Tình sử Nguyễn Trãi kỳ 2: Duyên trăm năm đứt đoạn
(Arttimes) - Nguyễn Trãi yêu cũng giống như người bình thường, có khác chỉ ở một điểm, đó là tình yêu lớn lên cùng thi ca và thời thế. Sau đó trở thành những bi kịch...
Nếu lấy căn lều nay là miếu bà Lộ làm trung tâm khảo sát thì sẽ thấy rất nhiều tiện lợi cho sự qua lại của hai vị như thơ dân gian vùng này đã ghi:
Từ đây xuôi tới Nhị Khê Về Tây Phủ Liệt vùng quê hào hùng Từ đây vượt nước sông Hồng Bên kia Dạ Trạch đền thiêng tìm về Vĩnh Tuy, Mai Động gần đê Muôn đời còn nhớ Hội thề Đông Quan.
Khu di tích Lệ Chi Viên (Bắc Ninh) nơi diễn ra thảm án chu di tam tộc Nguyễn TrãiTây Phù Liệt là nơi từng đóng Đại bản doanh của Lê Lợi - Nguyễn Trãi. Đền Dạ Trạch là nơi Nguyễn Trãi với sự chấp bút của Nguyẽn Thị Lộ đã viết bài văn cầu mộng; mong tìm chân chúa, dâng lên Tiên Dung - Chử Đồng Tử. Từ miếu bà Lộ theo đường đê sông Hổng vể phía Bắc, đến Vĩnh Tuy - Mai Động, ta sẽ tiếp xúc với phía Nam thành Đông Quan thuở ấy, nơi có Hội thề do Nguyễn Trãi thảo văn thề. Xưa kia chưa bị bồi lấp như ngày nay, con sông Hổng còn chạy sát nền căn lều của bà Lộ. Dân nơí đây truyền tụng rằng thuở đó trên bờ nước hai người từng gẩy đàn ngâm thơ, luận bàn thế sự... Gần sông, trong cảnh sống thanh đạm, “một túp lều tranh, hai trái tim vàng” thì hẳn là đúng với câu thơ nôm của Nguyễn Trãi: “No nước uống, thiếu cơm ăn”. Đây là nơi môi giới, rất dễ vào thành Đông Quan hoạt động, lại tiện đường giao lưu với bốn phương, thậm chí theo đường sông trốn vào Thanh Hóa với Lê Lợi... Thị Lộ và Nguyễn Trãi đã khôn khéo chọn nơi này. Còn với giặc Minh cho rằng đã nắm được cha thì không cần nắm con. Chúng theo chủ trương của Thượng thư Hoàng Phúc, vẫn muốn tranh thủ người tài để dùng. Vậy nên, chúng phải chấp nhận cái "Góc thành Nam” này. Một trong những dị bản của câu thơ ứng đối trên: “Quê ở Thanh Trì bán chiếu gon” là hợp lý, vì Khuyến Lương thuộc Thanh Trì, Nguyễn Thị Lộ (cũng như Nguyễn Trãi) gắn bó coi đây là quê hương thứ hai của mình. Sau khi bắt liên lạc được với người em ruột cùng cha khác mẹ là Nguyễn Nhữ Soạn ở Tống Sơn (Thanh Hóa), Nguyễn Trãi ngầm hẹn với Trần Nguyên Hãn vào Lam Sơn tham gia phong trào Lê Lợi. Nguyễn Thị Lộ cũng đi theo và làm lễ cưới ở nhà Nguyễn Nhữ Soạn. Từ đó trở đi, qua chiến tranh, đến hòa bình, Nguyễn Thị Lộ vẫn là trợ thủ đắc lực cho Nguyễn Trãi trong mọi việc. Trong thời bình, cũng có lúc sầu xa cách nhớ, Nguyễn Trãi về Côn Sơn (biết đâu cũng có lúc trở lại Nhị Khê hoặc Khuyến Lương?), còn Nguyễn Thị Lộ Làm Lễ nghi Nữ học sĩ tại triều. Nhìn những cây chuối đang mờ dần trong bóng đêm, những nụ non phong kín vẫn biêng biếc màu xuân đâu đây thoang thoảng hương thơm, Nguyễn Trãi bất giác nghĩ tới những lá thư tình. Ông cầm bút viết mấy câu thơ Nôm: Tự bén hơi xuân tốt lại thêm Đầy buồng lạ mầu thâu đêm. Tình thư một bức phong còn kín Gió nơi đâu gượng