Nghịch lý người phụ nữ Li-băng cướp ngân hàng để lấy tiền của chính mình

Sali Hafiz là người đầu tiên trong số 7 người gửi tiền tại Li-băng đi cướp ngân hàng để lấy tiền… của chính mình chỉ trong 2 tuần gần đây.

Đoạn băng băng ghi hình liên quan cho thấy tại ngân hàng BLOM, chi nhánh Beirut, có một người phụ nữ mặc đồ đen cầm theo súng, ra lệnh cho nhân viên ngân hàng giao tiền cho mình. Khẩu súng sau đó được phát hiện là súng đồ chơi. Danh tính người phụ nữ được xác định là Sali Hafiz, 28 tuổi. Tuy nhiên, người phụ nữ này không phải là một thành phần “bất hảo”, Hafiz là một nhà thiết kế nội thất có thu nhập ổn định.

Bằng cách đe doạ sử dụng vũ lực, Hafiz đã lấy đi 13.000 USD trong tài khoản của chị gái mình, vốn bị đóng băng sau lệnh kiểm soát tiền tại các ngân hàng thương mại tại Li-băng năm 2019. Sắc lệnh này được đưa ra ngay trong đêm, không hề qua trình tự phê chuẩn của pháp luật khiến các khoản tiền mồ hồi tích cóp của phần lớn người dân bị mắc kẹt mà không có biện pháp nào rút ra. Nhiều người quá túng quẫn, quyết định tự mình ra tay cướp tiền của chính mình.

Nghịch lý người phụ nữ Li-băng cướp ngân hàng để lấy tiền của chính mình - 1

Hình ảnh ghi lại về vụ cướp của Sali Hafiz. Nguồn: CNN

World Bank cho biết Li-băng đang trải qua một trong những cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất, với gần 3/4 dân số bị đẩy vào tình cảnh nghèo đói cùng cực. Đồng tiền của quốc gia này đã mất 95% giá trị kể từ năm 2019. Theo World Bank, lệnh hạn chế rút tiền được xem là “một công cụ được sắp đặt trước của giới thượng lưu".

Chia sẻ trên mạng xã hội, Hafiz cho biết mình không có ý định hại ai nhưng đã quá bất lực trước trạng thái trì trệ hiện nay. Chị gái cô bị ung thư não, mất khả năng đi lại và ngôn ngữ nhưng ngân hàng kiên quyết không chịu trả tiền cho cô để chạy chữa. Hafiz hiện giờ đang bỏ trốn. Sau vụ việc của người phụ nữ này, 6 vụ tương tự khác cũng xảy ra chỉ trong vòng 1 tuần.

Nghịch lý người phụ nữ Li-băng cướp ngân hàng để lấy tiền của chính mình - 2Các vụ việc người dân tự cướp ngân hàng để lấy tiền của chính mình xảy ra thường xuyên ở Li-băng thời gian qua. Nguồn: AFP.

Trước các vụ cướp diễn ra thường xuyên, Hiệp hội Ngân hàng Lebanon mới đây thông báo các ngân hàng nước này sẽ đóng cửa "vô thời hạn" do giới chức không thể đảm bảo an ninh. Đại diện Hiệp hội cho biết người dân đang hướng sự tức giận của mình sai đối tượng. Điều đáng lên án là các chính sách sai lầm còn các ngân hàng cũng đang rất khó khăn. Đến nay khoảng 6.000 nhân viên của ngành đã mất việc.

Tuy nhiên những lời phân trần này vẫn chưa đủ sức làm dịu lòng những người gửi tiết kiệm. Họ cho rằng các ông chủ nhà băng và các cổ đông lớn đang làm giàu từ tiền gửi bị đóng băng của người dân. Các chính đảng tại Li-băng vẫn chưa thể thành lập chính phủ, sau cuộc bầu cử 4 tháng trước. Hiện, Beirut đang đàm phán với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) về gói cứu trợ 3 tỷ USD. Mặc dù đã đạt thỏa thuận sơ bộ nhưng hiện gói cứu trợ này vẫn chưa có thêm tiến triển.

Hồng Hạnh (Theo CBC)

Tin liên quan

Tin mới nhất

Tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho báo chí hoạt động và phát triển

Tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho báo chí hoạt động và phát triển

Ngày 10/6, tại Hà Nội, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Cơ sở khoa học và thực tiễn sửa đổi - Luật Báo chí 2016 - Tổng kết thi hành Luật Báo chí 2016” với sự tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến của gần 80 chuyên gia, các nhà b

Có một thời, nhạc sĩ phải… chào thua

Có một thời, nhạc sĩ phải… chào thua

Thời đó đã lùi xa vào quá khứ. Nhưng hôm nay nhớ lại vẫn ít nhiều bổ ích cho những ai có trách nhiệm hoặc thích phán xét, thẩm định những tác phẩm văn nghệ. Ấy là thời cách đây mấy chục năm, chúng ta vẫn quen gọi là bao cấp nếu xét về lĩnh vực kinh tế và duy ý chí về phương diện tinh thần. Khi đó, người ta rất hay săm soi các tác phẩm văn nghệ, đặc biệt là lời lẽ trong các bài h