Tháng 7 chăm cây lưỡi hổ theo quy tắc "3 nhiều 2 ít", không cần bón phân chồi con cũng chen chúc kín chậu
Làm sao để lưỡi hổ phát triển tốt, chồi non mọc lên tua tủa? Nhiều người nghĩ ngay đến việc bón phân để thúc đẩy sinh trưởng. Tuy nhiên, có cách đơn giản hơn mà không tốn tiền, ví dụ như trong tháng 7, chỉ cần làm tốt “3 nhiều 2 ít” thì chồi con sẽ tự mọc đầy chậu dễ dàng.
Cây lưỡi hổ mang ý nghĩa trường thọ và sức khỏe, vì nếu được chăm sóc đúng cách, cây có thể sống nhiều năm và ra nhiều chồi con đến mức chật kín cả chậu.
Cây lưỡi hổ có nhiều giống như lưỡi hổ viền vàng, lưỡi hổ gân bạc, lưỡi hổ bạch ngọc, lưỡi hổ lá tròn, lưỡi hổ lá to... Mặc dù hình dáng và màu sắc lá có thể khác nhau, nhưng chúng đều có điểm chung là lá giống như da hổ, cũng chính vì thế mà có tên gọi như vậy.
Dù là giống nào thì khi trồng trong phòng khách, phòng ngủ hay ban công, cây đều rất đẹp và còn giúp thanh lọc không khí, có lợi cho sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
Cũng vì những lý do trên mà lưỡi hổ rất được ưa chuộng. Tuy nhiên, sau một thời gian chăm sóc, nhiều người nhận ra việc giữ cho cây sống thì dễ, nhưng để cây phát triển mạnh, chồi con mọc chen kín chậu lại không hề đơn giản.
Làm sao để lưỡi hổ phát triển tốt, chồi non mọc lên tua tủa? Nhiều người nghĩ ngay đến việc bón phân để thúc đẩy sinh trưởng. Tuy nhiên, có cách đơn giản hơn mà không tốn tiền, ví dụ như trong tháng 7, chỉ cần làm tốt “3 nhiều 2 ít” thì chồi con sẽ tự mọc đầy chậu dễ dàng.
3 việc nên làm nhiều với cây lưỡi hổ vào tháng 7
- Phơi nắng nhiều hơn
Cây lưỡi hổ ưa môi trường nhiều ánh sáng, trong giai đoạn sinh trưởng thì không thể thiếu ánh nắng mặt trời. Nếu ánh sáng không đủ, lá cây sẽ bị xỉn màu, cây yếu dần đi, thậm chí còn bị vươn dài bất thường, khiến cây trông không đẹp mắt và không khỏe mạnh.
Mặc dù tháng 7 có ánh nắng rất mạnh, nhưng khi chăm lưỡi hổ vẫn nên cho cây phơi nắng nhiều. Có thể đặt cây ở nơi có nhiều ánh sáng trong nhà như bệ cửa sổ, ban công,... Tuy nhiên, không nên để cây bị nắng gắt chiếu trực tiếp quá lâu vào buổi trưa, khi nắng quá mạnh nên che bớt nắng để tránh làm cháy lá.
Nếu trong nhà không đủ ánh sáng tự nhiên, bạn cũng có thể dùng đèn chiếu bổ sung để tăng cường ánh sáng cho cây. Nhờ đó, lưỡi hổ sẽ quang hợp tốt hơn và hấp thụ đủ dinh dưỡng để phát triển.
- Tăng cường thông gió
Tháng 7 không chỉ nóng nực mà còn rơi vào thời điểm “tam phục”, tức giai đoạn nóng ẩm nhất trong năm, thời tiết trở nên oi bức và ẩm ướt. Trong khi đó, lưỡi hổ lại thích môi trường khô ráo hơn. Nếu không khí quá nóng và ẩm, cây rất dễ bị sâu bệnh, thậm chí có thể dẫn đến thối rễ nếu tình trạng nghiêm trọng.
Vì vậy, khi bước vào tháng 7, việc thông gió trở nên vô cùng quan trọng. Môi trường thông thoáng không chỉ giúp ngăn ngừa sâu bệnh mà còn hỗ trợ làm mát, tạo điều kiện tốt hơn cho sự phát triển của lưỡi hổ.
Bạn có thể đặt cây ở những nơi thoáng khí, chẳng hạn như gần cửa sổ hoặc cửa ra vào. Ngoài ra, cũng có thể tăng cường lưu thông không khí bằng cách mở cửa sổ, sử dụng quạt điện, hoặc điều hòa có chức năng thông gió, để tránh tình trạng nóng ẩm kéo dài.
