Em bé thích làm 5 điều khiến mẹ khó chịu, nhưng bộc lộ chỉ số IQ cao
Bố mẹ có thể quan sát một số hành vi hàng ngày của trẻ nhằm phán đoán mức độ thông minh.
Trong năm đầu tiên, não bộ của trẻ phát triển nhanh chóng, với hàng triệu kết nối thần kinh được hình thành mỗi ngày. Ở độ tuổi này, trẻ bắt đầu thể hiện sự tò mò mạnh mẽ về thế giới xung quanh và thường xuyên khám phá mọi thứ qua các giác quan.
Trẻ 1 tuổi bắt đầu nhận biết và phản ứng với ngôn ngữ, có thể hiểu một số từ đơn giản và thậm chí nói những từ đầu tiên. Việc giao tiếp với trẻ qua lời nói, hình ảnh và âm nhạc sẽ kích thích sự phát triển ngôn ngữ và khả năng tư duy.
Theo đó, do tốc độ phát triển nhanh, một số hành vi của trẻ có thể khiến bố mẹ khó chịu, nhưng lại cho thấy chỉ số IQ cao ở trẻ.
"Kẻ hủy diệt chơi"
Biểu hiện hành vi: Tháo rời đồ chơi, lục tung ngăn kéo, ném đồ đạc lung tung, làm bừa bộn nhà cửa.
Tín hiệu IQ: Trẻ sơ sinh 1 tuổi đang trong giai đoạn nhạy cảm khám phá thế giới. Trẻ hiểu được tính chất và mối quan hệ nhân quả của sự vật bằng cách chạm vào, nghịch ngợm và thậm chí phá hủy chúng. Điều này cho thấy khả năng thực hành và trí thông minh không gian đang phát triển.
Bố mẹ nên cung cấp cho trrer môi trường an toàn để khám phá, chẳng hạn như đồ chơi tháo rời, hộp khám phá đặc biệt... Đồng thời, hãy kiên nhẫn hướng dẫn con sử dụng các đồ vật một cách chính xác, thay vì chỉ đơn giản là ngăn cản.
Khi trẻ gặp khó khăn, bố mẹ tham gia vào quá trình chơi, đưa ra khuyên, hướng dẫn nhẹ nhàng.
Sự hỗ trợ này giúp trẻ cảm thấy tự tin, xây dựng một mối liên kết chặt chẽ, tạo ra một môi trường học tập tích cực và đầy yêu thương.
"Nói nhiều"
Hành vi: Bập bẹ, nói chuyện một mình và thậm chí phát ra một số tiếng động lạ.
Tín hiệu IQ: Ngôn ngữ là dấu hiệu quan trọng của sự phát triển trí tuệ, giai đoạn nhạy cảm ngôn ngữ của trẻ sơ sinh bắt đầu nảy nở vào thời điểm này. Trẻ rèn luyện khả năng ngôn ngữ của mình bằng cách bắt chước âm thanh và cố gắng diễn đạt.
Bố mẹ nên nói chuyện với bé thường xuyên hơn, mô tả mọi thứ xung quanh bé bằng ngôn ngữ đơn giản và khuyến khích bé bắt chước và diễn đạt.
Ngay cả khi mẹ không hiểu bé đang nói gì, cũng nên đưa ra những phản hồi tích cực để tăng cường sự quan tâm của bé đối với ngôn ngữ.
Những câu như "Mẹ rất thích cách con nói!" hay "Con đang nói về cái gì vậy?" sẽ khuyến khích trẻ tiếp tục giao tiếp và khám phá ngôn ngữ. Do đó, bố mẹ nên giúp trẻ phát triển kỹ năng ngôn ngữ một cách tự nhiên và vui vẻ trong cuộc sống hàng ngày.
“Bướng bỉnh”
Hành vi: Cố chấp với lựa chọn của mình, không muốn tuân theo sự sắp xếp của người lớn, thậm chí còn khóc và phản đối.
Tín hiệu IQ: Trẻ 1 tuổi bắt đầu ý thức về bản thân, có ý tưởng và mong muốn riêng, cố gắng thể hiện thông qua hành động. Đây là biểu hiện của sự phát triển về nhận thức bản thân và trí thông minh xã hội.
Bố mẹ nên tôn trọng sự lựa chọn và trao cho trẻ một mức độ tự chủ nhất định dưới tiền đề đảm bảo an toàn. Đồng thời, sử dụng cách nhẹ nhàng để hướng dẫn trẻ hiểu các quy tắc và ranh giới, bồi dưỡng ý thức về quy tắc trong quá trình trưởng thành.
Trẻ 1 tuổi bắt đầu ý thức về bản thân, có ý tưởng và mong muốn riêng.
“Em bé tò mò”
Hành vi: Tò mò về mọi thứ, thích hỏi “tại sao” và thậm chí lặp lại câu hỏi một cách không biết mệt mỏi.
Tín hiệu IQ: Sự tò mò là động lực thúc đẩy việc học. Trẻ hỏi nhiều thì tư duy càng năng động và ham muốn tìm hiểu kiến thức càng mạnh. Đây là biểu hiện của sự phát triển tư duy logic và khả năng nhận thức.
Bố mẹ nên kiên nhẫn trả lời các câu hỏi của bé và coi trọng ngay cả những câu hỏi đơn giản. Mẹ có thể giải thích bằng ngôn ngữ đơn giản hoặc cùng bé khám phá câu trả lời để nuôi dưỡng tinh thần tìm tòi.
Trẻ hỏi nhiều thì tư duy càng năng động và ham muốn tìm hiểu kiến thức càng mạnh.
“Bậc thầy cảm xúc”
Hành vi: Thay đổi tâm trạng nhanh chóng, dễ khóc, dễ nổi cáu, khó đoán trước.
Tín hiệu IQ: Trẻ 1 tuổi bắt đầu có khả năng biểu lộ cảm xúc. Trẻ dùng cảm xúc để truyền đạt được nhu cầu của mình. Đây là biểu hiện của sự phát triển trí tuệ cảm xúc.
Bố mẹ nên hiểu được cảm xúc và đáp ứng nhu cầu của bé kịp thời. Xoa dịu cảm xúc bằng cách nhẹ nhàng, chẳng hạn như ôm, vuốt ve, thì thầm. Đồng thời, hướng dẫn bé học cách thể hiện cảm xúc của mình bằng lời nói.
Trẻ thay đổi tâm trạng nhanh chóng, dễ khóc, dễ nổi cáu, khó đoán trước.
Hành vi "gây khó chịu" của trẻ một tuổi thực chất là hiện tượng bình thường trong quá trình phát triển, đồng thời cũng là tín hiệu của trí thông minh cao.
Bố mẹ nên học cách hiểu được quy tắc ứng xử, hướng dẫn và giáo dục trẻ đúng cách, giúp trẻ lớn lên khỏe mạnh và vui vẻ.
Đừng để những hành vi "gây khó chịu" này trở thành rào cản cho mối quan hệ bố mẹ - con cái, mà hãy để chúng trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển của trẻ.
Bình luận