Đôi điều về nhạc sĩ Trần Tiến: “Thầy phải sống. Chúng em luôn bên Thầy"

(Arttimes) - “Cách đây hơn 1 tuần, khi đi xe máy từ nhà riêng ở phố Giảng Võ lên phố Xã Đàn (Hà Nội), NSND Trần Hiếu không may bị tai nạn giao thông. Ông được người đi đường đưa về nhà trong tình trạng chảy máu nhiều ở vùng mặt. Gia đình vội đưa ông vào cấp cứu ở Bệnh viện Xanh Pôn giữa đêm khuya. Kết quả, ông bị gãy 2 xương sườn và bị xương đâm vào phổi dẫn đến tràn dịch màng phổi.

Bà Nguyễn Minh Ngà - vợ của NSND Trần Hiếu chia sẻ ông bị gãy 4 xương sườn chứ không phải 2, đã chuyển từ bệnh viện Xanh Pôn sang Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 điều trị do bệnh tình không thuyên giảm...”. Những dòng ký ức đưới đây, để chúng ta hiểu hơn về người nghệ sỹ thực sự của nhân dân này, về những gì ông ươm mầm cho thế hệ trẻ, và vì sao bên giường bệnh ông lúc này, nhiều thế hệ học sinh và người hâm mộ ông chung một nhịp tim đập: “Thầy phải sống thầy nhé!” 

..“Hoài biết không, tiền dạy học anh lấy là thấp nhất thành phố này, mà cô cậu nào nghèo quá thì mình cho luôn, ở trong này gọi là dạy chùa, như cái hồi Trọng Tấn thi vào Nhạc viện Hà Nội cũng là anh cho đấy, dạy chùa liền 20 buổi cho cậu ấy Hoài ạ…”. Chuyện thế này: “Ngày ấy không hiểu sao một buổi loanh quanh sân trường, mình thấy có một thằng bé đứng khóc. Mới ra hỏi vì sao cháu khóc, thì thằng bé nói: “Cháu thấy người ta bảo lên đây phải tìm thầy mà học, phải tập hát bài nọ bài kia thì mới thi đậu vào trường được. Cháu đi hỏi, thầy nào cũng bảo 50.000đ/giờ. Mẹ cháu cho cháu có 200.000đ, cháu đi xe từ Thanh Hóa lên đây đã gần hết, tiền ăn còn chẳng có, chẳng biết lấy đâu ra tiền học nữa”. Rồi nó lấy tay áo chùi nước mắt đỏ hoe... Mình thương quá, mới bảo nó lau nước mắt đi, em vào đây thày dạy cho, có tiền hay không có tiền không quan trọng, mà phải gắng học đã để mà cố thi cho đỗ.” Thế là mình dạy liền cho nó 20 buổi, không lấy một đồng xu nào. Hoài biết không, ngay năm đầu thi, nó đỗ luôn thủ khoa!

Đôi điều về nhạc sĩ Trần Tiến: “Thầy phải sống. Chúng em luôn bên Thầy" - 1 Nhạc sĩ Trần Tiến 

Vào được trường, dù là thủ khoa rồi, mà cũng chẳng thầy nào nhận dạy nó cả , bởi nói thật nhìn nó lúc ấy khiêm tốn lắm, không được bắt mắt bằng người này người kia, chứ lấy đâu ra sáng sủa như bây giờ. Các thầy thầm thì kháo nhau: “Thằng này nó hát hay đấy, nhưng khó mà làm ca sĩ được, chứ mong gì mà có thể nổi tiếng.” Không ai nhận thì mình lại nhận, mình dạy nó, tổng cộng tất cả 6 năm. Ngay năm đầu trung cấp, cậu ta đi thi được giải nhất “Giọng hát hay Hà Nội”. Được hai triệu tiền thưởng, cậu ta mừng quá cầm tiền tung tăng đi tìm thầy để trả nợ cho thầy, mình gạt tay đi, bảo: “Tôi không lấy đâu, bây giờ cái cần nhất là cậu phải có một bộ quần áo mặc cho tử tế. Giờ người ta mời đi hát, mà không có nổi một bộ quần áo thì hát bằng cái gì?”. Vậy là cu cậu nghe lời thầy, đi mua ngay một bộ chỉn chu cùng một đôi giày để mặc đi biểu diễn. Lúc ấy thắng quần áo mới vào, nhìn anh chàng bắt đầu đã ra dáng! 