mở xem. Có thể bởi ông còn da diết mong mỏi thư từ, tin tức về Thị Lộ. Ông không thể không suy ngẫm: Người có biết bao kỷ niệm với ta, chung thủy, thảo ngay như nàng; sao lại có chuyện “tự tình với vua” như lời đồn? Phải chăng vì nàng với sự đồng ý của vua Thái Tông; cho bắt giam những con gái ngỗ nghịch quanh nội thành Thăng Long. Việc đó động đến một số con em các quan trong vùng. Bọn hoạn quan Tạ Thanh, Lương Đăng... vốn oán giận về tính thẳng thắn của ta mà sui nhà vua đầy ta về Côn Sơn cho xa vua, nay lại thấy nàng được vua tin mà sinh ghen, bèn phao tin này để ly gián giữa ta với nàng và với vua? Phải chăng vì vậy hay vì một lý do khác? Nguyễn Trãi suỵ nghĩ, rồi nóng lòng không thể không viết bức thư gửi cho nàng. Bức thư mở đầu bằng mấy lời trách khéo vợ và nhắc nhở tới lòng chung thủy: Trách kẻ lòng sơ Riêng ta bền chí Luống thở than mà rằng Nói làm tương ứng vốn người quân tử hảo hâm Chỉ khí tương cầu thật kẻ trượng phu ý nguyện Thời vốn có sau, có trước, lý không sau trước. Đời vốn có xưa, có nay, lòng không xưa nay. Trong thư, tác giả nói về đạo lý làm người tỏ rõ chí hướng và tâm trạng của mình vể công danh; sự nghiệp; về nhân duyên. Sau khi khẳng định trách nhiệm của mỗi người là phải biết cảnh giác trước những thị phi; dư luận, trước lòng người nham hiểm, ở phần cuối bức thư ông nhắc lại chí kiến định của mình và cũng mong ở lòng trung trinh của vợ, khuyên vợ nên học tập các vĩ nhân thuở xưa: Đời Chu bắt chước lòng trung hậu
Thuở Hán nên theo nghĩa trọn tình May gặp trời người cùng giúp rập Kìa xem xã tắc lại xuân sinh
Thư Nguyễn Trãi gửi đi không lâu thì được hồi âm. Nguyễn Thị Lộ viết thư trả lời chồng cũng bằng chữ Hán viết theo thể tứ lục, có cả bài thơ thất ngôn bát cú họa đúng nguyên vận với đoạn cuối bài thơ của chồng. Càng đọc, Nguyễn Trãi càng cảm thông cho sự trong sáng của nàng. Ông ngậm ngùi thương cảm khi đọc tới đoạn Thị Lộ kể lể nỗi lòng chung thủy của mình với chổng, ý nàng buồn phiền vể việc chưa có con với nhau và trách Nguyễn Trãi đa nghi. Đọc hết bức thư hẳn Nguyễn Trãi mới càng thấy hết nỗi lòng người vợ thiếp tri kỷ tấm cám. Ông bỗng hồí cảm lại và thấm thía cho mấy câu thơ Nôm mình làm trước đây: Nghĩa cả trai yêu thiếp mọn Nhân tình gái nhớ chồng xưa. Cái thiệt thòi, oan khiên lớn nhất của Nguyễn Trãi, Nguyễn Thị Lộ và gia tộc là thảm án Lệ Chi viên. Nổi bật lên trong vụ án là chuyện “rắn báo oán” và chuyện vua Lê Thái Tông cùng Nguyễn Thị Lộ ân ái đến chết, khi nghỉ đêm tại Lệ Chi viên (vườn vải), một trong những căn cứ để đo lòng chung thủy của bà Lộ. Chuyện rắn khó tin nhưng cũng phải thấy rằng: chuyện này ra đời trên cơ sở của rất nhiều truyền thuyết lạ về rắn ở Đông phương (nhất là ở Trung Qụốc và Việt Nam), trong đó có cả sự tung tin của bọn gian thần để bao biện cho việc làm sai trái của chúng, kẻ hiếu kỳ trong dân cũng góp phần vào sự thêu dệt ấy.
