Văn Miếu-Quốc Tử Giám qua góc nhìn hội họa

Qua cuộc thi “Tiếng vang lịch sử: Diễn giải Văn Miếu-Quốc Tử Giám qua hội họa”, các hình tượng kiến trúc đặc trưng của Văn Miếu-Quốc Tử Giám như Cổng Văn Miếu, Khuê Văn Các, Nhà bia tiến sĩ, cùng các họa tiết đầu đao, long, phượng, quy… đã được thể hiện đa dạng bằng ngôn ngữ hội họa.

Chiều ngày 22/10, tại Hà Nội, Trung tâm Hoạt động Văn hóa khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám và các đơn vị liên quan tổ chức Lễ Trao giải và Khai mạc trưng bày tác phẩm Cuộc thi “Tiếng vang lịch sử: Diễn giải Văn Miếu-Quốc Tử Giám qua hội họa”.

Phát biểu tại buổi lễ, TS. Lê Xuân Kiêu, Giám đốc Trung tâm Hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu-Quốc Tử Giám, Trưởng Ban tổ chức cuộc thi nhấn mạnh: “Chúng tôi hy vọng cuộc thi là cầu nối giữa quá khứ và cuộc sống đương đại, giữa các bạn trẻ với di sản nghìn năm của cha ông. Đây cũng là cơ hội để các bạn sinh viên, họa sĩ trẻ và những người yêu thích nghệ thuật hội họa phát huy được tài năng, khả năng sáng tạo và lan tỏa niềm đam mê hội họa cũng như tình yêu với di sản văn hóa”.

Văn Miếu-Quốc Tử Giám qua góc nhìn hội họa - 1

TS. Lê Xuân Kiêu, Giám đốc Trung tâm Hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu-Quốc Tử Giám, Trưởng Ban tổ chức cuộc thi phát biểu khai mạc. Ảnh: Huyền Thương

Theo TS. Lê Xuân Kiêu, so với những lần tổ chức trước, cuộc thi “Tiếng vang lịch sử: Diễn giải Văn Miếu-Quốc Tử Giám qua hội họa” lần này có sự thay đổi cả về chất và lượng.

Ban Tổ chức đã nhận được gần 200 tác phẩm hội họa với các chất liệu đa dạng từ sơn dầu, lụa, khắc gỗ, bút sắt đến aclylic và màu nước…. của các tác giả trẻ có độ tuổi từ 18 – 35 là sinh viên khối các trường nghệ thuật, thiết kế trong cả nước và các họa sĩ trẻ, người yêu thích nghệ thuật hội họa.

Các tác phẩm đã khai thác chủ đề “Tiếng Vang Lịch sử” thông qua các ngôn ngữ và chất liệu khác nhau, với sự đa dạng về góc nhìn, câu chuyện, ý tưởng cũng như chất liệu biểu đạt.

Văn Miếu-Quốc Tử Giám qua góc nhìn hội họa - 2

Các tác phẩm khai thác nhiều nét đặc trưng của Văn Miếu-Quốc Tử Giám. Ảnh: Huyền Thương

Nhận xét về các tác phẩm tham dự cuộc thi năm nay, ThS.KTS Bùi Thanh Việt Hùng, thành viên Ban Giám khảo chia sẻ: “Có những tác phẩm được thể hiện bằng màu nước trong trẻo, công phu, nhưng cũng có những tác phẩm tìm kiếm sự biểu hiện bằng các kỹ thuật in, dập với các mô tip hiện đại, trẻ trung, đúng với phong cách của thế hệ trẻ nhưng lại mang đậm dấu ấn, ký hiệu của truyền thống…”

Ban Tổ chức đã trao giải cho 17 tác phẩm, trong đó, giải Nhất được trao cho tác phẩm màu nước mang tên “Dòng sử” của họa sĩ Nguyễn Anh Tài (25 tuổi), Hội viên hội Mỹ thuật tỉnh Quảng Trị.

Văn Miếu-Quốc Tử Giám qua góc nhìn hội họa - 3

Trao giải Nhất cho tác giả Nguyễn Anh Tài. Ảnh: Huyền Thương

Cuộc thi “Tiếng vang lịch sử: Diễn giải Văn Miếu-Quốc Tử Giám qua hội họa” đã góp phần lan tỏa niềm đam mê hội họa cũng như tình yêu với di sản văn hóa trong thế hệ trẻ, đồng thời, góp phần bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Văn Miếu-Quốc Tử Giám qua góc nhìn hội họa - 4

Công chúng tham quan triển lãm. Ảnh: Huyền Thương

Triển lãm kéo dài đến ngày 31/10 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội.