Chưa hết chuyện. Năm thứ 4 đi thi, Trọng Tấn lại được nhất miền Bắc, được thưởng hơn 10 triệu. Ngày ấy 10 triệu là to lắm! Cậu ta lại đòi trả nợ cho thầy. Mình lại gạt tay đi, bảo “Không, bây giờ cậu phải có một cái xe máy. Giải nhất thế này mà xe đạp còn không có, mỗi lần đi diễn là nhờ bạn đèo hay phải đi mượn xe đạp à?” Thế là nó nghe lời, đi mua một chiếc xe máy. Sau đó, lại đi thi, lại được giải nhất toàn quốc. Ông tướng lại đến: “Thôi thầy nhé, bây giờ con có xe máy rồi, thầy phải cho con trả nợ cho thầy nhé !”. Mình vẫn lắc đầu bảo: “Chưa, người cậu nợ chưa phải là tôi, mà là mẹ cậu ấy! Phải mua tặng mẹ một bộ tivi tử tế, gửi về cho mẹ. Rồi cậu phải thay cái xe máy cà tàng này đi và may thêm một bộ comple nữa”. Thế là nó lại nợ! Cho đến khi vào đại học năm thứ 2, nó thi hát được giải nhì cổ điển toàn quốc, lúc bấy giờ mình mới chịu cho nó trả nợ cho mình…

Cho đến bây giờ, nó vẫn gọi mình là bố, coi thầy như bố,có nhẽ một phần là do thế…”. Cho đến bây giờ, nó vẫn gọi mình là bố, coi thầy như bố,có nhẽ một phần là do thế…”. NSND Quốc Hưng - Chủ nhiệm khoa Thanh nhạc, Nhạc viện Hà Nội cũng nhiều kỷ niệm với người thầy Trần Hiếu: Đó là một bước ngoặt thay đổi cuộc đời tôi khi được NSND Trần Hiếu giảng dạy và dìu dắt. Ngày đó, NSƯT Quốc Hưng còn công tác ở đoàn chèo nhưng muốn học thanh nhạc, tuy nhiên sau đó, vì điều kiện hoàn cảnh khó khăn, không có tiền, nên anh đã phải nói với thầy Trần Hiếu cho nghỉ để đi kiếm tiền nuôi gia đình. Tiếc cho một tài năng, NSND Trần Hiếu chạy đi tìm học trò khắp nơi để gọi đi học lại, khi có giấy báo đậu Nhạc viện, trực tiếp NSND Trần Hiếu đã mang giấy báo đậu tới đoàn chèo để đưa cho Quốc Hưng.

Biết hoàn cảnh của NSƯT Quốc Hưng không có tiền, NSND Trần Hiếu động viên cứ đi học đã, mọi việc tính sau. Chính nhờ tấm lòng người thầy vĩ đại, Quốc Hưng mới đi học lại, được sống với đam mê của mình và trở thành người thầy của biết bao thế hệ học trò âm nhạc ngày hôm nay. NSƯT Quốc Hưng cũng tâm sự không bao giờ quên được những gì mà NSND Trần Hiếu đã dành cho mình, cả sự tận tình chỉ bảo lẫn sự quan tâm trong đời sống của học trò. Đó chính là những người thầy đã “trồng người”, đem đến niềm tin yêu cuộc sống và nuôi dưỡng những nhân tài thực sự cho xã hội. 

