Dòng vốn FDI và sự phát triển của các thành phần kinh tế

Đầu tư nước ngoài (FDI) là một thành phần quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Thu hút nguồn vốn FDI gắn với phát triển bền vững trở thành mục tiêu trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội. Thực tiễn ở nước ta, tăng trưởng kinh tế (GDP) có mối tương quan thuận chiều với tốc độ thu hút dòng vốn FDI hàng năm, bởi nó chiếm tỉ trọng đáng kể trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Việc gia tăng vốn đầu tư nước ngoài được giải ngân sẽ mở rộng quy mô sản xuất nhiều ngành, kéo theo sự nhập cuộc của các thành phần kinh tế Nhà nước, kinh tế tư nhân cùng thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng bền vững…

Việt Nam thu hút FDI tăng nhanh sau khi gia nhập WTO

Từ sau Đại hội VI của Đảng xây dựng đường lối đổi mới, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế nhiều thành phần, Nhà nước đã ban hành Luật Đầu tư nước ngoài (1987), đất nước chính thức mở cửa. Do ổn định chính trị và nguồn nhân lực dồi dào, giá lao động rẻ, Việt Nam trở thành điểm đến tiềm năng, hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Nguồn vốn FDI “nhóm lửa” vào năm 1991. Từ đó đến đầu những năm 2000, FDI thu hút hạn chế (từ 4-5 trăm triệu đên trên dưới 1-2 tỉ USD/năm).

Dòng vốn FDI và sự phát triển của các thành phần kinh tế - 1

Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2007.

Sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2007, dòng vốn FDI tăng nhanh và mạnh, cao điểm là năm 2008 thu hút đột biến đến 64 tỉ USD (gấp 3 lần năm 2007). Năm 2008 do Mỹ khủng hoảng tài chỉnh kéo theo hệ luỵ nhiều nước khác, châu Âu khủng hoảng nợ công nên những năm 2009-2012, FDI chững lại. Tuy nhiên, trong khoảng 10 năm qua (2013-2022), dòng vốn FDI phục hồi nhanh, duy trì mức tăng ổn định, đi vào chiều sâu.

Sau hơn 30 năm, tính đến tháng 12/2022 đã có 139 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với 36.050 dự án, tổng vốn đầu tư 427,65 tỉ USD tại 57/63 tỉnh, thành phố trong cả nước, tạo ra một nguồn lực lớn cho nền kinh tế trong quá trình hội nhập.

Nguồn vốn FDI được đầu tư vào 18/21 lĩnh vực trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, ngành công nghiệp, chế biến, chế tạo chiếm tỉ trọng cao nhất (khoảng gần 60%) tổng vốn đầu tư, tiếp theo là các lĩnh vực kinh doanh bất động sản, dịch vụ, sản xuất phân phối điện, khoa học công nghệ, bán buôn, bán lẻ, lắp ráp, sửa chữa phương tiện giao thông, v.v…   

FDI ở nước ta xếp vào tốp đầu trong ASEAN

Những năm đại dịch COVID-19 tàn phá, nước ta vẫn thu hút nguồn vốn FDI ổn định ở mức khá cao: Năm 2020 tổng vốn FDI đăng kí, dự án cấp mới, điều chỉnh vốn và góp vốn, mua cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài đạt 28,53 tỉ USD (bằng 75% năm 2019), vốn thực hiện đạt 19,96 tỉ USD. Năm 2021 đạt 20,35 tỉ USD và năm 2022 đạt 22,4 tỉ USD.

Dòng vốn FDI và sự phát triển của các thành phần kinh tế - 2

FDI ở nước ta xếp vào tốp đầu trong ASEAN.

Trong 139 quốc gia, vùng lãnh thổ, đáng kể là một số địa chỉ đầu tư lớn nhất, nhì vào nước ta. Đứng đầu là Hàn Quốc đầu tư 9.200 dự án đạt mức 74,7 tỉ USD. Trong đó, đầu tư vào tỉnh Bắc Ninh (10,12 tỉ USD), chiếm 16,2 % tổng số vốn; Thái Nguyên (7,28 tỉ USD), chiến 11,6% tổng vốn. Thứ hai là Nhật Bản có 4.935 dự án, tổng vốn đầu tư 64,5 tỉ USD (luỹ kế) hiện diện ở 57/63 tỉnh, thành phố. Singapore có 2.866 dự án còn hiệu lực, tổng số vốn đăng kí 67,5 tỉ USD. Quy mô 23,5 triệu USD/dự án cao hơn quy mô trung bình của các dự án FDI (12,1 triệu USD). Singapore có 3 siêu dự án là Nhà máy điện khí tự nhiên hoá lỏng (LNG) Bạc Liêu (4 tỉ USD), Khu nghỉ dưỡng Hội An Quảng Nam (4 USD) và nhà máy điện LNG Long An 1 và 2 (3,12 tỉ USD). Hồng Kông là nhà đầu tư lớn với tổng số vốn đạt 27,83 tỉ USD.

Tiếp đến là Trung Quốc có 3.325 dự án, tổng số vốn 21,337 tỉ USD. Trung Quốc chủ yếu đầu tư vào các tỉnh biên giới có cửa khẩu, các thành phố đông dân, ven biển, có cơ sở hạ tầng tốt, thuận tiện xuất nhập khẩu. Hà Lan là đối tác lớn nhất trong EU đầu tư gần 409 dự án với tổng số vốn 13,55 tỉ USD, chiếm 50% tổng vốn FDI của cả Châu Âu vào Việt Nam. Đan Mạch chỉ riêng năm 2021 có 145 dự án, vốn đầu tư 446,17 triệu USD.

