Con người trong văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới

Tọa đàm văn học “Dạ huyền” (tiếng Hán: “Đêm trăng khuyết”) với sự tham gia của hai diễn giả là nhà phê bình văn học Mai Anh Tuấn và nhà văn Hiền Trang đã mang đến góc nhìn rõ hơn về chủ đề con người trong văn học Việt Nam sau năm 1986.

Tọa đàm do Câu lạc bộ LiT - Literature in Thoughts (Trường THPT Chuyên Đại học Sư phạm) tổ chức, nằm trong chuỗi sự kiện “LiT Wonders”, đây cũng là sự kiện tiếp nối thành công của LiT Wonders 2023 với chủ đề Hà Nội - Phố cùng em ở lại.

Con người trong văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới - 1

Tọa đàm văn học “Dạ huyền” diễn ra tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam vào cuối tuần qua. Ảnh: BTC

Lựa chọn bối cảnh văn học Việt Nam sau 1986, khi đất nước ta vừa trải qua hai cuộc kháng chiến, bước vào cơ chế thị trường và cũng bước vào những chuyển dịch lớn về văn hóa. Lúc này, Việt Nam đứng trước rất nhiều thách thức chưa từng có, một phần xuất phát từ sự phát triển nhanh chóng của kinh tế khiến cho đồng tiền mang sức nặng lớn hơn; những thói hư tật xấu trong xã hội dần bộc lộ rõ; những chấn thương tâm lý hậu chiến mà không vinh quang huân chương nào có thể bù đắp ở cả tiền tuyến lẫn hậu phương;…

Cùng với phương châm “Thái độ của Đảng ta trong việc đánh giá tình hình là nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật” được khẳng định sau Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) đánh dấu thời kỳ đổi mới của văn học nghệ thuật, nhà văn sau 1986 có thêm nhiều cơ hội để phản ánh bức tranh chân thực nhất, đa chiều nhất về con người của thời đại ấy.

Khi văn chương không còn hiện lên như thứ khí giới xa xôi, lí tưởng nữa, mà trở về gần gũi hơn với cuộc đời thì con người trong văn chương cũng không còn đơn thuần là những anh hùng sử thi với một mặt cao cả mà còn có cả những mặt tối, đặt ra những câu hỏi về thái độ sống của con người hiện đại.

Con người trong văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới - 2

Các diễn giả chia sẻ tại tọa đàm. Ảnh: BTC

Nhà phê bình Mai Anh Tuấn chỉ ra rằng, con người được phản ánh trong văn học Việt Nam sau năm 1986 không chỉ là những hình tượng lý tưởng hóa, hoàn mỹ như trước mà đa dạng, phong phú và mang tính thực tế hơn.

Nhà văn Hiền Trang cũng cho rằng, con người văn học sau thời kỳ đổi mới được miêu tả là một con người phức tạp hơn thay vì giới hạn trong một chủ đề nhất định của chủ nghĩa anh hùng.

Theo đó, con người được nhìn một cách đa chiều hơn, khó phán xét hơn và các nhà văn thời kỳ này thường không có xu hướng đặt ra một cái mệnh đề về mặt đạo đức để phán xét những nhân vật của mình mà họ nhìn nhân vật trong góc độ của những cái chật hẹp của đời sống thường ngày. Các nhân vật dường như bị đẩy vào cái tình huống mà ở đó họ không còn không gian để thể hiện những lý tưởng lớn lao nữa, họ trở thành những con người bình thường hơn, với nhiều mặt khác nhau hơn.

“Văn học thời kỳ này như một khu rừng rậm có rất nhiều tầng tán, nhiều loài cùng sinh trưởng, cùng phát triển để cùng tạo ra một hệ sinh thái văn chương vô cùng phong phú”, nhà văn Hiền Trang nhận định.

Con người trong văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới - 3

Tọa đàm thu hút đông đảo bạn trẻ tham dự. Ảnh: BTC

Văn học thời kỳ này xuất hiện một số tác giả lớn, tạo hiện tượng trên văn đàn và trở thành những cái tên được đại chúng đón nhận như: Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, Nguyễn Ngọc Tư,..

Văn học Việt Nam sau năm 1986 có rất nhiều sự thay đổi, mà chúng ta có thể nhìn nhận rõ hơn khi so sánh với văn học thời kỳ trước đó. Có thể thấy, con người trong văn học thời kỳ này phải đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn khi đời sống xã hội có nhiều thay đổi, tất cả những điều đó đã được phản ánh một cách chân thực trong các tác phẩm, góp phần phê phán những cái xấu và hướng con người đến những giá trị tốt đẹp hơn.

Tại tọa đàm, các diễn giả cũng đặt ra những vấn đề hướng đến thái độ sống của con người hiện đại, góp phần mở rộng thêm không gian đối thoại, trao đổi quan điểm về những vấn đề của văn học. Đồng thời, giúp thế hệ trẻ ngày hôm nay ý thức hơn trong hành trình hoàn thiện chính mình, vươn tới những giá trị tốt đẹp và nhân văn.

Trong khuôn khổ chuỗi sự kiện của LiT Wonders 2024 đã diễn ra cuộc thi viết Tôi kể - Một thời hoa lửa với nội dung là những ấn tượng, góc nhìn khác nhau về một thời chiến tranh hào hùng của dân tộc. Cuộc thi viết đã thu hút sự chú ý của các bạn học sinh, sinh viên và đạt được những bài viết chất lượng.

Minh Thư

Tin liên quan

Tin mới nhất

Phát huy giá trị đa văn hóa trong nếp sống  văn hóa, văn minh đô thị

Phát huy giá trị đa văn hóa trong nếp sống văn hóa, văn minh đô thị

Hội thảo khoa học diễn ra ngày 25/07/2024 tại TP.HCM do Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á (Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) phối hợp với Hội hữu nghị Việt Nam – Asean TP.HCM tổ chức mang chủ đề "Giải pháp phát huy giá trị đa văn hóa và tiềm năng của các gia đình có yếu tố nước ngoài tại TP.HCM góp phần xây dựng nếp sống văn hoá, văn minh đô thị” đã đặt ra nhi

Toàn văn Lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn Lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), đồng thời Lễ truy điệu cũng được tổ chức tại Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Ủy vi