Phải mất gần 2 năm tôi mới có thể “quên” được lối hát luyến láy, í a vốn là đặc trưng của nghệ thuật chèo nhưng lại không phù hợp với dòng nhạc cổ điển mà đang theo học. Thầy Trần Hiếu là một Nghệ sĩ nhân dân mẫu mực, người thầy dạy chuyên ngành thanh nhạc tôi trong suốt chặng đường dài từ trung cấp lên đại học. Trong suốt 9 năm học Nhạc viện, chỉ có một thầy, một trò cùng cây đàn piano với vô vàn kỷ niệm không thể nào quên. Thời đó, sinh viên rất nghèo, thầy cũng không khá giả gì, thế nhưng thầy vẫn dành dụm tiền cho Hưng vì sợ anh ngất, không đủ sức khỏe học tập. Mùa đông lạnh quá, Quốc Hưng thỉnh thoảng ngủ, thầy Hiếu lên tận ký túc xá gọi “Hưng ơi, dậy đi học” đầy yêu thương, trìu mến. Chính tình cảm của những người thầy, người cô như thầy Hiếu và nhiều thầy cô khác dạy chúng tôi không chỉ âm nhạc, mà còn dạy bài học làm người. Đó cũng là lý do sau này, khi tốt nghiệp, tôi xin được ở lại trường giảng dạy và tiếp nối sự nghiệp nhà giáo”. 

Và đây là những tình cảm của người em ruột của ông: Nhạc sỹ “lừng danh” Trần Tiến: “Ngày nhỏ, anh Hiếu là thần tượng của tôi. Anh chống sào nhảy qua những hố cát lớn ngoài bến sông Hồng như Tarzan, tôi cũng bắt chước, một lần bị trẹo chân. Về nhà anh bị bố dần cho một trận. Anh nhảy xuống bơi qua sông, tôi cũng nhảy theo. Sức yếu nên tôi bị sóng cuốn xuống gầm bè nứa dài ngoẵng, may có một đụn cỏ đáy sông cứu thoát. Anh khoái làm cái việc “dị hóa” ngoài đồng, hương lúa thơm ngào ngạt. Tôi cũng sung sướng làm theo, có lẽ đó là một khám phá lãng mạn nhất thuở ấu thơ anh tặng tôi. Vậy mà khi anh theo nghề hát, nổi tiếng khắp miền Bắc, bảo tôi đừng học sáng tác, theo anh đi hát dễ nổi tiếng hơn thì tôi lại không theo anh. Ðó là lần đầu tiên tôi chống lại anh, ngọn núi sừng sững chắn ngang con đường đời của tôi. Khán giả hâm mộ hay lẫn giữa tôi và anh tôi, càng tuổi xế chiều hai anh em càng giống nhau. Thật ra nếu anh ấy không hứng lên, để râu chơi giống em cho vui thì đâu đến nỗi. 

Anh và chị Thúy Huyền ngày mới cưới sống mơ mộng như cặp tình nhân thường thấy trên phim Liên Nhưng giọng anh Hiếu không dễ chấp nhận bằng giọng anh Quý Dương. Trời cho anh Dương một vẻ đàn ông quý tộc sang trọng và một giọng hát ngọt ngào quyến rũ bao nhiêu, thì lại cho anh tôi một chất giọng trầm thô (mà chỉ người trong nghề mới biết là quý hiếm) và một vẻ ngoài giống võ sĩ hơn là ca sĩ. Thế mà hai anh ấy thay nhau cháy sáng sân khấu ngày đó, mỗi người một vẻ và hình như họ thân nhau lắm. Tôi nhớ không lầm thì lứa ca sĩ mang hơi thở nền thanh nhạc hiện đại ở Việt Nam hồi đó, ngoài bậc thầy lớn tuổi đời và tuổi nghề như Quốc Hương, Mai Khanh là đến hai chàng ca sĩ học trong nước trẻ trung, sáng tạo và đầy tâm hồn: Quý Dương - Trần Hiếu. Tiếp theo là một loạt ca sĩ học từ các nước trở về ồ ạt, gây náo động nhà hát và làn sóng phát thanh ngày đó như Trung Kiên, Quang Hưng, Lô Thanh và Gia Khánh... Các anh ấy đều là bậc trí thức trong âm nhạc, ngoài việc được chuyên gia nước ngoài đào tạo bài bản, còn là sự cố gắng tự học ghê gớm để áp dụng phương pháp hát opera vào ca khúc Việt, mày mò từng bước khi âm nhạc xứ ta còn quá thô sơ, lạc hậu. 

