“Nghĩa nặng tình sâu” của một nhà báo, nhà giáo đáng kính

Hướng tới 100 năm Ngày báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025), Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức buổi ra mắt sách “Nghĩa nặng tình sâu” của tác giả Trần Bá Lạn. Hơn 90 năm tuổi đời, hơn 60 năm tuổi nghề, sự nghiệp làm báo, dạy nghề báo của tác giả Trần Bá Lạn vô cùng đồ sộ, tất cả được đúc kết cô đọng trong cuốn sách “Nghĩa nặng tình sâu”.

“Nghĩa nặng tình sâu” là tập hợp các tác phẩm báo chí, cùng một số tư liệu chưa được công bố của nhà báo Trần Bá Lạn, theo trình tự sắp xếp: Tuyến một, xây dựng giáo trình nghiệp vụ báo chí; Tuyến hai, tác phẩm báo chí được sử dụng rải rác 60 năm qua; Tuyến ba, các bản dịch chữ Hán, khám phá cội nguồn dòng Trần Bính chi từ cụ thủy tổ - thế kỷ 17.

“Nghĩa nặng tình sâu” của một nhà báo, nhà giáo đáng kính - 1

Cuốn sách “Nghĩa nặng tình sâu” (bìa trái) được trưng bày tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam. (Ảnh: Huyền Thương)

Nội dung đề cập trong ba tuyến rất cô đọng, chỉ có ý nghĩa tương đối, không theo thứ tự thời gian mà có sự đan xen, có mối quan hệ khăng khít, nhuần nhuyễn. Cuốn sách cho thấy tác giả Trần Bá Lạn đã cất công tìm ra sợi chỉ đỏ xuyên suốt của báo chí nước nhà qua các thời kỳ lịch sử, từ những đặc trưng nổi bật, truyền thống, quan điểm, nội dung, cho đến phong cách, kỹ năng làm báo.

Tại buổi toạ đàm ra mắt sách, tác giả Trần Bá Lạn chia sẻ, cuộc đời ông theo đuổi ba sự nghiệp: giảng dạy báo chí, làm báo và nghiên cứu lịch sử văn hóa. Nghiên cứu lịch sử văn hóa được bắt đầu khi ông chính thức nghỉ hưu. Và cái chung nhất của cả ba sự nghiệp ấy là một tư tưởng xuyên suốt: hạn chế sự thất truyền của lịch sử.

“Nghĩa nặng tình sâu” của một nhà báo, nhà giáo đáng kính - 2

Nhà báo, nhà giáo Trần Bá Lạn chia sẻ về cuốn sách của mình. (Ảnh: Huyền Thương)

Đối với sự nghiệp đào tạo báo chí, nhà giáo Trần Bá Lạn đã tìm cách hạn chế sự “thất truyền” không phải chỉ bằng tấm lòng, bằng lời kêu gọi mà ông đã sưu tầm nhiều tư liệu quý để chứng minh, để đưa vào giáo trình nghiệp vụ báo chí và từng bài giảng cụ thể.

Với vốn kiến thức Hán Nôm sâu rộng, ông đã “tịnh dưỡng tâm thần” bằng cách nghiên cứu, khai thác nhiều tài liệu với tất cả niềm say mê, tâm huyết và đã công bố nhiều công trình có giá trị. Trong đó, công trình đáng kể nhất là: Khảo cứu lịch sử họ Trần ở Văn Hội, Thường Tín và khám phá, bổ sung, điều chỉnh lịch sử dòng Trần Bính chi từ cụ Thủy tổ (thế kỷ 17).

“Nghĩa nặng tình sâu” của một nhà báo, nhà giáo đáng kính - 3

Tại lễ ra mắt cuốn sách, các thế hệ nhà báo, đồng nghiệp, học trò của nhà báo, nhà giáo Trần Bá Lạn đã nêu bật những đóng góp, cống hiến của ông đối với sự nghiệp báo chí nước nhà. (Ảnh: Huyền Thương)

Thực hiện cuốn sách này, tác giả Trần Bá Lạn tâm niệm: “Trải qua nhiều thập kỷ với những trải nghiệm thực tế, có một bài học mà tôi thấm thía sâu sắc là sự thất truyền từ lịch sử còn nguyên giá trị đối với thế hệ kế cận, khi phải tiếp nối trách nhiệm liên đới để lại từ quá khứ. Nguyên nhân của tình trạng thất truyền mà tôi phải vào cuộc có nhiều lẽ nảy sinh từ hoàn cảnh cụ thể, có khi lặng chìm hàng thập kỷ, thậm chí bị ẩn khuất qua nhiều thế kỷ”.

Đây cũng là đích đến mà nhà báo, nhà giáo Trần Bá Lạn, tuổi ngoài chín mươi đã dành thời gian, dồn tâm sức tập hợp lại các cứ liệu, tài liệu - có những tài liệu chưa công bố để cho ra đời tác phẩm.

GS, TS. Tạ Ngọc Tấn chia sẻ, cuốn sách “Nghĩa nặng tình sâu” là cả quá trình lao động miệt mài của một trong những người đầu tiên tạo nên khoa báo chí, cũng như công tác đào tạo báo chí của nước ta. Tác giả Trần Bá Lạn đã viết rất tâm huyết về nghề nghiệp, về khoa học, đặc biệt là về truyền thống lịch sử của quê hương.

