Nuôi dạy trẻ theo 3 phương pháp này, tưởng thương nhưng vô tình hủy hoại tương lai con

Phương pháp giáo dục của bố mẹ quyết định rất lớn đến nhận thức và lối sống của trẻ trong tương lai.

Nuôi dạy trẻ theo 3 phương pháp này, tưởng thương nhưng vô tình hủy hoại tương lai con - 1

Giáo dục luôn được coi là điều quan trọng nhất trong xã hội ngày nay, bởi vì việc nuôi dạy con cái không thể tách rời với giáo dục, và để thực sự nuôi dạy một đứa trẻ xuất sắc không phải là một nhiệm vụ dễ dàng.

Vì vậy, nhiều bậc bố mẹ sẵn sàng từ bỏ những nguyên tắc, thậm chí nuông chiều con cái vô hạn chỉ để trẻ đạt được trạng thái vui vẻ. Và bố mẹ tin rằng, đó là cách thể hiện tình yêu thương hiệu quả nhất, khiến con cái trưởng thành trong môi trường lành mạnh.

Tuy nhiên trên thực tế, không có một tiêu chuẩn cụ thể nào cho tình yêu thương của bố mẹ dành cho con cái, thậm chí nếu có thì đó cũng chỉ là tiêu chuẩn mà bố mẹ tự nghĩ ra mà thôi. Việc bố mẹ cố gắng đáp ứng mọi yêu cầu của con chỉ càng khiến con phát triển nhân cách và lối sống lệch lạc trong tương lai. Như vậy, tình yêu thương sai cách của bố mẹ đã vô tình tạo ra hình tượng một đứa trẻ không tốt về sau. 

Bà Lưu là một người mẹ rất yêu con, có thể nói bà rất tỉ mỉ trong việc chăm sóc con cái và bà không ngừng thỏa mãn các yêu cầu của con trong cuộc sống hàng ngày. Chi cần là điều con muốn, bà Lưu luôn sẵn sàng đáp ứng.

Vì trong suy nghĩ của bà cho rằng, con cái muốn gì thì phải được cho như vậy. Thứ nhất, điều này sẽ không làm tổn thương con cái, thứ hai là không để trẻ hình thành thói hư tật xấu. Nhưng trong vô thức, tính cách của con bà Lưu dần trở nên tồi tệ hơn.

Một ngày cuối tuần, bà Lưu đưa con đến công viên giải trí, vì là ngày nghỉ nên trong khu vui chơi rất đông người. Lúc này, con bà muốn mua một món đồ chơi được bày bán, nhưng khách khá đông nên phải xếp hàng mua từng người. Các con cô nhanh chóng rơi vào trạng thái mệt mỏi vì thời tiết nóng nhưng phải chờ đợi lâu.

Thế là đứa trẻ hoàn toàn không chịu được. Vì ngày thường được cưng chiều hết mực, một chút cũng không chịu khổ, nên sau đó đứa trẻ đã mè nheo đòi mẹ cõng. Tuy nhiên lúc đó, vết thương cũ ở thắt lưng của bà Lưu lại tái phát nên bà đã khéo léo từ chối yêu cầu của con.

Nhưng không ngờ đứa trẻ ngồi ngay xuống đất và bắt đầu lăn lộn, khóc lóc khiến những người xung quanh đổ dồn sự chú ý vào đứa trẻ, điều này khiến bà Lưu rất xấu hổ. Hơn nữa bà cũng biết tính tình của đứa trẻ, khi muốn bất kỳ một điều gì đó thì bố mẹ phải đáp ứng ngay.

Vì vậy, để xoa dịu cảm xúc của con, cô Lưu vội vàng cõng đứa trẻ trên lưng, hoàn toàn không còn quan tâm đến sức khỏe bản thân lúc này. Cuối cùng, lựa chọn của bà Lưu đã khiến cho các triệu chứng ở lưng trầm trọng hơn.

