Trẻ cô lập ở trường mẫu giáo có 4 đặc điểm, nhiều bố mẹ bỏ qua
Môi trường mẫu giáo là nơi trẻ học tập, hình thành các mối quan hệ bạn bè, khám phá thế giới...
Khi trẻ vào mẫu giáo, bố mẹ thường lo lắng không biết con có thích nghi được với môi trường mới và hòa hợp với những đứa trẻ khác hay không.
Đây là một giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển xã hội và cảm xúc của trẻ. Nơi trẻ bắt đầu hình thành các mối quan hệ bạn bè, khám phá và phát triển những kỹ năng sống cần thiết.
Trên thực tế, hầu hết trẻ đều có khả năng hòa nhập vào nhóm, nhờ vào tính hiếu kỳ tự nhiên và mong muốn kết bạn . Tuy nhiên, cũng có một số ít trẻ dễ bị cô lập do nhiều lý do khác nhau.
Những trẻ này có thể gặp khó khăn trong việc giao tiếp, hoặc đơn giản là không thể tìm được những bạn bè có chung sở thích. Sống trong trạng thái cô lập lâu ngày, trẻ dần bộc lộ bốn đặc điểm trong tính cách.
Không thể kiểm soát được cảm xúc của mình
Nhiều trẻ có hành vi không phù hợp ở trường mẫu giáo như la hét, khóc lóc, mất bình tĩnh, vì chưa biết cách kiểm soát được cảm xúc của mình. Đây là giai đoạn quan trọng phát triển cảm xúc, và không phải trẻ nào cũng có thể thích nghi ngay lập tức.
Ví dụ, nếu trẻ mất bình tĩnh vì không có được món đồ mình muốn, trẻ khác có thể tránh xa. Hay trong giờ nghỉ trưa, trẻ khóc vì không ngủ được hoặc cảm thấy buồn chán, những trẻ khác cảm thấy khó chịu và không muốn chơi với bé.
Khi trẻ không thể kiểm soát cảm thường dễ bị tẩy chay ở trường mẫu giáo. Trẻ có thể trở thành mục tiêu của những trò trêu chọc hoặc bị các bạn cùng lớp loại trừ trong các hoạt động nhóm, làm tăng cảm giác cô đơn và thiếu hụt sự chấp nhận. Sự cô lập kéo dài dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng hơn, bao gồm lo âu và trầm cảm khi lớn lên.
Vì vậy, bố mẹ nên giúp trẻ học cách bày tỏ cảm xúc phù hợp, để con hòa nhập tốt hơn với cuộc sống mẫu giáo. Việc hướng dẫn trẻ nhận diện và phân tích cảm xúc, sẽ phát triển khả năng tự điều chỉnh và kết nối bạn bè tốt hơn.
Không thể kiểm soát được cảm xúc của mình.
Không biết cách hòa hợp với trẻ khác và kỹ năng xã hội yếu
Trẻ không biết cách hòa hợp thường tỏ ra lúng túng trong các tình huống xã hội.
Ví dụ, trẻ không biết cách tham gia trò chơi hoặc cách tuân theo các quy tắc, chia sẻ.
Trẻ có kỹ năng xã hội yếu có thể không biết cách sử dụng từ ngữ lịch sự khi giao tiếp. Ví dụ, khi trẻ muốn một món đồ chơi nào đó, thường lấy trực tiếp thay vì hỏi một cách lịch sự, "Bạn có thể cho tôi mượn nó để chơi không?"
Hành vi như vậy sẽ khiến trẻ khác cảm thấy khó chịu và không muốn chơi cùng con.
Vì vậy, việc triển các kỹ năng xã hội cho trẻ là rất quan trọng. Cha mẹ có thể bắt đầu từ những khía cạnh sau:
Trước hết hãy dạy trẻ học cách tuân theo các quy tắc. Mẹ bắt đầu bằng việc xếp hàng, thay phiên nhau và chờ đợi để trẻ hiểu rằng trật tự là điều cần thiết trong các tình huống xã hội.
Thứ hai, bố mẹ nên làm gương và thể hiện hành vi chia sẻ, chẳng hạn như mời bạn bè đến nhà chia sẻ những món ăn ngon, tặng những món đồ chưa dùng đến để trẻ hiểu được niềm vui mà việc chia sẻ mang lại. Hãy dạy trẻ tôn trọng quyền sở hữu đồ vật của người khác.