Anh Hiếu giỏi bốn năm ngoại ngữ, học võ, học vẽ, học văn như điên. Thi vào đại học toàn đỗ thủ khoa, vậy mà bỏ đi theo cái nghề mẹ mắng là “xướng ca vô loài”. Sau này anh nổi tiếng, có chút tiền góp vào đỡ đần mẹ nuôi các em nhỏ, trong đó có tôi. Mẹ đỡ hờn giận hơn, nhưng chẳng bao giờ cười. Lần đi biểu diễn mấy tháng trời ở châu Mỹ về, các em xúm đen xúm đỏ nghe anh trai kể chuyện, anh hứng lên hát mấy bài diễn thành công bên đó. Bài Con voi làm mẹ cười rung bụng. Lần đầu tiên thằng con “xướng ca vô loài” giải được lời nguyền của mẹ, lấy làm sướng lắm, máu lên chơi luôn bài Cu ba kes linda. Các em gái trố mắt thán phục vì ông anh, bụng béo, mông cong, nhảy samba cực chuẩn và hát tiếng Latin thì thôi, đúng nghề của chàng. Mẹ chỉ buột miệng “cha nào con nấy” rồi ngồi khóc, các chị phải xúm vào an ủi dỗ dành. 

Anh tôi không cao lắm nhưng cái lưng to bè giống mẹ, khỏe vô địch. Nhà hát mỗi lần chuyển đàn piano là phải đợi có anh, một mình một đầu thay sức bốn người. Thần tượng của anh là anh hùng Samson nào đó. Ðại loại là một anh chàng có sức mạnh vô địch, vai u, thịt bắp kiểu phim hành động Mỹ bây giờ, chống lại bất công, bênh vực người nghèo, được người đẹp ngưỡng mộ đem lòng si mê đại loại vậy. Cái hình anh vẽ Samson rất đẹp, choán nguyên bức tường cao 5m ngoài sân ngôi nhà cổ của chúng tôi ở phố Ngõ Gạch. 

Bố đặt tên anh Trần Trung Hiếu, đứa con thứ hai trong nhà thế mà như số phận. Bố mất sớm, chỉ có anh gánh vác thay bố bên mẹ nuôi chín miệng ăn ngày tản cư, loạn lạc năm 1947. Mẹ kể: Anh gánh hai thúng muối to đùng vượt qua bốt đồn Tây về được vùng tự do, bán đi mua gạo nuôi cả nhà. Phố Ngõ Gạch ngày đó, các bà tiểu thương đói hàng, lại phải gọi thằng Hiếu con bà đốc học về Hải Phòng vùng tạm chiếm, xì xồ tiếng Tây để mua ximăng về cứu cả phố. 

Đôi điều về nhạc sĩ Trần Tiến: “Thầy phải sống. Chúng em luôn bên Thầy" - 2  

Vậy thôi, mà trong anh có một phần dũng cảm thì lại có thêm ba phần... ngốc. Cái thời ấy, thanh niên Hà thành trí thức đầy mình, quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh, ôm bom ba càng lao vào xe tăng Pháp dũng cảm là thế, mà khi thủ đô giải phóng xong cái lứa các anh đều ngốc giống nhau. Chỉ biết ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng, cụ thể là vác đàn accordeon đi hát chùa khắp nơi. Cuộc sống gia đình rớt xuống tận đáy của đói nghèo, họ cũng chẳng biết làm gì cứu vãn. Họ không có khả năng tự nuôi sống mình cho đến tận bây giờ. Suốt ngày các chàng trai của chế độ mới lang thang ngoài phố, ngoài các câu lạc bộ Thành đoàn, hát những bài ca lãng mạn Nga. Anh Hiếu còn mắng tôi sao cứ đi kéo xe ba gác ngoài sông kiếm sống mà không tham gia thanh niên tình nguyện, lên xây dựng nông trường như bài hát Xô Viết: “Nông trường ơi, đắm say mênh mông trong lòng ta, lớn lên như bao nhiêu lời ca...”. Nhà nghèo, mẹ muốn bán chè xanh trước cửa kiếm vài ba xu mua gạo, anh cũng không bằng lòng, sợ mất danh giá nghệ sĩ của nhân dân. Nghĩ lại thấy anh mình ba phần ngốc, chỉ một phần dũng cảm, còn lại là... cuồng tín. Trần Hiếu chẳng biết gì về cuộc sống xung quanh ngoài việc luyện thanh, dạy học và hát phục vụ nhân dân. 

