Nhẩn nha cùng "dó" của Vũ Thái Bình

Vẫn trung thành với lựa chọn lâu nay của mình: Giấy dó, họa sĩ Vũ Thái Bình trình làng Triển lãm Sắc dó 3, diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, từ ngày 10 đến 15-1.

Vũ Thái Bình chọn giấy dó, một đặc trưng mang hồn cốt Việt Nam, hoặc chính giấy dó đã chọn Vũ Thái Bình bởi sự tinh tế, điềm đạm và tỉ mỉ ở anh. Ở Sắc dó 3, vẫn là cái “hơi thở nhẹ” Vũ Thái Bình kéo dài từ Sắc dó 1 (2016), Sắc dó 2 (2018) nhưng đã được đầu tư hơn rất nhiều nhờ những tìm tòi kỹ thuật mới.

Nhẩn nha cùng "dó" của Vũ Thái Bình - 1  Bóng cha (Mầu nước - Giấy Dó. 117cm x 89cm, 2020).

Anh có thể tạo nên những bức tranh giấy dó khổ lớn, thậm chí cả 1m, 2m, mà vẫn bảo toàn được bố cục và đặc biệt gợi cảm, hoàn hảo ở các chi tiết cục bộ. Họa sĩ đã mày mò tìm hiểu, tạo ra bí quyết riêng để nhiều tác phẩm trong loạt tranh dó mới, có chiều sâu không gian và hiệu ứng thị giác như sơn mài.

Nhẩn nha cùng "dó" của Vũ Thái Bình - 2  Mùa cây thay lá (Mầu nước - Giấy Dó. 117cm x 79cm, 2019).

“An nhiên” và “gan góc”, như cách Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam - họa sỹ Lương Xuân Đoàn nói về Vũ Thái Bình, anh cứ chậm rãi, túc tắc, nhẩn nha đi cùng dó, sống với đam mê máu thịt của mình, không vội vã, không gấp gáp, cũng không cả sốt ruột với những bấn loạn của thị trường.

Nhẩn nha cùng "dó" của Vũ Thái Bình - 3  Mùa cây thay lá 2 (Mầu nước - Giấy Dó. 117cm x 79cm, 2021).

Sinh năm 1976, ở Hải Dương, học thiết kế mỹ thuật tại Đại học Sân khấu điện ảnh Hà Nội, từ khi bị dó hớp hồn, Vũ Thái Bình đã đắm đuối yêu, một tình yêu không toan tính, vụ lợi. Anh có khả năng nắm bắt những xao động khẽ khàng của của cuộc sống, từ một vùng đất, một hàng rào đá ở Hà Giang, cái cây im lìm trong giá băng miền núi, từ tiếng gà trưa ở một làng quê yên bình vắng lặng, đến chân dung người sống quanh mình, tất cả đều có hơi thở, đều cục cựa trên những mặt phẳng đầy biến ảo.

Nhẩn nha cùng "dó" của Vũ Thái Bình - 4  Mùa đông (Mầu nước - Giấy Dó. 117cm x 79cm, 2020).

Dó của Vũ Thái Bình đẹp như chính vẻ đẹp ấm áp, hồn hậu và tự nhiên nhất của cuộc sống, là cái đẹp để con người nán lại, sẽ sàng cảm nhận, đúng như nhận định của họa sĩ Lương Xuân Đoàn: “Rung động với nét đẹp thường ngày của con người và muôn vật chốn quê xa bái ngái Thượng ngàn. Mặt Dó mượt mềm chiều lòng kẻ nặng tình, cho Vũ Thái Bình cuống lên khi hồn gọi hình, hình đợi hồn trong những khoảng trống siêu nhiên của dó Việt”.

Nhẩn nha cùng "dó" của Vũ Thái Bình - 5  Mùa Xuân (Mầu nước - Giấy Dó. 117cm x 79cm, 2018).

“Hơi thở nhẹ” lan tỏa quấn quýt trong dó của Vũ Thái Bình chỉ có thể nhìn tận mắt rồi lâng lâng cảm nhận, chứ khó để chụp lên hình cho đẹp chứ nói gì đến tạo thêm hiệu ứng kỹ thuật số cho những bức ảnh tranh. Suy cho cùng, cái đẹp, càng dịu lành bé nhỏ, càng phải nhón chân, chùng xuống tâm hồn để ấp ôm đón nhận…

Theo Nhân Dân

Tin liên quan

Tin mới nhất

Diện mạo văn học viết Việt Nam từ khởi thủy đến đầu thế kỷ thứ X

Diện mạo văn học viết Việt Nam từ khởi thủy đến đầu thế kỷ thứ X

Những bộ văn học sử Việt Nam được xuất bản từ trước đến nay khi giới thiệu về văn học viết đều lấy cái mốc thế kỷ XI (đời Lý) hay thế kỷ X (đời Ngô, Đinh, Tiền Lê), còn văn học viết trong gần mười thế kỷ trước khi nước nhà giành lại độc lập tự chủ thì hầu như chưa được đề cập đến, hoặc nếu có thì mới chỉ nhắc qua một cách sơ lược dăm bảy trang sách như côn