Ấn tượng chuyến đi thực tế sáng tác văn học nghệ thuật tại Quảng Yên

Ngày 3/10, các thành viên Trại Sáng tác Văn học nghệ thuật năm 2023 tại tỉnh Quảng Ninh đã có chuyến đi thực tế sáng tác đầu tiên tại Thị xã Quảng Yên. Đây là một hoạt động thiết thực nhằm giúp các văn nghệ sĩ có điều kiện thâm nhập thực tế, giao lưu, tìm hiểu, học hỏi lẫn nhau, tìm tòi ý tưởng, đề tài, nội dung cho các tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật…

Ấn tượng chuyến đi thực tế sáng tác văn học nghệ thuật tại Quảng Yên - 1

Chuyến đi thực tế sáng tác do PGS. TS, Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam làm trưởng đoàn, cùng tham dự còn có đại diện lãnh đạo thị xã Quảng Yên, đại diện Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Quảng Ninh và Hải Phòng và hơn 20 tác giả tham gia Trại Sáng tác.

Ấn tượng chuyến đi thực tế sáng tác văn học nghệ thuật tại Quảng Yên - 2

Điểm đến đầu tiên của Đoàn khi ghé thăm vùng đất Quảng Yên là di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Bạch Đằng, nơi chứa đựng những di tích nguyên gốc, những bằng chứng lịch sử và những di sản văn hóa gắn liền với Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288.

Ấn tượng chuyến đi thực tế sáng tác văn học nghệ thuật tại Quảng Yên - 3

Đại biểu và văn nghệ sĩ tham gia Trại Sáng tác dâng hương tại Đền thờ Trần Hưng Đạo

Ấn tượng chuyến đi thực tế sáng tác văn học nghệ thuật tại Quảng Yên - 4

Đền thờ Trần Hưng Đạo (hay còn gọi đền Bạch Đằng) – ngôi đền tưởng nhớ vị anh hùng dân tộc, thiên tài quân sự Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.

Ấn tượng chuyến đi thực tế sáng tác văn học nghệ thuật tại Quảng Yên - 5

Các thành viên Đoàn thực tế nghe thuyết minh về Miếu Vua Bà. Ngôi miếu nằm sát đền Trần Hưng Đạo, thuộc khu vực trung tâm của Khu di tích.

Ấn tượng chuyến đi thực tế sáng tác văn học nghệ thuật tại Quảng Yên - 6

Tương truyền, nơi đây xưa kia là đến đò rừng, bên cây quếch trên bến đò có bà hàng nước phục vụ khách qua sông, chính bà là người đã chỉ dẫn cho Trần Hưng Đạo biết lịch triều con nước, địa thế lòng sông Bạch Đằng và chiến thuật hỏa công để Trần Hưng Đạo xây dựng trận địa cọc đánh giặc Nguyên Mông. Sau chiến thắng Bạch Đằng năm 1288, Trần Hưng Đạo đã tâu với vua Trần, sắc phong cho bà bán hàng nước là “Vua Bà” và lập đền thờ Bà ngay trên nền quán nước.

Ấn tượng chuyến đi thực tế sáng tác văn học nghệ thuật tại Quảng Yên - 7

Các thành viên Đoàn chụp ảnh lưu niệm bên cây đa Đại tướng Võ Nguyên Giáp trồng lưu niệm ngày 28/8/1994.

Ấn tượng chuyến đi thực tế sáng tác văn học nghệ thuật tại Quảng Yên - 8

Trong không khí trang nghiêm và phấn khởi, các đại biểu và các thành viên tham gia Trại Sáng tác đã có những trao đổi để hiểu rõ hơn về ý nghĩa của di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Bạch Đằng. Đặc biệt là giá trị vĩ đại của Chiến thắng Bạch Đằng trong sự nghiệp đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước của dân tộc Việt Nam.

Ấn tượng chuyến đi thực tế sáng tác văn học nghệ thuật tại Quảng Yên - 9

Bên “Bãi cọc Bạch Đằng 1288”, bãi cọc hiện nay nằm trong đầm Nhử thuộc phường Yên Giang, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.

