Vợ ăn xong không kịp rửa bát bị chồng mắng lười, 1 tiếng sau nhìn ô tô đậu cửa, anh tái mặt
Chồng tôi cũng thực hiện đúng như lời hứa, hàng tháng nhận lương đưa cả cho vợ giữ nhưng việc chi tiêu mỗi ngày của tôi thì anh lại quản lý chặt chẽ. Cũng vì vợ không đi làm, anh mặc định luôn rằng tôi không cần mặc đẹp, không cần trang điểm phấn son.
Được lên chức, tăng lương, chồng tôi liền về bảo vợ:
“Thu nhập của anh giờ cũng ổn rồi, đủ để chi tiêu thoải mái cho gia đình, em không cần bươn chải bên ngoài nữa. Tốt nhất, vợ nghỉ việc ở nhà thay anh lo vun vén cho tổ ấm, để anh yên tâm lo phấn đấu. Có như thế tương lai chúng mình mới khá được”.
Lúc đầu tôi cũng lăn tăn không muốn nghỉ việc nên hỏi ý kiến bạn bè, nhờ họ tư vấn. Có người khuyên tôi:
“Đàn bà sướng khổ phụ thuộc tấm chồng. Chồng mày giỏi giang, có chí, lại kiếm ra tiền, còn lo gì nữa. Ở nhà chăm con, lo nội trợ cho chồng phát triển là đúng”.
Cũng có người can tôi:
“Chẳng gì bằng tiêu tiền mình làm ra. Phụ nữ phải có sự nghiệp, công việc riêng mới có tiếng nói trong gia đình. Đừng đẩy mình vào cảnh sống phụ thuộc”.
Bản thân không muốn nghỉ việc nhưng vì chăm lo cho gia đình, tôi đành chấp nhận. (Ảnh minh họa)
Ý kiến trái chiều khiến tôi mất bao ngày trăn trở suy nghĩ, chọn lựa. Cuối cùng, vì chồng tôi quyết định làm theo ý anh, từ bỏ công việc yêu thích để lui lại lo hậu phương cho anh phấn đấu bên ngoài. Không ngờ đây lại là quyết định sai lầm nhất mà tôi mắc phải.
Thực tế chồng tôi cũng thực hiện đúng như lời hứa, hàng tháng nhận lương đưa cả cho vợ giữ nhưng việc chi tiêu mỗi ngày của tôi thì anh lại quản lý chặt chẽ. Cũng vì vợ không đi làm, anh mặc định luôn rằng tôi không cần mặc đẹp, không cần trang điểm phấn son. Mỗi khi thấy vợ mua đồ là anh mắng:
“Giờ em ở nhà làm nội trợ, mua váy áo lắm làm gì?”.
Bạn bè gọi rủ đi cà phê, giao lưu, anh lại bảo:
“Tốt nhất em hạn chế tụ tập để dành thời gian lo cho gia đình”.
Hôm ấy nấu bữa sáng cho chồng con ăn xong, tôi nhận được cuộc gọi của chị dâu báo mẹ ốm nhập viện. Lo cho bà quá, tôi chẳng kịp rửa bát đũa, vội vàng đến thăm. Chiều đi làm về, chồng tôi thấy mâm bát ăn xong còn đó, lập tức gọi vợ về trách lười nhác, không có ý thức trách nhiệm với công việc gia đình. Mặc dù tôi đã giải thích hết lời rằng mải vào viện chăm mẹ ốm nhưng anh vẫn thản nhiên bảo:
“Mẹ cô ốm có bố cô, anh trai chị dâu cô chăm, chưa tới lượt phận gái đã lấy chồng như cô phải lo. Việc của cô là vun vén công việc nhà chồng. Nhất là cô còn không công ăn việc làm, sống dựa hơi chồng thì càng phải biết điều”.
Nghe tới đây, tôi ức nghẹn. Không muốn cãi vã nhiều lời với chồng, tôi lên phòng đóng cửa chơi với con. Một tiếng sau, xe ô tô của điện máy siêu thị đỗ tại cửa thông báo giao hàng, chồng tôi ngơ ngác bảo họ nhầm địa chỉ. Song ngay sau đó, anh giật mình nghe tiếng vợ nói vọng phía sau:
“Các anh giao máy rửa bát, robot hút bụi phải không? Mang vào nhà cho tôi đi”.
Cách hành xử của chồng khiến tôi mệt mỏi, quyết định phải phản khánh để anh biết. (Ảnh minh họa)
Bỏ qua sự hiện diện của chồng ở đó, tôi thản nhiên chỉ chỗ cho thợ lắp máy, chuyển khoản thanh toán gần 40 triệu cho siêu thị. Anh nhìn giận tím mặt. Đợi nhân viên giao hàng đi, anh lớn tiếng hỏi:
“Cô lấy tiền đâu mà mua mấy thứ kia? Ai cho phép cô mua?”.
Tôi cười tươi trả lời:
“Tôi lấy tiền tiết kiệm của vợ chồng ra mua. Tiền đó một nửa là của tôi, tôi có quyền tiêu, không cần xin phép anh. Tôi sẽ tự giải phóng sức lao động cho mình, không việc gì phải tự biến mình thành người giúp việc không công cho chồng. Cũng từ ngày mai, tôi quay trở lại công ty làm việc, chuyện nhà cửa, con cái tôi với anh chia đôi. Còn không chúng ta ly dị. Sống với người ích kỷ như anh, tôi cũng không còn hứng thú”.
Nhìn thái độ nghiêm túc của tôi, chồng “đứng hình” không dám nói thêm câu nào. Anh quá hiểu tính vợ, nói được làm được nên từ hôm ấy tự chỉnh đốn bản thân, không còn ngang ngược, coi thường vợ như trước.
Bình luận