- Xới đất thường xuyên
Rễ cây lưỡi hổ phát triển theo chiều ngang, vì vậy nếu đất trồng quá chặt hoặc bị nén lâu ngày, sẽ cản trở quá trình hô hấp và phát triển của rễ. Việc thường xuyên xới đất sẽ giúp rễ cây có thêm không gian và oxy, từ đó phát triển mạnh mẽ hơn.
Ngoài ra, trong quá trình phát triển, trên các rễ ngang của lưỡi hổ sẽ mọc ra nhiều chồi non. Những chồi này cần đủ oxy và ánh sáng để phát triển. Nếu đất quá cứng và chặt, chồi sẽ khó vươn lên mặt đất. Vì vậy, thường xuyên xới đất sẽ giúp chồi non mọc nhiều hơn và nhanh chóng lấp đầy chậu.
Bạn có thể xới đất bằng xẻng nhỏ. Sau mỗi lần tưới nước, khi đất đã khô nhẹ bề mặt, bạn nên dùng xẻng nhỏ xới đất cho cây. Lưu ý không nên xới quá sâu vì lưỡi hổ có rễ nông, nếu đào sâu có thể làm tổn thương bộ rễ. Độ sâu khoảng 3cm là hợp lý, và nên vừa xới vừa quan sát tình trạng đất và rễ.
Ngoài ra, nên xới đất bằng cách thay chậu. Ngoài ra, bạn cũng có thể tiến hành thay chậu và đất mới để giúp đất tơi xốp hơn. Nếu bạn đã lâu không thay chậu cho cây, thì tháng 7 là thời điểm rất thích hợp để làm việc này.
Khi thay chậu, nên chọn loại đất có khả năng thoát khí tốt như đất cát pha, trộn thêm một ít đất mùn hoặc đất lá mục, kèm theo một lượng nhỏ phân hữu cơ đã ủ hoai để tăng độ dinh dưỡng và độ tơi xốp cho đất.
Sau khi thay đất, nên tưới nước một lần để cố định rễ, rồi đặt cây ở nơi mát mẻ, thoáng khí. Sau khoảng 5–7 ngày, cây sẽ hồi phục hoàn toàn và thích nghi với môi trường mới.
2 điều nên hạn chế khi chăm lưỡi hổ trong tháng 7
- Hạn chế tưới nước
Nhiều người mắc một hiểu lầm phổ biến khi chăm sóc lưỡi hổ là thời tiết càng nóng thì càng phải tưới nước nhiều, vì nghĩ rằng nhiệt độ cao khiến nước bốc hơi nhanh, lại thêm cây phát triển nhanh nên cần nhiều nước hơn. Tuy nhiên, thực tế không phải vậy, vì rễ của lưỡi hổ là loại rễ mọng nước, có khả năng chịu hạn rất tốt.
Vì thế, trong tháng 7, không nên tưới nước quá nhiều cho lưỡi hổ, càng không được để đọng nước trong chậu. Dù nhiệt độ cao, nhưng khí hậu lúc này lại oi bức và ẩm ướt, khiến nước bốc hơi chậm. Nếu tưới quá nhiều sẽ dễ dẫn đến tình trạng ẩm nóng kéo dài, là điều kiện lý tưởng cho sâu bệnh và thối rễ phát triển.
Do đó, việc tưới nước trong tháng 7 cần tiết chế, nên tưới theo nguyên tắc đất khô mới tưới, tưới là phải tưới đẫm. Bình thường nên để đất hơi khô một chút sẽ có lợi hơn cho cây.
Thông thường, chỉ cần tưới khoảng 7 đến 10 ngày/lần. Sau khi tưới xong, cũng nên đặt cây ở nơi thông thoáng để đất nhanh khô, tránh nguy cơ úng nước và thối rễ.
- Hạn chế cắt tỉa
Khi chăm sóc lưỡi hổ vào tháng 7, vẫn cần cắt tỉa một cách hợp lý để giúp cây có dáng đẹp hơn, nhìn gọn gàng và thẩm mỹ hơn. Tuy nhiên, không nên cắt tỉa quá nhiều.
Lý do là vì các lá mới mọc của lưỡi hổ thường rất mập mạp, khỏe mạnh, những lá này không cần thiết phải cắt bỏ. Bạn chỉ cần loại bỏ những lá vàng úa, khô héo ở lớp ngoài, giúp toàn bộ tán lá trở nên khỏe mạnh và đẹp mắt hơn.
Bình luận