“Nghĩa nặng tình sâu” của một nhà báo, nhà giáo đáng kính - 4

GS, TS. Tạ Ngọc Tấn chia sẻ tại toạ đàm. (Ảnh: Huyền Thương)

Trong lời giới thiệu cuốn sách, ông Phạm Quốc Toàn, Nguyên Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam cũng cho rằng, “Nghĩa nặng tình sâu” là sự hiện hữu đằng sau đó một giai đoạn lịch sử của Cách mạng Việt Nam, của nền báo chí Cách mạng nước nhà do Bác Hồ sáng lập, rèn luyện. Nền báo chí Cách mạng đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện, tuyệt đối của Đảng Cộng sản Việt Nam.

PGS.TS Đỗ Thị Thu Hằng - Trưởng ban Nghiệp vụ, Hội Nhà báo Việt Nam nhận định: Đọc tập sách mới xuất bản lần này, người đọc sẽ hiểu sâu sắc hơn vì sao mà bộ giáo trình lại có ý nghĩa “bền vững” với thời gian như vậy. Đó là chính tác giả, thầy Trần Bá Lạn đã là một nhà báo lăn lộn với thực tiễn để từ đó đúc kết những bài học giá trị. Lý luận báo chí bắt nguồn từ thực tiễn và không xa rời thực tiễn.

“Nghĩa nặng tình sâu” của một nhà báo, nhà giáo đáng kính - 5

PGS.TS Đỗ Thị Thu Hằng chia sẻ tại toạ đàm. (Ảnh: Huyền Thương)

Nhà báo, nhà giáo Trần Bá Lạn sinh ngày 7/11/1930 trong một gia đình trí thức dòng dõi ở đất Thăng Long ngàn năm văn hiến. Thân phụ được vương triều nhà Nguyễn phong hàm Cửu phẩm, được gọi là Cửu Giám.

Năm 1946, cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược bùng nổ. Hưởng ứng lời kêu gọi của Bác Hồ, chàng thanh niên Trần Bá Lạn có năng khiếu hội họa, yêu văn chương, đam mê đọc sách cùng gia đình tản cư lên Việt Bắc đi theo kháng chiến. Có năng khiếu hội họa, viết báo bẩm sinh, Trần Bá Lạn được tổ chức tuyển chọn đi làm báo, theo nghiệp tân văn; được cử đi đào tạo nghề báo một cách bài bản ở nước ngoài, góp phần chuẩn bị lâu dài cho sự nghiệp đào tạo nhân lực nền báo chí Cách mạng.

40 năm gắn bó với bục giảng, trong đó có 15 năm đảm nhận cương vị Trưởng khoa Báo chí thời kỳ đầu tiên sau ngày thống nhất đất nước, ông là người kiến tạo, tổ chức biên soạn giáo trình nghiệp vụ báo chí, người góp phần quan trọng xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy nghề báo, kết nối các hoạt động đối ngoại, xây dựng thương hiệu và uy tín cho một Trung tâm đào tạo nguồn nhân lực báo chí hàng đầu của cả nước.

Ông đồng thời là tác giả nhiều giáo trình giảng dạy, nhiều tác phẩm sách đã xuất bản có giá trị chuyên sâu về báo chí, dịch thuật, khảo cứu văn hóa, lịch sử và được nhiều đồng nghiệp, học trò coi trọng và ngưỡng mộ.

“Nghĩa nặng tình sâu” của một nhà báo, nhà giáo đáng kính - 6

Nhà báo, nhà giáo Trần Bá Lạn trao tặng Bảo tàng Báo chí Việt Nam sách và tư liệu. (Ảnh: Huyền Thương)

Trải qua những giai đoạn phát triển của nền báo chí Cách mạng Việt Nam, nhà báo, nhà giáo Trần Bá Lạn không chỉ là người đặt nền móng xây dựng khoa Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền mà ông còn có công lớn trong việc đào tạo nhiều thế hệ nhà báo tài năng và nổi tiếng.

Huyền Thương

Tin liên quan

Tin mới nhất

Một tiểu thuyết sinh động, hấp dẫn về ngày 30/4

Một tiểu thuyết sinh động, hấp dẫn về ngày 30/4

Nguyễn Đình San vừa cho ra mắt bạn đọc cuốn tiểu thuyết lịch sử “Sụp đổ” do NXB Hội Nhà văn ấn hành đang được bạn đọc đón nhận. Sách mới ra nhưng lượng phát hành đã rất khả quan. Chúng tôi có cuộc phỏng vấn tác giả về sự ra đời cuốn tiểu thuyết này.

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam - thử thách và giải pháp

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam - thử thách và giải pháp

Nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam là chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đây là hệ thống quan điểm và tư tưởng khoa học, cách mạng và nhân văn, là kim chỉ nam cho hành động và quyết sách của Đảng. Trong giai đoạn hiện nay, nền tảng tư tưởng của Đảng đang đứng trước nhiều thách thức và nguy cơ, do đó cần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, nghĩa là b

Ra mắt bản dịch tiếng Việt tác phẩm “Cuốn sách Hoang dã” của nhà văn Mexico Juan Villoro

Ra mắt bản dịch tiếng Việt tác phẩm “Cuốn sách Hoang dã” của nhà văn Mexico Juan Villoro

“Cuốn sách Hoang dã” của tác giả Juan Villoro là một tác phẩm dành cho thiếu nhi và thanh thiếu niên đạt thành công vang dội trên thế giới. Nhân dịp kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Mexico (19/5/1975-19/5/2025), Nhã Nam cùng Đại sứ quán Mexico tại Việt Nam và Khoa tiếng Tây Ban Nha – Trường Đại học Hà Nội tổ chức sự kiện ra mắt bản dịch tiếng Việt tác phẩm “Cuốn sách Ho