Trung Quốc đời Minh; tương đương với đời Lê ở ta cũng có chuyện rắn báo oán tương tự: Nàng Kiều Oanh bán hoa gặp quan Đại học sĩ Chu Tuệ cũng ở Tây Hồ cùng xướng họa. Nàng cũng như Thị Lộ bị người bịa là hiện thân của con rắn báo thù, giết vua làm ba họ Chư Tuệ bị chu di. Liệu các nhà nho nước ta có đem chuỵện này để vận dụng vào chuyện Nguyễn Thị Lộ? Còn chuyện ân ái với vua? Nguyễn Thị Lộ gặp Nguyễn Trãi nếu sớm nhất là vào thời nhà Hồ, nếu muộn hơn có thể vào thời Minh thuộc, cách nhau chỉ vài năm. Lúc đó, nàng nếu ở tuổi “trăng tròn lẻ” (16,17 gì đấy) theo tư liệu phổ biến nhất cộng 10 năm ở góc thành Nam, 10 năm kháng chiến chống Minh; 15 năm ở triều đình đến khi bị hành hình. Lúc ấy, Thị Lộ đã trên 50 tuổi (còn Nguyễn Trãi 62 tuổi). Một bà hơn 50 tuổi, liệu có thể đi lại với ông vua khoảng 20 tuồi hay không? Nhà vua thiếu gì những phi tần còn trẻ đẹp hơn? Bên cạnh mối tình đầy ấn tượng với Nguyễn Thị Lộ, Nguyễn Trãi còn có mối tình nào đáng nhớ nữa không? Trong Quốc âm thi tập Nguyễn Trãi từng viết: Vệ nam mãi mãi ra tay thước Điện bắc đà đà yên phận tiên. Hẳn là Nguyễn Trãi từng đi từ Bắc về Nam, vào Thanh Hóa ra tay thước, giúp vua Lê dẹp giặc, nhưng vẫn còn người tình ở phía Bắc đã vể thế giới bên kia “yên phận tiên". Nguyễn Trãi từng theo cha lên ải Bắc, sang Trung Quốc rồi về nước nên điều này dễ xảy ra lắm. Cách đây mấy năm, chúng tôi được bạn Hoàng Thị Ngọ, cán bộ Viện Nghiên cứu Hán Nôm từng đi điền dã lên biên giới phía Bắc cho biết: Theo lời các già lão địa phương ở đây thì: Nguyễn Trãi sau khi tiễncha sang Trung Quốc, trên đường trở về phải dạy học thêm để đủ lương ăn, ông được một thổ hào ở châu Văn Uyên mời đến nhà dạy học. Chủ nhà có một cô con gái tên là Suối sắc đẹp mặn mà, tính tình. Hiền hậu, chất phác theo học. Sau những ngày xướng họa văn chương, những đêm say lượn múa hát, Nguyễn Trãi lặp lại như tình thầy trò của cha mẹ mình, cũng diễn lại cuộc tình say đắm. Thế nhưng tráng chí nam nhi và lời ân cần dặn dò của cha vẫn thôi thúc bên lòng; giục ông lên đường. Ngày chia tay, nàng tặng người yêu con dao và chiếc vòng, hẹn ngày tái ngộ. Nguyễn Trãi đeo vòng, dùng đao làm vật hộ thân, phát rừng; mở đường về phương Nam. Về sau dân nơi ấy lập miếu thờ Suối, để lại bao vần thơ đề vịnh, nhớ tiếc bẳng chữ Hán. Ngày nay, miếu thờ nàng, các nguyên bản chữ Hán không còn, nhưng một bài thơ dịch của người sau vẫn còn lưu lại. Ông Trần Chí; nguyên Trưởng ty Công an Lạng Sơn thời kháng Pháp cho biết đây là bài thơ mà nhà cách mạng Hoàng Văn Thụ dịch từ nguyên bản, do thân sinh ông Thụ cung cấp với những câu như sau: Tráng sĩ lên đường Suối tiễn đưa Rừng xanh khoan nhặt, bóng thu mờ. Kim Lăng bóng hạc đùa sương tuyết Đại Việt chim bằng dãi nắng mưa. Dao sắc nâng niu hồn nước cũ Ngọc lành chau chuốt mối duyên xưa. Non sông khô máu quân tàn bạo Trở lại rừng xanh, Suối đợi chờ. Có thể nàng đã “yên phận tiên” nên nhiều tư liệu thành văn khác không thấy nói về một người vợ Nguyễn Trãi tên là Suối. Dẫu sao, đó vẫn là kỷ niệm sâu đậm, giữ kín trong trái tim người anh hùng dân tộc. Câu nói của người thời hiện đại chúng ta: “Tình chỉ đẹp những khi còn dang dở” thế mà cũng linh nghiệm, cũng ứng hợp cách đây hơn năm thế kỷ.
Đinh Công Vỹ NoneBình luận