“Vầng trăng Him Lam” là một bản hợp xướng, còn tôi chỉ là một cây vĩ cầm dẫn chuyện

*Gặp gỡ nhà văn Châu La Việt nhân tiểu thuyết "Vầng trăng Him Lam" ra mắt bạn đọc.

PV: Chúc mừng ông nhân tiểu thuyết “Vầng Trăng Him Lam” do NXB Quân đội ấn hành đã ra mắt độc giả. Có lẽ đây là một tiểu thuyết mang rất nhiều ý nghĩa khi chúng ta chuẩn bị kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên lịch sử. Xin ông cho biết hoàn cảnh ra đời tác phẩm này?

“Vầng trăng Him Lam” là một bản hợp xướng, còn tôi chỉ là một cây vĩ cầm dẫn chuyện - 1

Tiểu thuyết “Vầng Trăng Him Lam”

- Nhà văn Châu La Việt: Từ ngày 1/8/2023 đến ngày 15/8/2023, tại Nhà sáng tác Đà Nẵng, Nhà xuất bản QĐND phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ sáng tác VHNT, Bộ VH-TT&DL tổ chức Trại viết về đề tài “Lực lượng vũ trang - Chiến tranh cách mạng” 2023.Có 15 nhà văn nhà thơ dồi dào năng lực sáng tạo văn học và tâm huyết với đề tài “Lực lượng vũ trang - Chiến tranh cách mạng” được mời tham gia Trại. Định hướng của Tổng cục chính trị và Ban giám đốc NXB QĐ với Trại sáng tác là động viên các nhà văn viết các tác phẩm hướng về kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội và 70 năm kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ lẫy lừng trong năm 2024. Tôi như người lính được trao nhiệm vụ và đã viết tiểu thuyết “Vầng trăng Him Lam” trong bối cảnh như thế

Có lẽ cũng với tinh thần này, cho nên ngay khi bản thảo  hoàn thành, NXB QĐ  đã đưa vào biên tập và in ấn rất nhanh chóng, tháng 11 đã có ngay sách để chuẩn bị sang tháng 12/ 2023 kỷ niệm 79 năm thành lập Quân đội, và hướng về năm 2024 kỷ niệm 70 năm ngày chiến  thắng Điện Biên Phủ ( 7/5/1954).

“Vầng trăng Him Lam” là một bản hợp xướng, còn tôi chỉ là một cây vĩ cầm dẫn chuyện - 2

Nhạc sĩ Đỗ Nhuận

“Vầng trăng Him Lam” là một bản hợp xướng, còn tôi chỉ là một cây vĩ cầm dẫn chuyện - 3

Chính ủy Mạc Ninh, Chính ủy trung đoàn 141 đánh trận Him Lam.

- PV: Chiến thắng Điện Biên Phủ “Lừng lẫy 5 châu, chấn động địa cầu” 69 năm qua đã đi vào lịch sử và nền văn học nghệ thuật của chúng ta với nhiều tác phẩm xuất sắc, bao gồm đủ các thể loại thơ ca, mỹ thuật, âm nhạc, sân khấu, điện ảnh… Nay ông tiếp tục đi vào đề tài này, có thể coi là một sự dũng cảm được không?

-Nhà văn Châu La Việt: Tôi có một người chú là Lê Khánh Chi, công tác tại TTXVN, những năm 1960, chú dành rất nhiều thời gian để viết một trường ca về Điện Biên phủ mấy ngàn câu thơ. Chú say sưa viết chỉ vì niềm say mê và một tình yêu lớn với một chiến thắng lịch sử của nước nhà.

Từ đấy tôi nghiêm ra nền văn học nghệ thuật nước ta, có những đề tài lớn lao như Đảng, Bác Hồ, Quân đội, hay những chiến công lịch sử… bao nhiêu lời ngợi ca dường như cũng chưa đủ. Mỗi thế hệ vẫn cần tiếp tục có những sáng tạo mới, không chỉ để lịch sử không bị quên lãng, mà chính bồi đắp thêm tình yêu, truyền thống, và những ngọn lửa dành cho thế hệ mai sau... 

“Vầng trăng Him Lam” là một bản hợp xướng, còn tôi chỉ là một cây vĩ cầm dẫn chuyện - 4

Vở opera kinh điển "Người tạc tượng" của cố nhạc sĩ Đỗ Nhuận.

