Điều ít biết về loại vải đắt nhất thế giới, giá một quả gần 2 tỷ đồng
Một quả vải từng được bán với giá gần 2 tỷ đồng trong một buổi đấu giá và đã được xác lập kỷ lục Guinness thế giới là loại trái cây đắt nhất hành tinh.
Việt Nam đang đúng mùa vải chín với đủ các loại như vải thiều, vải trứng, vải u hồng, u trứng… bán tràn ngập trên thị trường với giá “siêu rẻ”, chỉ từ 15-50 nghìn đồng/kg, đắt nhất là vải trứng Hưng Yên cũng chỉ có giá 250 nghìn đồng/kg.
Tuy nhiên, ít ai biết được rằng, trước đây, một quả vải đã từng được bán với giá lên tới 555.000 Nhân dân tệ (NDT), tương đương gần 2 tỷ đồng. Quả vải này được coi là quả vải nhất hành tinh và từng được xác lập kỷ lục Guinness thế giới vào năm 2002.
Một quả vải Gua Lu từng được đấu giá thành công với số tiền tương đương gần 2 tỷ đồng.
Theo Sohu, loại vải này có tên là Gua Lu (treo xanh), vỏ quả đỏ tươi điểm sọc xanh, kéo dài từ cuống đến đáy quả, trông rất khác biệt so với các loại vải thông thường. Thịt quả trắng trong, mọng nước, cùi giòn và dai nhẹ. Hương vị rất ngọt kèm mùi thơm đặc trưng, tinh tế và thanh thoát. Hạt nhỏ, nhiều quả gần như không có hạt.
Vải Gua Lu có điểm sọc xanh từ cuống đến đáy quả, rất đặc biệt.
Vào thời nhà Thanh, Gua Lu từng là cống phẩm tiến vua. Sử sách ghi rằng, Dương Quý Phi, một trong Tứ đại mỹ nhân của Trung Quốc nổi tiếng với sở thích ăn vải. Vì vậy, mỗi năm, Đường Huyền Tông đều cho người cưỡi ngựa nhanh chóng mang vải từ Lĩnh Nam vào cung để bà dùng.
Đây được coi là loại vải tiến vua ngày xưa ở Trung Quốc.
Nhưng vấn đề là, từ Lĩnh Nam đến Trường An, khoảng cách là 2.100km, ngay cả ngày nay đi tàu cũng mất hơn 30 tiếng. Thời xưa, vận chuyển vải hoàn toàn dựa vào ngựa và người chạy liên tục, mất khoảng 10 ngày để đảm bảo vải còn tươi khi đến kinh đô. Chỉ cần chậm trễ khiến vải bị hỏng, người vận chuyển có thể bị xử phạt nặng.
Cây vải Gua Lu mẹ khoảng 400 năm tuổi và có thời gian suốt 10 năm không ra quả.
Hiện nay, vải Gua Lu chỉ trồng tại thành phố Tăng Thành, Quảng Đông và trên toàn quốc chỉ còn duy nhất một cây “mẹ” chính gốc, hơn 400 năm tuổi sống sót tại chùa Tây Viên.
Lý do là vào thời Gia Khánh, các quan chức liên tục bóc lột người dân bằng sưu cao thuế nặng, khiến dân chúng uất ức, chặt bỏ toàn bộ vải Gua lu. May mắn thay, có một cây ở chùa Tây Viên, vùng ngoại ô phía Tây của huyện Tăng Thành vẫn còn tồn tại và được bảo tồn cho đến ngày nay.
Những quả vài Gua Lu từ cây mẹ thường được mang ra đấu giá để làm từ thiện tại Giang Thành.
Năm 2002, một quả vải đến từ cây mẹ Gua Lu đã được đấu giá với mức giá kỷ lục 555.000 NDT (gần 2 tỷ đồng), trị giá bằng một chiếc xe ô tô Mercedes và lập kỷ lục Guinness thế giới là “trái cây đắt nhất hành tinh”.
Những quả khác từ cùng cây cũng được bán với giá từ 50.000 đến 500.000 NDT/quả (từ 175 triệu đồng đến 1,75 tỷ đồng/quả). Dù giá cao, loại vải này vẫn luôn trong tình trạng cung không đủ cầu, nhiều người tiếc nuối vì không mua được và chờ cơ hội năm sau.
Hộp vải Gua Lu được bán với giá rất đắt đỏ.
Lý do vải từ cây mẹ Gua Lu lại đắt đỏ đến vậy là vì cây đã hơn 400 năm tuổi và từng có hơn 10 năm liền không ra quả. Nay khi đơm trái trở lại, mỗi quả càng trở nên quý hiếm và được săn lùng. Chính sự khan hiếm và giá trị lịch sử này khiến giá trị của từng quả vải tăng vọt.
Khi “quả vải thiên giá” ngày càng nổi tiếng, nhiều cơ quan truyền thông đã đến Tăng Thành phỏng vấn, thu hút sự quan tâm rộng rãi trên cả nước và thúc đẩy mạnh mẽ ngành du lịch địa phương.
Đây được coi như một trong những trái cây đắt nhất hành tinh.
Mỗi mùa cây mẹ Gua Lu kết trái, chính quyền địa phương đều tổ chức sự kiện đặc biệt để chào đón du khách đến thưởng thức vải và tham gia đấu giá.
Hiện nay, giống vải Gua Lu thế hệ thứ hai, ba và bốn đã được nhân giống thành công và trồng trên diện tích lên tới 667 mẫu. Những người bình thường như chúng ta cũng có cơ hội ăn vải thiều Gua Lu mà Dương Quý Phi đã ăn khi đó.
Bình luận