Phơi quần áo như thế này chỉ chờ bị bệnh thôi, nhiều người biết mà vẫn cố chấp làm sai
90% gia đình đều mắc phải lỗi này khi phơi quần áo.
Nếu phơi quần áo như thế này, bạn dễ bị bệnh
- Phơi đồ trong bóng râm
Phơi trong bóng râm có nghĩa là phơi ở nơi thoáng mát mà không cần phơi nắng. Nhiều người thích cách phơi này vì không gây hại cho quần áo, có thể đạt được hiệu quả làm khô tự nhiên.
Tuy nhiên, phơi quần áo trong bóng râm có yêu cầu lớn về nhiệt độ, độ ẩm và sự lưu thông không khí, không thể phơi một cách mù quáng được. Nếu không, quần áo dễ có mùi hôi khó chịu. Nguyên nhân khiến quần áo có mùi hôi là do bị ẩm ướt lâu ngày sẽ sinh ra vi khuẩn, nấm mốc…
Ngoài mùi khó chịu, việc mặc quần áo như vậy còn dễ khiến da bị nhiễm vi khuẩn, nấm, gây ra các triệu chứng như nổi mụn, ngứa và dị ứng da. Vi khuẩn và nấm thậm chí có thể được con người hít vào cơ thể và gây ra các bệnh về đường hô hấp.
- Không phơi quần áo ngay sau khi giặt
Một số người sau khi cho quần áo vào máy giặt, họ ra ngoài hoặc đi ngủ, đợi đến chiều về hoặc hôm sau mới dậy phơi quần áo.
Nếu quần áo không phơi ngay sau khi giặt, cứ để trong xô hoặc máy giặt thì môi trường ẩm ướt và nóng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong điều kiện ẩm ướt và không thông thoáng, vi khuẩn sinh sản nhanh gấp 3-4 lần so với bình thường. Nói cách khác, nếu để quần áo trong thùng hoặc máy giặt lâu sẽ rất dễ để vi khuẩn, nấm sinh sôi gây ra mùi hôi. Nó thậm chí còn bẩn hơn cả khi chưa được giặt.
Vì vậy, bạn phải nhớ phơi quần áo ngay sau khi giặt, tốt nhất là không để quá 3 tiếng. Nếu vượt quá thời gian này thì tốt nhất nên giặt lại.
- Phơi quần áo qua đêm
Vào ban đêm, không khí có độ ẩm cao, quần áo không thể nào khô trong vài giờ được. Vì thế, thời gian phơi trong suốt 1 đêm chính là cơ hội thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi.
Hơn nữa, thói quen phơi quần áo ngoài trời hoặc ngoài ban công khiến quần áo không những lâu khô mà đôi khi còn khiến chúng ám mùi hôi khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
Ngoài ra, sau nhiều lần phơi quần áo vào ban đêm, quần áo dễ bị ẩm mốc, thâm kim do nhiễm sương. Vải cũng nhanh mục và dễ hư hỏng hơn.
- Lộn trái quần áo khi phơi
Nhiều người có thói quen lộn trái quần áo khi phơi để tránh quần áo bị bạc màu. Tuy nhiên, mặt trái quần áo là nơi tiếp xúc trực tiếp với da chúng ta khi mặc. Thói quen này vô tình lại dễ làm vi khuẩn, côn trùng, bụi bẩn,... bám vào mặt trong của quần áo.
Khi mặc vào, cơ thể sẽ tiếp xúc trực tiếp, nếu nặng có thể gây ra các bệnh về da. Đặc biệt là đối với quần áo em bé, sức đề kháng và hệ miễn dịch của trẻ vốn còn yếu, nên việc vô ý mặc phải quần áo dính bụi bẩn, vi khuẩn dễ bị ngứa, hăm, rôm sảy và mắc các bệnh liên quan đến hô hấp.
Ngoài ra, bạn cũng nên tránh phơi quần áo ở nơi có nhiều cát, bụi. Nếu không, bụi bẩn sẽ bám vào cơ thể và có thể gây ngứa ngáy, khó chịu và các bệnh về da, phụ khoa.
Quần áo không thể phơi nắng phải làm sao?
- Phương pháp treo chữ V ngược
Nếu muốn quần áo khô nhanh, cách treo quần áo cũng rất quan trọng, tốt nhất bạn nên sử dụng "phương pháp treo hình chữ V ngược". Tức là quần áo dài treo ở hai đầu dây phơi và quần áo ngắn ở giữa để tạo thành chữ V ngược.
Ưu điểm của cách phơi này là cải thiện hiệu quả thông gió, giúp quần áo nhanh khô hơn.
- Dùng máy sấy
Vào những ngày mưa nhiều, nồm ẩm, quần áo rất lâu khô. Bạn có thể cho quần áo đã giặt xong vào máy sấy. Nó không chỉ có thể làm khô quần áo nhanh chóng mà còn có tác dụng khử trùng, không thua gì việc phơi dưới ánh nắng mặt trời.
- Sử dụng máy sấy tóc và túi nilon
Nếu đang vội, bạn có thể thử dùng máy sấy tóc và túi nilon để làm khô quần áo.
Chuẩn bị một chiếc khăn tắm khô, sau đó trải quần áo ướt lên trên khăn tắm, cuộn khăn tắm lại rồi vắt khô. Bằng cách này, độ ẩm trên quần áo có thể được khăn hấp thụ, khiến quần áo ở trạng thái nửa khô.
Sau đó, chuẩn bị một chiếc túi nilon và khoét hai lỗ nhỏ ở đáy túi để hơi ẩm thoát ra ngoài. Sau đó cho quần áo vào và buộc chặt miệng túi, chừa một khe hở có thể nhét vừa miệng máy sấy tóc.
Cuối cùng, bật máy sấy tóc và thổi hơi nóng vào túi. Chỉ sau 10 – 20 phút, quần áo sẽ khô ráo.
Bình luận