Ấn tượng chuyến đi thực tế sáng tác văn học nghệ thuật tại Quảng Yên - 10

Các văn nghệ sĩ tham quan phòng trưng bày tác phẩm văn học – nghệ thuật thị xã Quảng Yên.

Ấn tượng chuyến đi thực tế sáng tác văn học nghệ thuật tại Quảng Yên - 11

Các thành viên Trại Sáng tác đã cùng nhau ôn lại những chiến công oanh liệt của các bậc tiền nhân trong công cuộc chống giặc ngoại xâm trên dòng Bạch Đằng Giang lịch sử tại phòng trưng bày Chiến thắng Bạch Đằng 1288.

Ấn tượng chuyến đi thực tế sáng tác văn học nghệ thuật tại Quảng Yên - 12

Và nghe lại những diễn biến quan trọng của trận Bạch Đằng lịch sử để hiểu biết thêm về văn hóa, lịch sử của mảnh đất và con người nơi đây.

Ấn tượng chuyến đi thực tế sáng tác văn học nghệ thuật tại Quảng Yên - 13

Về những “chiến binh” cọc gỗ ngàn năm ghi dấu của những chiến tích hào hùng ẩn sâu trong lòng đất, lòng sông của vùng đất thiêng An Hưng xưa và là thị xã Quảng Yên đang phát lộ hôm nay.

Ấn tượng chuyến đi thực tế sáng tác văn học nghệ thuật tại Quảng Yên - 14

Những trưng bày tại phòng trưng bày Chiến thắng Bạch Đằng 1288 đã khơi dậy niềm tự hào của các tác giả về một đất nước tuy nhỏ, nhưng với tinh thần đoàn kết dân tộc đã đánh bại quân xâm lược hùng mạnh nhất thời bấy giờ.

Ấn tượng chuyến đi thực tế sáng tác văn học nghệ thuật tại Quảng Yên - 15

Đoàn cũng đến thăm di tích Hai cây Lim cổ thụ khoảng 700 tuổi nổi tiếng ở Quảng Yên nằm dưới chân núi Tiên Sơn, bên cạnh hai cái giếng nước được xây dựng thời Pháp. Đây được coi là chứng tích trong rừng lim mà Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn dùng làm cọc trong trận đánh quân Nguyên Mông trên sông Bạch Đằng lịch sử. Với ý nghĩa lịch sử đáng trân trọng, 2 cây lim này đã được Bộ Văn hóa công nhận là di tích cấp quốc gia năm 1998.

Ấn tượng chuyến đi thực tế sáng tác văn học nghệ thuật tại Quảng Yên - 16

Trong khuôn khổ chương trình, Đoàn Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam và các thành viên Trại Sáng tác đã có buổi thăm và làm việc với lãnh đạo Thị xã Quảng Yên do Đồng chí Dương Văn Hào, Phó Chủ tịch UBND Thị xã chủ trì đón tiếp.

Ấn tượng chuyến đi thực tế sáng tác văn học nghệ thuật tại Quảng Yên - 17

Sau chuyến đi thực tế tại một số điểm di tích, danh lam thắng cảnh nổi tiếng trên địa bàn thị xã Quảng Yên với sự hào hứng, phấn khởi, các văn nghệ sĩ đã thu lượm được nhiều ý tưởng sáng tác về những nét đặc trưng, cảnh quan thiên nhiên, giá trị lịch sử, bản sắc văn hóa, sự phát triển của mảnh đất, con người Quảng Yên.

Tin và ảnh: Huyền Thương

Tin liên quan

Tin mới nhất

Những vần thơ sống mãi của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Những vần thơ sống mãi của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh (1890-1969) không chỉ là một lãnh tụ vĩ đại của phong trào cách mạng Việt Nam mà còn là một nhà thơ, nhà văn kiệt xuất trong nền văn học nước nhà. Người xác định, văn chương là vũ khí sắc bén để đấu tranh cách mạng và cũng là phương tiện rất hữu hiệu để động viên chiến sĩ, đồng bào.