Một số tác phẩm được trưng bày tại triển lãm:

Văn Miếu-Quốc Tử Giám qua góc nhìn hội họa - 5

Tác phẩm "Dòng sử" của Nguyễn Anh Tài, chất liệu màu nước.

Văn Miếu-Quốc Tử Giám qua góc nhìn hội họa - 6

Tác phẩm "Sao Khuê trời đêm" của Đặng Viết Lộc, chất liệu màu nước.

Văn Miếu-Quốc Tử Giám qua góc nhìn hội họa - 7

Tác phẩm "Ánh sáng của hy vọng" của tác giả Nguyễn Thị Trang, chất liệu acrylic.

Văn Miếu-Quốc Tử Giám qua góc nhìn hội họa - 8

Tác phẩm "Long Vũ Văn Miếu" của Nguyễn Thị Thuỳ, chất liệu màu nước.

Văn Miếu-Quốc Tử Giám qua góc nhìn hội họa - 9

Tác phẩm "Cội nguồn của tri thức Việt Nam" của Nguyễn Vân Khanh, chất liệu màu bột.

Văn Miếu-Quốc Tử Giám qua góc nhìn hội họa - 10

Tác phẩm "Bia hiếu học" của Nông Thị Quỳnh Nha, chất liệu tranh in nổi trên đồ chơi xếp hình.

Văn Miếu-Quốc Tử Giám qua góc nhìn hội họa - 11

Tác phẩm "Chạm" của Huỳnh T. Th. Thương, chất liệu màu nước.

Văn Miếu-Quốc Tử Giám qua góc nhìn hội họa - 12

Tác phẩm "Vào thu" của Phạm Quốc Trung, chất liệu sơn dầu.

Văn Miếu-Quốc Tử Giám qua góc nhìn hội họa - 13

Tác phẩm "Ngàn năm vang bóng" của Vũ Thị Nguyệt, chất liệu màu nước.

Huyền Thương

Tin liên quan

Tin mới nhất

Đường đời, đường văn Hà Phạm Phú

Đường đời, đường văn Hà Phạm Phú

Hà Phạm Phú sinh ngày 15/9/1943 trong một gia đình nông dân ở làng Hạ Đan, xã Đan Hà, huyện Hạ Hòa, một vùng quê hẻo lánh thuộc tỉnh Phú Thọ, nên tuổi thơ của anh ít điều kiện được học hành chu đáo. Mãi đến sau ngày hòa bình lập lại mới được cắp sách đến trường, rồi khi lên học ở trường cấp III Hùng Vương, Hà Phạm Phú mới có điều kiện tiếp cận văn học. Đặc biệt, sự cuố

Giá đồng tăng kỷ lục vì thuế nhập khẩu 50% của ông Trump

Giá đồng tăng kỷ lục vì thuế nhập khẩu 50% của ông Trump

Kế hoạch áp thuế 50% lên đồng nhập khẩu của Tổng thống Donald Trump đã khiến giá đồng tăng vọt lên mức cao chưa từng thấy. Nhưng đằng sau đó là những hệ lụy có thể ảnh hưởng sâu rộng đến nền kinh tế Mỹ — từ sản xuất, xây dựng cho đến túi tiền của người tiêu dùng.

Lý tưởng, tình yêu và khát vọng cống hiến của nữ bác sĩ Đặng Thùy Trâm qua cuốn nhật ký thứ ba

Lý tưởng, tình yêu và khát vọng cống hiến của nữ bác sĩ Đặng Thùy Trâm qua cuốn nhật ký thứ ba

Cuốn sách “Đặng Thùy Trâm và cuốn nhật ký thứ ba” không chỉ là tư liệu quý mở rộng thêm những lát cắt sâu sắc về tâm hồn, lý tưởng và cuộc đời của nữ bác sĩ, liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Đặng Thùy Trâm, mà còn là kết tinh của hành trình gìn giữ đầy tâm huyết từ những người thân trong gia đình bà. Qua từng trang viết được sưu tầm và lưu giữ công phu suốt n