Nhật Bản cảnh báo núi Phú Sĩ có thể phun trào sau hơn 300 năm "ngủ yên"

Trước nguy cơ tiềm ẩn từ hiện tượng tự nhiên, chính phủ Nhật Bản đã khuyến cáo người dân tích trữ thực phẩm và nước uống đủ dùng trong ít nhất 15 ngày.

Núi Phú Sĩ - biểu tượng thiên nhiên nổi tiếng của Nhật Bản đang đối mặt với nguy cơ phun trào, điều này có thể đe dọa cuộc sống của hàng triệu người. Các chuyên gia đã đưa ra cảnh báo về một thảm họa có khả năng làm tê liệt Thủ đô Tokyo và ảnh hưởng nghiêm trọng đến khoảng 1/3 dân số Nhật Bản.

Nhật Bản cảnh báo núi Phú Sĩ có thể phun trào sau hơn 300 năm "ngủ yên" - 1

Núi Phú Sĩ cách Tokyo chỉ 90 km, là một trong những ngọn núi nổi tiếng của Nhật Bản. Tuy nhiên, nếu núi lửa này hoạt động trở lại, hơn 800.000 người sống trong khu vực lân cận sẽ phải sơ tán khẩn cấp. Đặc biệt, 120.000 người sinh sống ở chân núi chỉ có 3 tiếng để thoát khỏi nguy cơ trước khi dung nham bắt đầu lan rộng.

Ngoài ra, khoảng 500 triệu m³ tro núi lửa có khả năng bao phủ khu vực Tokyo, gây ra tình trạng tê liệt giao thông và làm hư hại các máy biến áp. Hệ quả là có thể xảy ra một đợt mất điện toàn diện tại thành phố này.

Nhật Bản cảnh báo núi Phú Sĩ có thể phun trào sau hơn 300 năm "ngủ yên" - 2

Núi Phú Sĩ (Fuji-san) là ngọn núi cao nhất Nhật Bản (3.776 m), nằm giữa tỉnh Yamanashi và Shizuoka. Đây là biểu tượng văn hóa và tâm linh quan trọng, thu hút hàng triệu du khách mỗi năm. (Ảnh: Trần Tiến Dũng) 

Trước nguy cơ tiềm ẩn từ hiện tượng tự nhiên, chính phủ Nhật Bản đã khuyến cáo người dân tích trữ thực phẩm và nước uống đủ dùng trong ít nhất 15 ngày. Khuyến cáo này nhằm tránh tình trạng hoảng loạn khi núi Phú Sĩ phun trào, có thể dẫn đến tình trạng hàng hóa cạn kiệt và giao thông bị tê liệt, gây khó khăn trong việc tiếp tế nhu yếu phẩm.

Một vấn đề nghiêm trọng khác là 12 triệu người có thể gặp vấn đề hô hấp, viêm mắt do tro núi lửa. Hệ thống bệnh viện sẽ bị ảnh hưởng nặng nề, khi nhiều thiết bị y tế không thể hoạt động nếu mất điện.

Trước những cảnh báo, nhiều người Nhật Bản vẫn chưa tin rằng thảm họa này có thể xảy ra. Một người dân Tokyo chia sẻ: "Thật không thể tưởng tượng nổi, hàng triệu người sẽ không thể đi làm hay đi học". Bên cạnh đó, các quan chức cũng bày tỏ lo ngại về việc hỗ trợ du khách quốc tế đang tham quan núi Phú Sĩ trong trường hợp thảm họa xảy ra.

Nhật Bản cảnh báo núi Phú Sĩ có thể phun trào sau hơn 300 năm "ngủ yên" - 3

Với hình dáng đối xứng tuyệt đẹp, Phú Sĩ được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới vào năm 2013. (Ảnh: Trần Tiến Dũng)

Trong lịch sử, núi Phú Sĩ đã phun trào 180 lần, với chu kỳ trung bình 30-40 năm. Tuy nhiên, lần phun trào gần nhất diễn ra vào năm 1707, tức đã hơn 300 năm trôi qua. Sự "im lặng" kéo dài này đang khiến các nhà khoa học lo ngại về khả năng xảy ra một vụ phun trào lớn trong tương lai gần.

Theo ước tính, nếu núi Phú Sĩ xảy ra phun trào, thiệt hại kinh tế có thể lên tới hàng nghìn tỷ yên. Khu vực Tokyo và các vùng lân cận sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng từ sự kiện này.

Lam Chiều (Theo SCMP)

Tin liên quan

Tin mới nhất

Giải thưởng Văn học nghệ thuật tỉnh Bắc Ninh lần thứ II vinh danh 69 tác phẩm

Giải thưởng Văn học nghệ thuật tỉnh Bắc Ninh lần thứ II vinh danh 69 tác phẩm

Ngày 30/3, tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc (thành phố Bắc Ninh) đã diễn ra Lễ trao Giải thưởng Văn học nghệ thuật tỉnh Bắc Ninh lần thứ II và Gặp mặt văn nghệ sĩ xuân Ất Tỵ năm 2025 nhằm biểu dương những kết quả đã đạt được của Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Bắc Ninh; động viên, khuyến khích văn nghệ sĩ tiếp tục cống hiến, sáng tạo nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật có giá tr

Giá vàng tăng như lên đồng: Cơn sốt vàng vẫn chưa hạ nhiệt?

Giá vàng tăng như lên đồng: Cơn sốt vàng vẫn chưa hạ nhiệt?

Giá vàng tiếp tục lập kỷ lục mới khi các yếu tố như thuế quan, lạm phát và rủi ro địa chính trị thúc đẩy nhu cầu tìm đến tài sản an toàn. Dù có những lo ngại về việc giá vàng đã tăng quá đà, các chuyên gia vẫn lạc quan về đà tăng trưởng của kim loại quý này.

Bước nhảy vào xuân

Bước nhảy vào xuân

Mùa xuân khiến bao người say đắm. Nhiều người ví mùa xuân như một bức tranh sơn dầu với rất nhiều màu sắc. Cuộc sống, con người và thiên nhiên đã tạo nên một bức tranh mùa xuân đầy sức sống.