Hơn nữa, khi trẻ muốn mượn đồ của người khác, hướng dẫn trẻ hỏi một cách lịch sự và hình thành các khái niệm “của bạn”, “của tôi”, “mượn” và “trả lại”. Cuối cùng, hãy dạy trẻ dùng những từ ngữ lịch sự trong cuộc sống hàng ngày.
Không biết cách hòa hợp với trẻ khác và kỹ năng xã hội yếu.
Ít nói, sống nội tâm và rụt rè
Trẻ không thích nói thường không giỏi bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc, giao tiếp kém.
Ví dụ, khi trẻ khác đang thảo luận về bộ phim hoạt hình yêu thích, đứa trẻ kín tiếng thường im lặng lắng nghe và không thể tham gia vào cuộc thảo luận, theo thời gian, bạn bè khó tiếp cận và dần xa lánh trẻ.
Trẻ nhút nhát có thể trở nên lo lắng và khó chịu khi phải đối mặt với môi trường mới và người lạ.
Trong các hoạt động nhóm ở trường mẫu giáo, trẻ không dám tích cực tham gia và luôn trốn trong góc.
Ví dụ, khi chơi trò chơi, trẻ không dám hành động vì sợ mắc lỗi, thích đứng một mình trong khi trẻ khác chơi vui vẻ.
Nếu trẻ là người kín tiếng, sống nội tâm và nhút nhát, mẹ có thể thử những phương pháp sau để giúp đỡ.
Trước hết, bố mẹ nên giao tiếp nhiều hơn với con, khuyến khích bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc. Hướng dẫn trẻ nói bằng cách kể chuyện, chơi trò chơi,...
Thứ hai, bố mẹ nên đưa con tham gia một số hoạt động xã hội để dần dần thích nghi, tiếp xúc với người lạ. Chẳng hạn, việc tham gia các hoạt động vui chơi ngoài chời, làm từ thiện, thí nghiệm khoa học,…
Hơn nữa, bố mẹ nên dành cho con những lời động viên và khẳng định đầy đủ để nâng cao sự tự tin.
Hãy trao đổi với giáo viên để giáo viên hiểu được đặc điểm tính cách của trẻ, quan tâm nhiều hơn trong lớp, cho trẻ cơ hội thể hiện bản thân hơn, đồng thời khắc phục tính nhút nhát.
Tự cho mình là trung tâm, ích kỷ
Nhiều trẻ tự cho mình là trung tâm, ích kỷ, thường gây rắc rối. Chẳng hạn, trẻ yêu cầu bạn bè làm những việc theo ý muốn của mình...
Khi chơi cùng nhóm, trẻ phải là người lãnh đạo và chỉ huy, nếu ai đó không làm theo sẽ mất bình tĩnh, không muốn chia sẻ đồ chơi...
Khi trẻ có hành vi như vậy, bố mẹ hướng dẫn kịp thời. Trong quá trình hướng dẫn phải lưu ý không nên vội quát mắng.
Hãy dạy trẻ cách hòa đồng đúng đắn với người khác
Nhiều trẻ độc đoán thích dùng giọng điệu ra lệnh để thống trị và chỉ dẫn người khác.
Khi nhận thấy điều này, hãy kịp thời hướng dẫn và dạy ter cách hòa hợp đúng đắn.
Ví dụ, thay vì nói "Bạn phải làm như thế này," hãy dạy con nói "Chúng ta có thể cùng nhau làm điều này không?" Những thay đổi nhỏ trong cách diễn đạt sẽ tạo sự khác biệt lớn trong cách mà trẻ tương tác với bạn bè.
Hãy dạy trẻ cách hòa đồng đúng đắn với người khác.
Hãy để trẻ chấp nhận một số trở ngại và học cách tuân theo các quy tắc
Khi trẻ cư xử vô lý và hống hách ở nơi công cộng, cho phép trẻ chấp nhận thất bại. Sau đó, hãy giải thích cho trẻ biết mình đã sai ở đâu.
Ví dụ, nếu trẻ đã la hét hoặc đẩy bạn bè trong lúc chơi, hãy hỏi trẻ cảm thấy như thế nào khi hành động đó xảy ra, trẻ có nghĩ rằng bạn bè sẽ cảm thấy ra sao. Qua đó, trẻ sẽ bắt đầu hiểu rằng hành vi ảnh hưởng đến bản thân, tác động đến người khác.
Bình luận