Lúc nhỏ bị đánh mắng, trẻ chạy trốn và không chạy sẽ có số phận khác biệt khi trưởng thành
Theo tâm lý học, trẻ phản kháng có thể là dấu hiệu của sự cần thiết phải tự bảo vệ bản thân, phản xạ tự nhiên.
Mới đây, một bài viết nghiên cứu tâm lý đề cập về phản ứng của trẻ khi gặp rắc rối và sắp bị phạt. Theo cách chuyên gia, có hai kiểu hành vi phản ứng phổ biến, một là trẻ phản kháng cụ thể là lãng tránh và bỏ chạy, số trẻ khác nước mắt lưng tròng, chờ đợi bị chỉ trích.
Thực tế, những phản ứng này chứa đựng một mật mã lớn về nhận thức bản thân, cảm giác an toàn và sự gắn kết quan hệ trong tương lai của trẻ. Vì vậy, bố mẹ đừng vội đánh giá thấp sự lựa chọn nhất thời này.
Trẻ có thể "chạy trốn" biết cách bảo vệ ranh giới của mình tốt hơn
Theo tâm lý học, trẻ phản kháng có thể là dấu hiệu của sự cần thiết phải tự bảo vệ bản thân, một phản xạ tự nhiên khi cảm thấy bị đe dọa hoặc không công bằng
Khi trẻ “chạy trốn” không có nghĩa là “hèn nhát” mà là cảm nhận tình huống khẩn cấp.
Trẻ cảm nhận một cách nhạy bén: Bầu không khí không ổn, bố mẹ sắp nổi giận, điều đó khiến trẻ sợ hãi, căng thẳng. Vì vậy, trẻ theo bản năng kích hoạt chế độ "tự vệ" - giữ khoảng cách an toàn trước.
Tâm lý học chỉ ra, ý thức lành mạnh về ranh giới là nền tảng để trẻ thiết lập bản sắc cá nhân và bảo vệ sức khỏe thể chất và tinh thần. Trẻ có thể phân biệt giữa "bạn" và "tôi" và hiểu rằng "cảm xúc của bạn" không thể làm tổn thương "tôi" theo ý muốn.
Vì vậy, khi lớn lên trẻ có xu hướng diễn đạt rõ ràng khi phải đối mặt với những yêu cầu vô lý: "Con đã có ba nhiệm vụ cấp bách là A, B và C. Khó có thể đảm bảo chất lượng công việc mới. Bố mẹ có thể phối hợp nguồn lực hoặc gia hạn thời hạn không?"
Khả năng đàm phán và bảo vệ quyền lợi của bản thân bắt nguồn từ bản năng "thoát hiểm" trong thời thơ ấu.
Vì vậy, khi trẻ nói "Con không muốn làm điều này" hoặc "Con cảm thấy tệ khi bạn nói thế", đừng vội trách phạt trẻ không vâng lời. Trẻ dường như đang trưởng thành với tâm hồn ổn định, có chính kiến riêng.
Trẻ khóc lóc và chờ đợi có thể biểu hiện sự nhạy cảm cao, lâu dần dễ đánh mất chính mình
Khi bị đánh, những đứa trẻ đứng yên, không né tránh, và im lặng chịu đựng thường ở trong tình huống phức tạp hơn. Chủ yếu có hai kiểu: Một loại là làm hài lòng và chịu đựng, lo lắng bố mẹ sẽ tức giận hơn nữa, nên cố chịu đựng. Những trẻ này sẽ coi trọng cảm xúc của người khác hơn cảm xúc của chính mình. Kiểu còn lại thể hiện sự bất lực, vì nhận biết rằng chạy trốn là vô ích.
Không phải trẻ con không sợ bố mẹ, mà vì đã trải qua quá nhiều lần và nhận ra rằng: “Chạy trốn? Trốn tránh? Giải thích? Có ích gì? Cuối cùng, chẳng phải mình vẫn bị mắng và đánh sao? Cứ tiết kiệm năng lượng đi…”
Tâm lý học gọi đây là "Sự bất lực có học thức".
Khi hai kiểu trẻ này lớn lên, có xu hướng năng trở thành "người vô hình" trong các mối quan hệ, vì thói quen nói "Không sao đâu" và "Con sẽ nghe lời mẹ".
Vì khả năng bảo vệ bản thân yếu, nên khả năng đấu tranh cho quyền lợi của mình trong cuộc cạnh tranh khốc liệt ở nơi làm việc sau này cũng thấp, vì vậy các mối quan hệ khó duy trì sự công bằng và gắn kết lành mạnh.
Phản ứng của trẻ phản ánh bối cảnh giao tiếp gia đình
Phản ứng của trẻ khi bị chỉ trích chính là gương phản ánh cách giao tiếp hàng ngày của gia đình.
Nếu bố mẹ khắc nghiệt và dễ tức giận, trẻ có xu hướng thu mình lại (dễ chịu hoặc bất lực).
Nếu trong nhà thường xuyên xảy ra tình trạng la hét, quát tháo, trẻ sẽ theo bản năng lựa chọn cách “thoát thân” (tự vệ).
Nhưng nếu bố mẹ nhẹ nhàng giải thích "Con không cố ý" hoặc thảo luận về "Lần sau phải làm gì" sẽ dễ dàng giúp trẻ nhận ra lỗi và sửa sai tốt hơn là đánh mắng. Điều này chứng tỏ rằng gia đình cho phép thể hiện tính cách và trẻ biết rằng giao tiếp là an toàn.
Trẻ học khả năng "đọc không khí" từ "trường học" của gia đình. Cho dù đó là "gió nhẹ và mưa phùn" hay "bão và mưa", cũng trực tiếp định hình chiến lược sinh tồn của trẻ khi đối mặt với xung đột.
Nhà nên là nơi trú ẩn an toàn cho trẻ
Dù “chạy” hay “không chạy”, điều trẻ cần nhất là một ngôi nhà, nơi cảm thấy thoải mái và được là chính mình.
Trẻ có thể nói thẳng thắn:
"Mẹ ơi, con không muốn làm điều này ngay bây giờ."
“Bố ơi, con thấy buồn khi bố quát con.”
"Con cũng cần chút thời gian để bình tĩnh lại."
Nhà không nên là trại huấn luyện mà là căn cứ an toàn để trẻ khám phá thế giới, có thể trở về để chữa lành khi bị thương và bắt đầu lại sau khi nạp lại năng lượng.
Nếu trẻ phải che giấu nỗi sợ hãi và không dám nói không trước mặt những người thân thiết nhất, thì cuộc sống dường như trở nên mệt mỏi hơn.
Vì vậy, khi trẻ chọn "bỏ chạy", hãy trân trọng lòng dũng cảm tự bảo vệ mình. Đồng thời, khi trẻ đứng yên, cứng rắn phản kháng, đó càng là tín hiệu cảnh báo - nhắc nhở bố mẹ nên suy ngẫm về cách giao tiếp và tạo ra không gian an toàn để trẻ thể hiện bản thân. Bằng cách này, ngôi nhà thực sự trở thành nơi trú ẩn an toàn hỗ trợ cuộc sống của trẻ.
Bình luận