“Hiếu mặc quần thủng đít” là cái tên thời ấy bạn bè trêu anh. Trừ bộ quần áo diễn lúc nào cũng được giặt ủi phẳng phiu, một đôi giày diễn bóng lộn và cây đàn được lên dây chính xác, còn lại là cuộc sống rách rưới, bụi đời như người lính. Công trường, nông trường, chiến trường, biên giới, hải đảo; sân khấu hợp tác xã, sân khấu trường đại học, sân khấu khắp ngũ châu lục địa đều có mặt Trần Hiếu. Anh đi hát cho chính sách ngoại giao của cụ Hồ. Hát cho nhân dân anh yêu quý với đồng lương đói rách. Ai cũng yêu anh vì Chú voi con ở bản Ðôn, Anh quân bưu vui tính. Ðồng nghiệp phục anh vì khúc opera kinh điển Con quỷ Mefistofeles... Chắc chắn lúc đó anh đã quên con gái Trần Thu Hà bé bỏng, giọng như mèo kêu ở nhà, mẹ mất sớm không ai dạy dỗ chăm sóc. Anh chỉ biết có hát. Hát có lẽ là hạnh phúc duy nhất của anh. Thế giới của anh là tiểu thuyết, phim ảnh và những giai điệu, lời ca đẹp. Ngoài ra không còn gì nữa. 

“Hiếu mặc quần thủng đít” là cái tên thời ấy bạn bè trêu anh. Trừ bộ quần áo diễn lúc nào cũng được giặt ủi phẳng phiu, một đôi giày diễn bóng lộn và cây đàn được lên dây chính xác, còn lại là cuộc sống rách rưới, bụi đời như người lính. Công trường, nông trường, chiến trường, biên giới, hải đảo; sân khấu hợp tác xã, sân khấu trường đại học, sân khấu khắp ngũ châu lục địa đều có mặt Trần Hiếu. Anh đi hát cho chính sách ngoại giao của cụ Hồ. Hát cho nhân dân anh yêu quý với đồng lương đói rách. Ai cũng yêu anh vì Chú voi con ở bản Ðôn, Anh quân bưu vui tính. Ðồng nghiệp phục anh vì khúc opera kinh điển Con quỷ Mefistofeles... Chắc chắn lúc đó anh đã quên con gái Trần Thu Hà bé bỏng, giọng như mèo kêu ở nhà, mẹ mất sớm không ai dạy dỗ chăm sóc. Anh chỉ biết có hát. Hát có lẽ là hạnh phúc duy nhất của anh. Thế giới của anh là tiểu thuyết, phim ảnh và những giai điệu, lời ca đẹp. Ngoài ra không còn gì nữa. 

Trương Nguyên Việt  None

Tin liên quan

Tin mới nhất

Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam gặp gỡ đoàn phóng viên tờ Nhật Báo Quảng Tây (Trung Quốc)

Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam gặp gỡ đoàn phóng viên tờ Nhật Báo Quảng Tây (Trung Quốc)

Sáng 28/3, tại trụ sở Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam (66 Nguyễn Văn Huyên, Hà Nội), PGS. TS, Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam đã có buổi gặp gỡ và làm việc với đoàn phóng viên tờ Nhật Báo Quảng Tây (Trung Quốc).