Mèo trong nghệ thuật tạo hình Việt Nam

Trong nghệ thuật tạo hình Việt Nam, mèo cũng được đi vào tranh Đông Hồ và chạm khắc.

Trong những bức tranh Đông Hồ được lưu ý và phổ biến nhất có 3 bức về con mèo. Một bức có tên là “Chú bé cưỡi mèo”. Bức tranh thể hiện tính dí dỏm, khung cảnh ấm cúng của Tết Nguyên Đán tràn đầy hạnh phúc, may mắn và thịnh vượng.    

Mèo trong nghệ thuật tạo hình Việt Nam - 1

Tranh Đông Hồ "Chú bé cưỡi mèo"

Bức thứ hai vẽ ông mèo trong tranh “Đám cưới chuột”, bức họa nhộn nhịp màu sắc này có 12 chàng và nàng chuột. Trong đó có cô dâu và chú rễ. Họ hàng nhà chuột đều ở tuổi thanh xuân phơi phới. Sức lực dồi dào. Đám cưới phải đi qua trước mặt ông mèo. Ông đã già lắm rồi. Thân hình xệ ra, chậm chạp. Đi đầu đám cưới tưng bừng là một chàng chuột trai tráng, đã chiến đấu hàng trăm trận đến nổi cụt cả đuôi. Đó là một chàng chuột dũng cảm và giang hồ. Chàng cầm trong tay một chú chim làm lễ vật. Chú chuột bên cạnh chàng ta cũng mang một con cá. Thế là mọi việc xong xuôi và tốt đẹp.

Điều đặc biệt làm nên sức hấp dẫn cho bức tranh này đấy chính là ý nghĩa sâu xa của nó. Con mèo trong bức tranh đại diện cho tầng lớp thống trị, bóc lột trong xã hội xưa. Những chú chuột là hình ảnh ẩn dụ cho người nông dân lam lũ, thật thà, chất phác. Đám cưới chuột ra đời nhằm châm biếm đả kích sâu sắc về chế độ phong kiến bất công, cổ hủ, luôn chèn ép những người nông dân “một nắng hai sương”.

Mèo trong nghệ thuật tạo hình Việt Nam - 2

Tranh Đông Hồ "Đám cưới chuột"

Bức thứ ba có tên “Trạng chuột vinh quy”, hình thái “đưa lễ” của lũ chuột cũng có biểu hiện khác. Trong tranh lũ chuột chỉ còn 11 con, thể hiện sản vật cống nạp cũng bớt đi một con chim; thái độ “nhận lễ” của mèo cũng bớt sự căng thẳng, không còn gương oai, hằm hè như ở búc tranh “Đám cưới chuột” nữa. Bức tranh gửi gắm thâm ý khác, trong xã hội phong kiến đương thời những người chăm chỉ, dùi mài kinh sử, thi đỗ trạng nguyên đều được triều đình ban võng, lọng và mời ra làm quan; nhưng khi chuột (ý nói dân đen khác với “con vua thì lại làm vua”) đỗ tiến sỹ “vinh quy” về quê bái tổ vẫn phải “Hiệu thủ lễ”, đem lễ để cống (quan) mèo. Thật là, “phép vua thua lệ làng”!

Mèo trong nghệ thuật tạo hình Việt Nam - 3

Tranh Đông Hồ "Trạng chuột quy vinh"

Hình tượng con mèo còn được biểu hiện ở nhiều hình thức khác. Ở Chùa Linh Quang (Hải Phòng) có cây hương đá dựng trong sân vào năm 1719, khối trụ cao vút, phần trên ba mặt chạm khắc hình lân - nai - ngựa khá phổ biến ở đương thời, còn mặt thứ tư chạm đôi mèo ngồi giữa hai con cá tôm vốn là nhưng con vật làm thức ăn “cao cấp” của mèo.

Đình Bình Lục (Quảng Ninh) dựng đầu thế kỷ XVIII, trên một tấm ván gỗ có hình chạm nỗi bằng những phát nhạt đục thô phác nhưng thật chắc khỏe, thể hiện con mèo đang ngậm nhẹ một con cá , ngậm như cưng nựng, không có ý định cắn xé muốn ăn. Dáng mèo thật bình dị, sáng tối phân minh nên rất động.

Đình Đại Phùng, xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng (Hà Nội) là một trong số ít đình tiêu biểu của xứ Đoài, mang dáng dấp kiến trúc nghệ thuật đời hậu Lê. Ở đây có một bức chạm gỗ độc đáo ‘Mèo ngoạm cá”.

Mèo trong nghệ thuật tạo hình Việt Nam - 4

Bức chạm "Mèo ngoạm cá" tại Đình Đại Phùng, xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng (Hà Nội)

Hình tượng Mèo biểu là biểu trưng cho hạnh phúc, thịnh vượng, sự chăm chỉ cần cù, thông minh. Cầu mong cho năm Quý Mão 2023, đất nước ngày càng phát triển,  phồn thịnh; mùa màng tươi tốt, cơ quan, xí nghiệp, nhà nhà an lành, thịnh vượng!

Thanh Phương

Tin liên quan

Tin mới nhất

Thi nhân bầu rượu túi thơ

Thi nhân bầu rượu túi thơ

Tết, dẫu ngày thường không hay rượu thì, chí ít mỗi người dù già trẻ, gái trai, đều có thể nâng một ly rượu thơm nồng mừng xuân, mừng năm mới. Người ta nói đến “văn hóa rượu”, vì rượu là một trong những phát minh quan trọng của loài người (nhiều ý kiến còn cho là sau việc phát minh ra lửa!?). Muốn cảm nhận được cái nhã thú của văn hóa rượu, thiết nghĩ có một cách, hãy tìm đ

Giá trị đặc sắc của Di sản Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

Giá trị đặc sắc của Di sản Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

Gần dân, chăm dân – dân quý, dân thờ là yếu tố tạo nên giá trị đặc sắc của di sản tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. Trong tâm thức dân gian, sự chăm lo và gắn bó gần gũi với số phận sinh tồn, làm ăn và phát triển của cộng đồng dân chúng từ các thế hệ vua Hùng cùng các bậc tiền nhân thuở xa xưa luôn luôn là “một sự thực lịch sử”, cần được ghi nhớ và tri ân.