Năm 2022 Đan Mạch là nhà đầu tư đứng thứ 3, riêng quý 1 có 2 dự án Lego quy mô 1 tỉ USD. Đài Loan có 2.842 dự án (tính đến hết năm 2021) vốn đầu tư 35,12 tỉ USD là một trong 5 quốc gia Đài Loan đầu tư FDI lớn nhất (chỉ sau Hunggari, Islands, Hồng Kông và Mỹ), chiếm 50% tống số dự án và vốn đầu tư vào ASEAN, vượt xa vị trí thứ 2 là Indonesia (23%).,v.v…Những năm trước, Malaysia là nước đứng thứ ba trong khu vực (chỉ sau Singapore, Indonesia) thì nay Việt Nam đã vượt lên trên Malaysia và có dòng vốn FDI tăng trưởng ổn định.

Vị thế quan trọng của đầu tư nước ngoài

Đầu tư nước ngoài là dòng vốn quan trọng, nguồn lực bổ sung vốn, công nghệ, năng lực quản lí, khả năng kinh doanh, đóng góp trực tiếp vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo động lực phát triển sản xuất, thúc đẩy mạnh xuất nhập khẩu, gia tăng thặng dư cán cân thương mại và tăng trưởng kinh tế, dóng góp tích cực vào cân đối vĩ mô, giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo,v.v… trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế.

Dòng vốn FDI và sự phát triển của các thành phần kinh tế - 3

Ảnh minh hoạ.

Trung bình hàng năm, FDI đóng góp khoảng trên 20% vào GDP của cả nước. Giá trị xuất khẩu hàng hoá của khu vực FDI từ chỗ chiếm 27% (năm 1995) nay lên tới 72% kim ngạch xuất khẩu vào năm 2022, cũng là năm kim ngạch nhập khẩu chiếm gần 65% của cả nước, đã 4 năm đảo ngược cán cân thương mại của Việt Nam về kết quả xuất siêu hàng chục tỉ USD mỗi năm. Đặc biệt, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là nhân tố quan trọng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hiện đại, xây dựng môi trường sản xuất, kinh doanh năng động, lành mạnh, làm gia tăng các sản phẩm chứa hàm lượng chất xám cao, nâng tầm giá trị hàng hoá nông sản xuất khẩu.v.v…

Về lao động, FDI góp phần đáng kể tạo việc làm. Theo kết quả “Điều tra Lao động - Việc làm” của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, khu vực FDI tạo việc làm cho hơn 3,8 triệu lao động, chiếm 7,2 % - 8% tổng lực lượng lao động cả nước (55 triệu người), chiếm hơn 15% trong tổng lao động làm công ăn lương (25,3 triệu người). FDI còn gián tiếp làm cho hàng triệu lao động trong các ngành dịch vụ, công nghiệp phụ trợ trong chuỗi cung ứng hàng hoá cho các doanh nghiệp FDI.

Mức lương bình quân của người lao động FDI là 8,2 triệu đồng/người/tháng. Trong khi đó lao động khu vực Nhà nước bình quân 7,7 triệu đồng/người/tháng và khu vực ngoài Nhà nước 6,4 triệu đồng/người/tháng. Kinh tề FDI cũng góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (57 - 60% số doanh nghiệp thực hiện chương trình đào tạo cho người lao động). Từ dòng vốn FDI cũng thúc đây phát triển khoa học - công nghệ, áp dụng công nghệ tiến tiến trong sản xuất, quản trị doanh nghiệp; đặc biệt trong một số ngành như điện tử, công nghiệp phần mềm. công nghiệp sinh học, chuyển giao công nghệ xanh, thực hiện đầy đủ trách nhiệm xã hội, xây dựng và nâng cao nhận thức về kinh tế xanh, tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn, bảo vệ môi trương,v.v…   

Tuy nhiên, kinh tế FDI cũng có những tồn tại cần giải quyết. Đó là nhiều sự cố môi trường xảy ra do hoạt động xả thải của một số doanh nghiệp như ở Formosa (Hà Tĩnh), Vedan (Đồng Nai), v.v… Trong quá trình thu hút FDI, ô nhiễm có khả năng “di cư” từ các nước phát triển sang các quốc gia đang phát triển, ảnh hưởng đến hệ sinh thái tự nhiên, sức khoẻ con người, thậm chí cả văn hoá, rủi ro trong kinh doanh. Đa số các doanh nghiệp FDI đã và đang sử dụng công nghệ từ những năm 90 thế kỉ trước đến năm 2005, nhất là công nghệ, thiết bị của Trung Quốc, khá lạc hậu,v.v….

Kim Quốc Hoa

Tin liên quan

Tin mới nhất

Tập khảo cứu đầu tiên về ngành in ấn thời thuộc địa

Tập khảo cứu đầu tiên về ngành in ấn thời thuộc địa

Nghề in ấn là tiền đề quan trọng cho sự phát triển của văn hóa, đặc biệt trong lĩnh vực báo chí và xuất bản, tuy nhiên chưa có cuốn sách nào ở Việt Nam thực sự viết về ngành in ấn thời thuộc địa. Từ nhận định đó, tác phẩm “Lần theo dấu chữ – Thời kỳ đầu in ấn sách báo chữ Latinh ở Việt Nam (1862-1920)” của tác giả Trịnh Hùng Cường đã phác nên những nét cơ bản quan trọn