Thị trường mới nổi lên ngôi, cổ phiếu nội dẫn sóng?
Giữa bối cảnh bất ổn toàn cầu, các nhà đầu tư quốc tế đang có xu hướng chuyển dịch dòng tiền sang các thị trường mới nổi giàu tiềm năng, trong đó châu Á, đặc biệt là Việt Nam nổi lên như một điểm đến hấp dẫn. Với vị thế đầu ngành trong lĩnh vực tiêu dùng – bán lẻ, cùng nền tảng tài chính vững chắc, cổ phiếu MSN của Masan Group kỳ vọng lọt vào “tầm ngắm” của dòng vốn ngoại đang “hút ròng” hàng tỷ USD vào khu vực.
Châu Á hút vốn ròng gần 10 tỷ USD – Việt Nam là điểm sáng
Theo dữ liệu từ Bloomberg, các quỹ đầu tư toàn cầu đã mua ròng 9,64 tỷ USD cổ phiếu tại các thị trường mới nổi châu Á (ngoại trừ Trung Quốc) trong ba tuần gần đây – chuỗi hút vốn dài nhất kể từ tháng 3/2024. Đáng chú ý, lợi nhuận doanh nghiệp tại các thị trường này được dự báo ít chịu ảnh hưởng từ chính sách thuế quan của ông Trump. Ước tính của HSBC cho thấy mức thuế hiện hành có thể làm giảm lợi nhuận các thị trường mới nổi khoảng 7%, thấp hơn nhiều so với mức 10–15% đối với doanh nghiệp Mỹ.
Cổ phiếu tiêu dùng thiết yếu tại thị trường mới nổi hồi phục mạnh mẽ
Bên cạnh đó, Ngay sau khi Mỹ công bố loạt thuế quan mới vào đầu tháng 4/2025, hàng loạt tổ chức đầu tư lớn như Goldman Sachs, Morgan Stanley, Fidelity International đồng loạt nâng khuyến nghị cổ phiếu tiêu dùng thiết yếu châu Á lên mức "overweight" (tăng tỷ trọng). Bloomberg dẫn lời các chuyên gia cho biết: MSCI Asia Pacific Consumer Staples Index tăng 5% chỉ trong 2 tuần, vượt xa mức giảm 2,5% của chỉ số chung khu vực. Những doanh nghiệp tập trung vào thị trường nội địa và sản phẩm thiết yếu đang thể hiện rõ ưu thế phòng thủ giữa khủng hoảng toàn cầu.
Sự đảo chiều này cho thấy dòng tiền đang rút khỏi cổ phiếu tăng trưởng như công nghệ để chuyển sang nhóm cổ phiếu phòng thủ, trong bối cảnh lo ngại tăng trưởng toàn cầu chậm lại vì chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Nhiều chính phủ châu Á cũng đang triển khai các gói kích thích tiêu dùng.
Trong bối cảnh này, Việt Nam nổi lên như một điểm sáng, thu hút dòng vốn ngoại.
Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Tài chính), tính đến ngày 30/4/2025, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đat 13,82 tỷ USD, tăng 39,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là thỏi nam châm hút vốn đăng ký mới với 3,39 tỷ USD (chiếm 60,6%), theo sau là hoạt động kinh doanh bất động sản với 1,51 tỷ USD (chiếm 26,9%).
Dòng vốn chảy vào thị trường mới nổi châu Á liên tục 3 tuần
Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán Việt Nam trong cũng chứng kiến sự vào ròng mạnh mẽ của dòng tiền khối ngoại. Sau suốt gần 2 năm bán ròng rã không tiếc tay với giá trị ròng 125 nghìn tỷ, khối ngoại đã chính thức quay trở lại xu hướng mua ròng trên thị trường chứng khoán Việt Nam, đánh dấu bằng phiên mua kỷ lục 2.400 tỷ trong ngày 14/5 vừa qua.
