Hát ví giao duyên ở làng Diên Lộc, Bắc Ninh

Hát ví giao duyên là loại hình sinh hoạt văn nghệ dân gian, một di sản văn hóa vô cùng quý báu, nhưng đáng tiếc, hát ví ở Diên Lộc (Bắc Ninh) hiện nay cũng như nhiều nơi khác đã bị mai một từ lâu.

Làng Diên Lộc và hoạt động ca hát ở đây

Làng Diên Lộc có tên nôm là làng Sóc thuộc xã Hòa Tiến, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. Là vùng đất giao thoa phía Tây Bắc của tỉnh Bắc Ninh với các tỉnh Bắc Giang và thủ đô Hà Nội, cũng là vùng đất Bắc hợp lưu của con sông Cà Lồ và sông Cầu.

Từ thế kỷ XIX trở về trước, Diên Lộc thuộc tổng Xuân Lai, phủ Đa Phúc, tỉnh Vĩnh Yên. Đầu thế kỷ XX (năm 1902), làng Diên Lộc là đơn vị xã thuộc tổng Hương La, huyện Yên Phong. Từ năm 1945 đến năm 1955, Diên Lộc thuộc xã Hợp Tiến, huyện Yên Phong. Năm 1955, xã Hợp Tiến tách thành 2 xã Yên Phụ và Hòa Tiến thì Diên Lộc thuộc xã Hòa Tiến, huyện Yên Phong.

Con sông Cà Lồ giàu huyền tích, huyền thoại, trước khi đổ vào sông Cầu ở Ngã Ba Xà lịch sử, uốn quanh như một chiếc vai cầy khổng lồ. Bờ đê Cà Lồ như xương sống chia xã Hòa Tiến thành 2 miền: nội đề và ngoại đê. Làng Diên Lộc nằm trọn trong vùng ngoại để ấy, có diện tích tự nhiên lên tới 77 ha. Ngày xưa sản xuất nông nghiệp hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên. Mỗi năm vài ba lần nước lũ ngập đến tận chân tre, nhà nào cũng phải sắm thuyền nan để đi lại, chợ búa, học hành. Bởi thế mới có câu ca:

 “Mỗi năm ba cái lũ lên

Còn đâu má phấn răng đen hỡi chàng”

Làng Diên Lộc có tục kết chạ (kết nghĩa anh em) với làng Xuân Dương, xưa thuộc tổng Xuân Lai, phủ Đa Phúc, tỉnh Phúc Yên, nay là huyện Sóc Sơn, Hà Nội và kết chạ với làng Quan Độ, xã Văn Môn, huyện Yên Phong.

Làng Diên Lộc hiện nay có trên 300 hộ với trên 1200 khẩu. Nhờ có chương trình xây dựng nông thôn mới. Con đường làng dài hàng cây số đã trải bê tông, xe máy, ô tô ra vào tấp nập. Đường làng ngõ xóm cũng trải bê tông. Mấy năm gần đây chăn nuôi phát triển mạnh cùng với nghề sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ đem lại người dân có thu nhập cao, bộ mặt làng Diên Lộc thay đổi nhanh chóng. Nhà văn hóa được xây dựng khang trang, sân thể thao sớm chiều tấp nập người tham gia tập luyện dưỡng sinh, bóng chuyền hơi, cầu lông, văn nghệ.

Phường hát ví xưa của Diên Lộc nổi tiếng một vùng, làm cho miền đất này trở nên ấm áp và thấm đẫm tình người. Ông Lê Văn Môn đã có thâm niên 14 năm liền giữ chức Chủ tịch, rồi Bí thư Đảng ủy xã Hòa Tiến tự hào vì có 3 đời có nghệ nhân hát ví nổi tiếng, bản thân ông đã từng theo mẹ đi hát ví nên khá am tường những bài ví cổ. Tiếc thay hát ví theo năm tháng đã mai một, không có người hát, không có người truyền dạy, không còn nơi nào tổ chức thi hát ví.

Từ ngày hòa bình lập lại ở miền Bắc năm 1954 cho đến Đại thắng mùa xuân thống nhất đất nước 1975, làng Diên Lộc cũng như nhiều làng ở Yên Phong khác thành lập đoàn tuồng cổ, rồi sau đó là đoàn chèo. Các đoàn tuồng và chèo này cũng chỉ hoạt động theo tính chất phong trào, không duy trì được lâu..