Tình huống thực tế trên đã chỉ ra rằng, con cái là bảo bối của bố mẹ, nhưng phương pháp nuôi dạy con cái sai lầm sẽ khiến cho nhận thức và quá trình hình thành nhân cách, lối sống của trẻ lệch lạc. Các chuyên gia khuyến cáo, để nuôi dạy một đứa trẻ ngoan ngoãn, thành công trong tương lai thì bố mẹ không nên giáo dục con theo 3 cách sau.

Nuôi dạy trẻ theo 3 phương pháp này, tưởng thương nhưng vô tình hủy hoại tương lai con - 2

Nuôi dạy trẻ theo 3 phương pháp này, tưởng thương nhưng vô tình hủy hoại tương lai con - 3

Lo đủ thứ cho con cái

Đại đa số các ông bố bà mẹ đều thích sắp xếp mọi thứ cho con cái. Điều này xuất phát từ hai nguyên nhân, một là bản thân bố mẹ có cá tính mạnh nên đã quen với việc sắp xếp cuộc sống của con cái. Thứ hai là bố mẹ luôn cho rằng con còn quá nhỏ, cả trong suy nghĩ và hành động của con đều thể hiện sự non nớt. 

Vì vậy, bố mẹ luôn mang trong mình tâm lý sợ con lãng phí thời gian, đi quá nhiều đường vòng nên trực tiếp thu xếp mọi việc thay con. Như vậy con sẽ hạn chế tối đa sự lo lắng, vất vả và bị tổn thương trên suốt hành trình khôn lớn. Đó là lý do mà bố mẹ hình thành tư tưởng ngay từ khi con còn nhỏ, bố mẹ sẽ thay con sắp xếp chu toàn mọi thứ.

Về phía con, con chỉ cần vui vẻ bước đi trên con đường mà bố mẹ đã vạch sẵn. Tuy nhiên, cách hành xử, giáo dục này không những không giúp được gì cho trẻ mà còn khiến trẻ đánh mất chính mình, thậm chí sống một cuộc sống không mang dấu ấn riêng, là cuộc sống bố mẹ mong muốn, chứ hoàn toàn không phải là cuộc sống thuộc về cá nhân trẻ. 

Nếu phương pháp nuôi dạy này kéo dài, lâu dần trẻ sẽ mất đi khả năng độc lập vì đã quen với việc phụ thuộc bố mẹ. Nhưng có một sự thật mang tính quy luật là, bố mẹ không thể ở bên con suốt đời. Đến một thời điểm nào đó, những đứa trẻ buộc phải lớn lên, nhưng liệu khi bước ra ngoài xã hội thì trẻ có còn duy trì được thói quen phụ thuộc này.

Nuôi dạy trẻ theo 3 phương pháp này, tưởng thương nhưng vô tình hủy hoại tương lai con - 4

Trẻ cần được rèn luyện kỹ năng tự chăm sóc cho bản thân, thay vì để bố mẹ lo cho từng li từng tí.

Nuôi dạy trẻ theo 3 phương pháp này, tưởng thương nhưng vô tình hủy hoại tương lai con - 5

Dễ thỏa hiệp

Bố mẹ dễ thỏa hiệp là khi đối mặt với yêu cầu lặp đi lặp lại của con cái, cuối cùng bố mẹ vẫn sẽ chấp nhận ở thế yếu hơn, bị động để con cái dẫn dắt theo mong muốn của bản thân. Mặc dù ngay từ đầu đã giữ vững nguyên tắc và đường lối của mình, nhưng lại không thể chịu đựng được sự ương ngạnh và bướng bỉnh của trẻ, quan trọng nhất là vì thương con, hoặc cũng có thể vì "lười", thiếu tính kiên nhẫn trong quá trình uốn nắn con.