Tiêu dùng phục hồi, tạo đà tăng trưởng cho nhóm cổ phiếu tiêu dùng, bán lẻ
Với mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên tương ứng với mức GDP bình quân đầu người đạt hơn 5.000 USD của Chính phủ sẽ là chất xúc tác mạnh mẽ cho thị trường tiêu dùng phục hồi trong năm nay, là mảnh đất màu mỡ cho nhóm cổ phiếu tiêu dùng, bán lẻ. Với vị thế hàng đầu ngành, Tập đoàn Masan (Mã chứng khoán: MSN) kỳ vọng không những gặt hái những kết quả tích cực mà còn thu hút dòng vốn đầu tư đổ vào cổ phiếu.
WinMart ưu đãi khuyến mại Tết lên tới 50%, áp dụng cho nhiều mặt hàng ưu đãi đặc quyền từ các nhãn hàng Omachi, Chinsu,...
Những con số tích cực của thị trường tiêu dùng gần đây cũng cho thấy sự vững vàng của nền kinh tế Việt Nam trước cơn bão thuế quan. Cụ thể, theo số liệu công bố của Tổng cục Thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 5 tháng đầu năm 2024 ước đạt 2.580,2 nghìn tỷ đồng, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống tăng 15,1%; doanh thu du lịch lữ hành tăng 45,1%.
Cùng với đó, ngành du lịch nội địa và quốc tế phục hồi mạnh mẽ sau dịch COVID-19 đã tác động trực tiếp đến hành vi tiêu dùng. Bằng chứng là, năm 2024, Việt Nam đón khoảng 17,5 triệu lượt khách quốc tế và 110 triệu lượt khách nội địa, với tổng thu từ du lịch ước đạt 840.000 tỉ đồng.
Tương ớt Chin-su xuất hiện hoành tráng tại khu phố ẩm thực sôi động Dotonbori, Osaka
Giữa bức tranh tích cực của thị trường tiêu dùng và sự dịch chuyển của dòng vốn đầu tư, cổ phiếu MSN của Tập đoàn Masan kỳ vọng sẽ hưởng lợi, đón dòng vốn đầu tư cũng như đạt những kết quả kinh doanh tích cực trong năm nay.
Cổ phiếu MSN - Định giá hấp dẫn, sở hữu nhiều tiêu chí hút vốn ngoại
Mới đây, công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC) đã đưa ra nhận định lạc quan về triển vọng kinh doanh của Tập đoàn Masan trong năm 2025. Sử dụng phương pháp tổng hợp từng phần (SoTP), BVSC định giá cổ phiếu MSN của Tập đoàn Masan là 89.200 đồng/cổ phiếu.
Ngoài kết quả kinh doanh ấn tượng, MSN còn sở hữu nhiều yếu tố hấp dẫn dòng vốn ngoại: FOL (tỷ lệ sở hữu nước ngoài) còn dư địa lớn, tạo không gian cho dòng vốn mới; Thanh khoản cao, với vốn hóa thị trường lớn và giao dịch sôi động; Tỷ lệ nợ ròng/EBITDA duy trì ở mức lành mạnh 2,9x, phản ánh bảng cân đối kế toán vững vàng; Dòng tiền tự do (FCF) tăng 81% so với cùng kỳ, đạt 743 tỷ đồng – cho thấy khả năng tạo dòng tiền thực tốt trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp cắt giảm đầu tư.
Dòng sản phẩm mới Omachi Quán xá châu Á được giới thiệu tại sự kiện ĐHCĐ
Trong bối cảnh dòng vốn toàn cầu đang dồn về châu Á và Việt Nam nổi lên như điểm sáng, MSN hội tụ đủ yếu tố để trở thành cổ phiếu tâm điểm hút vốn ngoại: nội lực tăng trưởng rõ ràng, định giá hấp dẫn, vị thế dẫn đầu ngành và còn nhiều dư địa tăng giá. Đối với nhà đầu tư trung và dài hạn, đây là thời điểm chiến lược để tích lũy MSN, đón đầu sóng nâng hạng và dịch chuyển dòng vốn toàn cầu.
Bình luận