Thay thế cho hát ví, câu lạc bộ quan họ 3 thế hệ của Diên Lộc được thành lập có vài chục hội viên và trở thành hạt nhân của câu lạc bộ quan họ xã Hòa Tiến sau này.

Hát ví giao duyên ở làng Diên Lộc, Bắc Ninh - 1

Tranh minh họa của Ngô Xuân Khôi.

Hát ví giao duyên - Di sản văn hóa quý báu

Ngày xưa ở các làng thuộc đồng bằng Bắc bộ nhất là tỉnh Bắc Ninh không ít thì nhiều đều có tục hát ví. Làng Diên lộc cũng nằm chung trong bối cảnh đó nhưng khác nhiều nơi là tổ chức thi hát ví ở hội làng.

Hát ví là lối hát được diễn xướng hát đối giữa nam và nữ, nội dung chủ yếu là tình yêu nam nữ. Các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian gọi đó là hát ví giao duyên.

Sở dĩ còn được gọi là hát ví bởi vì trong các bài hát ấy hay dùng phương pháp ví von, so sánh có vần điệu với thể thơ lục bát.

Nếu như Quan họ hát đối nam, nữ, thì điều quan trọng là đối ý, đối lời và đối làn điệu hát, bởi vì quan họ có nhiều điệu hát. Còn ở hát ví chỉ có đối ý, đối lời còn làn điệu hát ví thì chỉ duy nhất có một làn điệu mà thôi. Đó cũng là đặc điểm để người hát ví dễ học và hát ví dễ được phổ biến nhiều người và nhiều nơi hát, nhưng đồng thời cũng là hạn chế của hát ví vì thiếu tính phong phú của âm nhạc. Vì vậy việc sáng tác các bài hát ví phải đa dạng về đề tài, phong phú về cách thể hiện ngôn ngữ giàu hình ảnh, sử dụng nhiều biện pháp tu từ gợi cảm, mượt mà gây xúc động lòng người là việc quan trọng nhất.

Người đi xem và nghe hát ví là cảm nhận người nghệ nhân có giọng hát hay, giọng trong sáng, hát có hồn, đủ các yếu tố “vang, rền, nền, nảy” như quan họ. Đồng thời thưởng thức những bài hát mới lạ và độc đáo hay còn gọi là bài hát “độc” để đưa đối phương vào thế bí, không đối lại được nữa. Vì vậy giá trị của hát ví không phải là làn điệu mà là chính bằng lời hát của ví.

Hát ví là hát đối đáp nam nữ nên chia thành 2 bên. Bên nam của làng này hát với nữ của làng kia và ngược lại. Hát theo trình tự lần lượt bên nam hát một câu rồi đến bên nữ cứ thế cuộc hát tiếp diễn. Trong hát ví thường là bên nam hát trước nên mới có luật “Nam ca nữ đối” hoặc “Nam xướng nữ họa”.

“Cất lên một tiếng hiền hòa

Đàn ông hát trước, đàn bà hát sau”

Trong hát ví, tuy rằng nhóm nam này hát với nhóm nữ khác hai bên cánh nhau một khoảng trống như nữ ở trong nhà, nam ở ngoài sân, hoặc là hai bên bờ ao nhỏ... thì không hát song ca, tam ca như quan họ mà đơn ca đối đáp một nữ bên này hát đối với một nữ bên kia. Trong một nhóm hát thì cặp đôi này hát xong lại đến cặp đôi khác hát tiếp, lần lượt như vậy.

Ai cũng được hát, người nào quên lời hát thì đã có người cạnh nhắc hoặc gạ bài cho hát.

Các loại hình hát ví có ví lẻ (ví vặt), ví đám.

Ví lẻ là hình thức diễn xướng ngẫu nhiên, tình cờ và ngẫu hứng khi lao động và sinh hoạt. Vì thế ví lẻ diễn ra trong bất cứ không gian nào và thời gian nào.

