn biết toàn bộ câu chuyện nên đã phải nghe đi nghe lại nhiều lần. Bằng cách này, não có thể từ từ ghi nhớ, hiểu và nắm bắt toàn bộ cốt truyện.
Tóm lại, đừng ngại đọc đi đọc lại, chỉ cần theo dõi tốc độ của trẻ cho đến khi hiểu.
Sau khi trẻ học đọc và viết, hãy hướng dẫn trẻ tự đọc to, nhưng không nên áp dụng một phương pháp chung cho tất cả mọi người.
Trò chuyện và đọc sách mỗi ngày có vẻ đơn giản, nhưng cần kiên nhẫn để lặp lại đến cùng. Nhưng nếu bố mẹ kiên trì, một ngày nào đó sẽ đột nhiên phát hiện ra: Bộ não nhỏ bé của trẻ có thể nhớ được mọi thứ.
Bình luận