-PV: Điều đặc biệt lý thú và tạo nên sức hấp dẫn của tiểu thuyết là, ông đã không trùng lắp, hay “viết lại” những điều nhiều tác giả đã từng viết về chiến dịch Điện Biên Phủ về các lực lượng, các binh đoàn bộ binh, pháo  binh, dân công… tham gia chiến dịch, mà viết về binh đoàn nghệ thuật với những người nghệ sĩ- chiến sĩ tham gia chiến dịch Điện Biên, với  hình tượng trung tâm là nhạc sĩ Đỗ Nhuận, người viết nên chùm ca khúc Điện biên sáng chói là “Hành quân xa”, “Trên đồi Him Lam”, “Giải phóng Điện Biên”... cùng các đồng đội của ông như nhạc sĩ Hoàng Vân (Văn công Đại đoàn 312), Khắc Tuế (Văn công đại đoàn 320), Ngô Sỹ Hiển, Nguyễn Thành, Ngọc Diệp, Phùng Đệ… (Văn công sư đoàn 308)... Ông viết về những người nghệ sĩ này trong khói lửa Điện Biên rất sinh động , nhuần nhuyễn, tinh tế, hệt như ông cũng bên họ trong chiến hào Điện Biên những ngày tháng ấy?

- Nhà văn Châu La Việt: Họ đều là những người bạn nghệ thuật thân thiết của mẹ tôi, thuộc thế hệ cha chú của tôi. Tôi vốn ngưỡng mộ, yêu quý họ từ tuổi ấu thơ ở trong khu văn công Cầu giấy với mẹ, và cũng từ tuổi ấu thơ, tôi đã được nghe họ đàn hát, và kể cho nghe những câu chuyện quả cảm của người chiến sĩ Điện Biên. Nên sau này khi viết tiểu thuyết, tôi viết rất nhanh và thuận, bỡ như nó đã sẵn trong  tâm hồn tôi tự thuở ấu thơ đến khi trưởng thành, cũng tay súng tay đàn ra mặt trận...

Nhưng phải nói cho đúng hơn rằng, với “Vầng trăng Him Lam”, tôi chọn bút pháp tiểu thuyết phi hư cấu, tôn trọng tuyệt đối lịch sử, cho nên sử dụng rất nhiều tư liệu của nhạc sĩ Đỗ Nhuận, hồi ức của Chính ủy Mạc Ninh, và những dòng nhật ký của Đạo diễn Khắc Tuế... cùng nhiều kỷ niệm của các cựu chiến binh tham gia Điện Biên Phủ, (Tôi đã có lời cảm ơn rất chân thành, sâu sắc các tác giả trên khi đặt dấu chấm hết cho tác phẩm này). Nói nghiêm túc là “Vầng trăng Him Lam” là một bản hợp xướng với nhiều giọng hát tuyệt vời, mà tôi chỉ là một cây vĩ cầm dẫn chuyện.

Tôi có nói vui với Nhà văn Hoàng Dự, Tổng biên tập Thời báo Văn học nghệ thuật và là Trưởng ban tổ chức cuộc thi tiểu thuyết của Thời báo Văn học nghệ thuật khi anh Hoàng Dự trong Trại viết về đề tài “Lực lượng vũ trang - Chiến tranh cách mạng” 2023 đã mời một số nhà văn và tác phẩm tham gia cuộc thi tiểu thuyết của Thời báo, rằng nếu như “Vầng trăng Him Lam” được giải thưởng, tôi xin được chia đều phần thưởng cho các ông Đỗ Nhuận, Mạc Ninh, Khắc Tuế mới là những giọng hát chính làm nên bản hợp xướng này.

Thêm một lần xin đa tạ những trang viết nóng hổi khói lửa và bùn đất Điện Biên đã giúp tôi làm nên một tác phẩm có ý nghĩa góp vào bảo tàng Điện Biên Phủ oai hùng của chúng ta, thêm một tiếng hát hào hùng sau 70 năm về chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử của chúng ta.

Xin chân thành cảm ơn Báo Nhân dân, Thời báo Văn học nghệ thuật, Đài Truyền hình Quốc hội... đã có những bài viết biểu dương tiểu thuyết.

Đặc biệt hơn nữa, tiểu thuyết đã được Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam xây dựng thành Opera “Vầng trăng Him  Lam” hưởng ứng cuộc vận động sáng tác các tác phẩm văn học nghệ thuật "Sống mãi với thời gian" giai đoạn 2022 - 2025 do Bộ VHTT&DL tổ chức nhằm hướng tới kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/2/1930 - 03/2/2030) và 85 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2030.

Thật đáng hy vọng thay!

Phúc Hưng (Thực hiện)

Tin liên quan

Tin mới nhất

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam - thử thách và giải pháp

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam - thử thách và giải pháp

Nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam là chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đây là hệ thống quan điểm và tư tưởng khoa học, cách mạng và nhân văn, là kim chỉ nam cho hành động và quyết sách của Đảng. Trong giai đoạn hiện nay, nền tảng tư tưởng của Đảng đang đứng trước nhiều thách thức và nguy cơ, do đó cần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, nghĩa là b