Ví dụ: Gặp người con gái cắt cỏ, người con trai cất tiếng hát tỏ tình:

“Cô kia cắt cỏ một mình

Cho anh cắt với chung tình làm đôi”

Gặp người con trai đi đường, người con gái dưới ruộng cất tiếng hát:

“Hỡi anh đi đứng cái quan

Dừng chân đứng lại em than vài lời”

Ví lẻ diễn ra tự nhiên không cố định và thường diễn ra ban ngày ngoài đồng ruộng, bên bến sông, đường cái nói chung là nơi vắng vẻ. Ví lẻ thường là một cá thể nam với một cá thể nữ hoặc nhóm nam với nhóm nữ có công việc làm gần nhau (một bên tát nước, một bên làm cỏ, một bên be bờ với một bên bỏ phân…).

Nội dung câu hát ví lẻ thường tả lại công việc mà trai hoặc gái đang làm và có câu chọc ghẹo nhau để đùa cợt cho vui, tạo ra nụ cười sảng khoái.

Ví đám là hình thức hát có sự tổ chức nhất định. Ví đám cũng có các hình thức tổ chức ở các vị trí và các thời điểm khác nhau.

Ví đám được tổ chức ở hội làng. Ngày xưa làng Diên Lộc tổ chức lễ kỳ phúc (vào đám) từ 11 đến ngày 15 tháng 9 âm lịch hàng năm, trong đó ngày 12/9 là ngày chính lệ. Làng tổ chức tế lễ và các trò chơi dân gian như đánh lốc (hay còn gọi là đánh phết), buổi tối tổ chức hát ví. Các “bọn” con trai con gái, các làng bên về hát thâu đêm suốt sáng với con trai con gái trong làng. Rồi khi các làng khác mở hội, trai gái Diên Lộc lại đi dự hội.

Người tham gia hát thi làm cho cuộc thi hát thêm hứng thú và được giải để lấy tiếng khen mà thôi. Giải chỉ là mấy khẩu trầu, nữ có vuông vải để may yếm hoặc chiếc khăn mặt, nam thì một phong thuốc lào. Người được giải ngoài việc thuộc lòng nhiều bài hát và ứng tác tại chỗ hợp tình, hợp lý, hợp cảnh để trả lời câu hát “chua” của đối phương, giọng hát phải hay, ứng xử lịch lãm. 

Hát ví đám ở hội làng tuy không hóa trang, son phấn gì nhưng ăn mặc phải gọn gàng, lịch sự.

Ví đám còn được tổ chức trong các gia đình. Diên Lộc là làng có nhiều ruộng đất lại nằm trong vùng nội đê. Hàng năm cứ vào mùa cấy (tháng 6 âm lịch) hay mùa gặt (tháng 10 âm lịch) thợ cấy, thợ gặt từ các làng lân cận lại đổ về. Ngày làm việc tụ tập đến gia chủ cho chủ, tối lại tham gia hát ví. Con trai trong làng xin được tổ chức hát. Gia chủ có “máu mê” hát ví tổ chức liền. Còn gia chủ tham công tiếc việc thì không đồng ý bởi phải giữ sức khỏe để thợ còn làm việc. Nhiều khi vào mùa gặt, lúa thu về chưa đập xong, trai làng đến tranh thủ đập giúp và trong quá trình đập lúa ấy hát đôi câu cho vui.

Việc tổ chức một cuộc hát ví đám thường trải qua 3 giai đoạn: Hát mời chào, những câu hát này bao giờ cũng có câu: “Anh cả anh hai đấy ơi” hoặc “Chị cả chị hai đấy ơi”; Hát giao duyên: là nội dung chính của cuộc hát về tình yêu trai gái, gắn bó yêu thương, than thân trách phận và cả hát “chua” hát đố...; Hát chia tay: Nội dung làm rầu, quyến luyến, nhớ nhung, cảm ơn, hẹn đến mùa hội sau. Ví dụ:

“Ra về tay nắm lấy tay

Mặt nhìn lấy mặt, lòng suy lấy lòng”

Hoặc:

“Giã từ các bạn tri âm

Cùng nhau kết mối đồng tâm từ này”. 

Tóm lại, hát ví là loại hình sinh hoạt văn nghệ dân gian đơn giản mang tính quần chúng rộng rãi đặc biệt, thể hiện tài ứng đối và ca hát (không sân khấu, không hóa trang, không nghi lễ) nhưng dễ phổ biến đối đáp giao duyên.