Nhiều bố mẹ sợ con buồn, chịu thiệt thòi về tâm lý hay thể chất nên sẽ dễ dàng thỏa hiệp với hầu hết mọi đòi hỏi của con, sau đó bắt tay vào thực hiện, đáp ứng nhu cầu đó. Chẳng hạn như khi con hoàn thành một công việc thuộc về cá nhân như ngủ dậy xếp mềnh, chơi xong đồ chơi thì để lại chỗ cũ. Đó vốn dĩ là nhiệm vụ mà con bắt buộc phải thực hiện, vì thuộc về vấn đề cá nhân.

Thế nhưng khi con lười biếng không làm, bố mẹ lại thỏa hiệp rằng nếu trẻ hoàn thành thì sẽ mua đồ chơi hoặc bánh kẹo cho con. Cách giáo dục như thế, sẽ chỉ làm hư trẻ, bởi vì nhu cầu của trẻ giống như một cái hố không đáy. Khi không có một điểm dừng, một giới hạn nhất định được bố mẹ vạch ra rõ ràng, trẻ sẽ "được nước lấn tới", thậm chí là trở nên "chai lỳ" đối với bố mẹ.

Nuôi dạy trẻ theo 3 phương pháp này, tưởng thương nhưng vô tình hủy hoại tương lai con - 6

Việc bố mẹ dễ thỏa hiệp, sẽ khiến cho quyền uy của bố mẹ đối với con cái giảm đi rất nhiều.

Nuôi dạy trẻ theo 3 phương pháp này, tưởng thương nhưng vô tình hủy hoại tương lai con - 7

Nuông chiều quá mức

Dựa trên điều kiện sống tốt hơn thì trong thực tế ngày nay, hầu hết mọi gia đình đều sẽ tạo mọi điều kiện để con cái có cơ hội phát triển trong môi trường đầy đủ, tự tin hoàn thiện bản thân một cách toàn diện nhất. Nhưng điều này lại vô tình khiến nhiều bố mẹ hiểu lầm, dẫn đến việc từ tạo điều kiện phù hợp trở thành đáp ứng vô điều kiện.

Giáo dục con theo phương pháp chiều chuộng quá mức, ngày ngày cho con "ngâm mình trong hũ mật ong", đã khiến cho nhiều đứa trẻ không màng đến “cơn bão” bên ngoài mà chỉ đắm chìm trong tổ ấm do bố mẹ tạo nên. Cuối cùng đến một thời điểm, bố mẹ nhận ra rằng, tưởng thương con nhưng lại là đang hại con. 

Việc không kiểm soát trẻ ở hiện tại, khi đứa trẻ muốn gì thì bố mẹ ngay lập tức đáp ứng, đã khiến trẻ hình thành thói quen, lối sống phụ thuộc, thậm chí là xem bản thân như "trung tâm vũ trụ".

Khi trẻ không được dạy về các kỹ năng như tự lập hay đối nhân xử thế thì khi rời xa vòng tay của bố mẹ, trẻ hoàn toàn sẽ bị choáng ngợp và rơi vào trạng thái sợ hãi. Điều này hoàn toàn không tốt cho trẻ, ngược lại còn khiến cuộc sống về sau của trẻ vất vả hơn. 

Nuôi dạy trẻ theo 3 phương pháp này, tưởng thương nhưng vô tình hủy hoại tương lai con - 8

Trước những đòi hỏi không giới hạn của trẻ, bố mẹ cần nghiêm khắc hơn để uốn nắn con, thay vì nuông chiều vô điều kiện.

Kiều Trang

Tin liên quan

Tin mới nhất

Giá trị đặc sắc của Di sản Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

Giá trị đặc sắc của Di sản Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

Gần dân, chăm dân – dân quý, dân thờ là yếu tố tạo nên giá trị đặc sắc của di sản tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. Trong tâm thức dân gian, sự chăm lo và gắn bó gần gũi với số phận sinh tồn, làm ăn và phát triển của cộng đồng dân chúng từ các thế hệ vua Hùng cùng các bậc tiền nhân thuở xa xưa luôn luôn là “một sự thực lịch sử”, cần được ghi nhớ và tri ân.