Mất hơn 50% giá trị, Chủ tịch Tập đoàn Hòa Bình mua 10 triệu cổ phiếu để bình ổn giá

Mất hơn 50% giá trị kể từ đầu năm, Ông Lê Viết Hải - Chủ tịch Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình đăng ký mua 10 triệu cổ phiếu HBC để bình ổn giá.

Trong thông báo gửi Sở Giao dịch chứng khoán, ông Hải cho biết giao dịch còn nhằm mục đích đầu tư.

Người đứng đầu Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình (mã chứng khoán: HBC) dự kiến gom số cổ phiếu này từ 23/6 đến 22/7, bằng phương thức khớp lệnh lẫn thoả thuận. Nếu thành công, ông Hải nâng tỷ lệ sở hữu từ 15,84% lên 19,91%.

Mất hơn 50% giá trị, Chủ tịch Tập đoàn Hòa Bình mua 10 triệu cổ phiếu để bình ổn giá - 1

Ông Lê Viết Hải - Chủ tịch Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình đăng ký mua 10 triệu cổ phiếu HBC

Động thái mua vào của ông Hải diễn ra sau khi cổ phiếu HBC thủng mốc 16.000 đồng, xuống vùng giá thấp nhất kể từ tháng 10/2021. Cổ phiếu này mới có chuỗi giảm 7 phiên liên tiếp, trong đó 3 phiên mất hết biên độ. So với đầu năm, cổ phiếu này đã mất hơn 50%.

Ngay khi thông tin giao dịch của ông Hải được công bố, giá HBC tăng vọt từ tham chiếu 15.450 đồng lên mức trần 16.500 đồng (ngày 21/6). Vốn hoá thị trường hiện khoảng 3.800 tỷ đồng.

Hoà Bình đặt mục tiêu doanh thu 17.500 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 350 tỷ đồng, lần lượt tăng 54% và 261% so với năm trước. Giá trị hợp đồng chuyển tiếp năm ngoái là 16.000 tỷ đồng và có thể ghi nhận 11.000 tỷ đồng trong số này.

Quý đầu năm, công ty đã có doanh thu khoảng 3.000 tỷ đồng và lợi nhuận 20 tỷ đồng. Ban lãnh đạo công ty cho biết giai đoạn này rơi vào Tết Nguyên đán nên phát sinh nhiều khoản chi phí, dẫn đến mới hoàn thành 6% kế hoạch lợi nhuận. Dù vậy, công ty tự tin sẽ hoàn thành mục tiêu bởi ghi nhận thu nhập từ thoái vốn hai dự án bất động sản.

Chốt phiên giao dịch ngày 21/2, VN-Index giảm gần 8 điểm nhờ một số mã vốn hóa lớn tăng mạnh, trong khi bất động sản, thép, dầu khí hay phân bón đều bị bán tháo. Đà bán mạnh cổ phiếu kéo dài khiến cho chỉ số hồi phục bất thành. Trạng thái rủi ro của thị trường chưa giảm, khi nhóm cổ phiếu nào cũng có thể bị giảm bất ngờ.

 Theo nhận định của các công ty chứng khoán, trong phiên giao dịch 22/6, thị trường chưa thể phục hồi và NĐT chờ đợi giao dịch trở nên cân bằng hơn…

Công ty CK BIDV – BSC cho rằng VN-Index sẽ lùi tiếp về vùng 1.100 điểm. Thị trường mở cửa đi lên, chững lại và giằng co tại vùng 1.180 điểm trước khi quay đầu giảm vào phiên chiều, đóng cửa mất gần 8 điểm so với phiên hôm qua. Độ rộng thị trường nghiêng về phía tiêu cực với 13/19 ngành giảm điểm. Về giao dịch của khối ngoại, hôm nay khối này mua ròng trên sàn HSX và bán ròng trên sàn HNX.

“Phiên giao dịch hôm nay cho thấy sự lưỡng lự của thị trường khi gặp ngưỡng hỗ trợ cũ quanh vùng 1.160-1.180 điểm. Nếu mất ngưỡng hỗ trợ này, mô hình hai đáy sẽ bị phá vỡ khả năng VN-Index sẽ lùi tiếp về vùng 1.100 điểm” – BSC lưu ý.

Trong khi đó, Công ty CK Asean - Aseansc lại kỳ vọng VN-Index hồi phục trở lại. Theo nhìn nhận của Aseansc, thị trường đã ghi nhận phiên giảm điểm thứ 3 liên tiếp, do áp lực giải chấp tiếp tục gia tăng, trong bối cảnh thanh khoản tăng nhẹ và cao hơn trung bình 20 phiên. Điều này cho thấy bên bán đang tạm thời chiếm ưu thế, tuy nhiên Aseansc kỳ vọng rằng lực cầu tại các vùng hỗ trợ gần có thể giúp VN-Index hồi phục trở lại trong phiên tới.

Dự báo trong phiên giao dịch 22/6, lực cầu tại vùng hỗ trợ gần 1.160 – 1.170 điểm có thể giúp chỉ số VN-Index hồi phục trở lại để kiểm tra vùng kháng cự gần 1.180 – 1.190 điểm, và xa hơn là vùng kháng cự 1.200 – 1.210 điểm. Sự rung lắc có thể diễn ra ở vùng giá cao khiến VN-Index có thể sẽ thu hẹp đà tăng về phía cuối ngày.

Hồng Hương

Tin liên quan

Tin mới nhất

Tập khảo cứu đầu tiên về ngành in ấn thời thuộc địa

Tập khảo cứu đầu tiên về ngành in ấn thời thuộc địa

Nghề in ấn là tiền đề quan trọng cho sự phát triển của văn hóa, đặc biệt trong lĩnh vực báo chí và xuất bản, tuy nhiên chưa có cuốn sách nào ở Việt Nam thực sự viết về ngành in ấn thời thuộc địa. Từ nhận định đó, tác phẩm “Lần theo dấu chữ – Thời kỳ đầu in ấn sách báo chữ Latinh ở Việt Nam (1862-1920)” của tác giả Trịnh Hùng Cường đã phác nên những nét cơ bản quan trọn