Hiện nay hát ví ở Diên Lộc cũng như nhiều nơi khác đã bị mai một từ lâu. Người hiểu biết về hát ví còn lại rất ít.

Hát ví giao duyên là di sản văn hóa vô cùng quý báu của nhân dân ta. Vì vậy nghiên cứu, bảo tồn, phục dựng ở một số làng truyền thống là việc quan trọng, cần thiết, cũng giống như chúng ta bảo tồn phải triển dân ca quan họ Bắc Ninh.

Nghiêm Đinh Thường

Tin liên quan

Tin mới nhất

Út Lan – Nữ Idol TikTok Live chinh phục khán giả nhờ giọng ca vàng

Út Lan – Nữ Idol TikTok Live chinh phục khán giả nhờ giọng ca vàng

Lê Phương Lan, hay còn được biết đến với biệt danh Út Lan, là một trong những nữ idol TikTok Live đang thu hút sự chú ý mạnh mẽ từ cộng đồng mạng. Ở tuổi 34, Út Lan không chỉ là một hiện tượng trên nền tảng TikTok mà còn là một nghệ sĩ tài năng với bề dày kinh nghiệm nghệ thuật đáng ngưỡng mộ.

Nhà giáo Nguyễn Xuân Khang - Người vun xới những “mầm non” Làng Nủ

Nhà giáo Nguyễn Xuân Khang - Người vun xới những “mầm non” Làng Nủ

Nhà giáo Nguyễn Xuân Khang là một nhà khoa học, nhà giáo - người sáng lập, Chủ tịch Trường Marie Curie - thương hiệu hàng đầu của giáo dục Thủ đô. Ở ông luôn toát ra vẻ giản dị, gần gũi, ấm áp, bởi vậy ông luôn nhận được sự yêu kính của bao thế hệ học trò, các em học sinh ở trường thường gọi thầy Khang là “ông nội”. Hiện thời thầy còn là “ông nội” của 22 em bé còn sống

Ba tuyển tập thơ nhạc Phạm Hồng Điệp: theo cùng dặm dài đất nước

Ba tuyển tập thơ nhạc Phạm Hồng Điệp: theo cùng dặm dài đất nước

Cuối năm 2024, Phạm Hồng Điệp vừa cho ra mắt 3 tuyển tập thơ - nhạc: "Miền Đất Việt", "Biển gọi em về", "Tuổi thơ trên đồng" đều do NXB Hội Nhà văn ấn hành, tập hợp 200 bài thơ mà anh sáng tác trong khoảng 3 năm trở lại đây, trong đó có tới 138 bài đã được nhiều nhạc sĩ tên tuổi lựa chọn và phổ nhạc. Một số lượng tác phẩm đồ sộ.

Món quà trời ban (truyện ngắn)

Món quà trời ban (truyện ngắn)

An lặng lẽ nhìn quanh, đôi mắt ngấn lệ. Cô chợt nhận ra rằng mình chưa bao giờ cô đơn. Những người thợ khuyết tật, dù thiếu đi một phần cơ thể, nhưng lại có những trái tim đầy nhiệt huyết và lòng nhân hậu...

Tham tán văn hoá Đại sứ quán Trung Quốc thăm và làm việc với Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam

Tham tán văn hoá Đại sứ quán Trung Quốc thăm và làm việc với Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam

Chiều ngày 21/1, ông Hình Cửu Cường - Tham tán văn hoá Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam đã có chuyến thăm và làm việc tại Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam. PGS.TS. Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam chủ trì buổi tiếp đón.

Trịnh Gia Huy – Đại sứ truyền thông của chương trình “Tết Việt - Sắc màu giao thoa” năm 2025

Trịnh Gia Huy – Đại sứ truyền thông của chương trình “Tết Việt - Sắc màu giao thoa” năm 2025

Trịnh Gia Huy, cái tên đầy triển vọng của showbiz nhí Việt Nam vừa chính thức được lựa chọn làm Đại sứ truyền thông của chương trình “Tết Việt - Sắc màu giao thoa” năm 2025. Với thần thái sang trọng, cuốn hút cùng bảng thành tích đáng nể, Gia Huy trở thành gương mặt tiêu biểu trong việc lan tỏa giá trị văn hóa Việt và kết nối tinh thần giao thoa quốc tế.