Hồi âm của bạn đọc về cuộc thi “Tìm hiểu 75 năm xây dựng và phát triển Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam”
Tôi tin cuộc thi đã và đang thu hút hàng nghìn công dân tham gia trong đó có tôi - công dân gần chạm mốc độ tuổi “xưa nay hiếm”. Dù không thành thạo công nghệ thông tin, tôi vẫn cần mẫn viết tay bài thi...
Nguyễn Hạnh An (Hội Hữu nghị Việt - Nga)
Tối 18/5/2023, một người bạn thân trong làng văn tại Hà Nội gửi qua Zalo thông tin cuộc thi “Tìm hiểu 75 năm xây dựng và phát triển Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam”, tôi rất vui mừng. Tôi thức đến 23 giờ để đọc, suy nghĩ các câu hỏi, thể lệ thi… và lên kế hoạch “tác chiến” rất cụ thể, chi tiết.
Tìm tài liệu tham khảo qua các kênh: Báo chí chính thống, truy cập trên mạng, in tài liệu, thư viện nhà sách, văn nghệ sĩ, nhà báo…
Sau 6 ngày (từ 19 đến 25/5), không quản nắng hè gay gắt, tôi đi bộ tới những địa chỉ cần thiết để tìm kiếm tài liệu. Xúc động trào nước mắt khi nhận được cuốn “70 năm Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam” của một bậc văn nhân lão thành gửi từ Hà Nội qua đường bưu điện. Ngoài ra, tôi phải truy cập trên mạng, in hơn 100 trang tài liệu của các cơ quan báo chí chính thống.
1. Cảm xúc ban đầu về các câu hỏi về bài thi:
Chín câu hỏi rất ý nghĩa, khơi gợi lòng tự hào của văn nghệ sĩ và công chúng về “Đề cương về văn hóa Việt Nam” trải qua 80 năm vẫn vẹn nguyên giá trị; quá trình hình thành, phát triển của Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam; phát huy trí thông minh sáng tạo của người thi (câu 8).
2. Cảm nhận quá trình viết bài:
Tiếp cận những thông tin chính xác, tin cậy cùng những bức ảnh quý hiếm văn nghệ sĩ, khắc họa các mốc lịch sử của Liên hiệp từ buổi ban đầu (1948) đến nay, tôi vô cùng xúc động. Những giọt nước mắt rơi làm nhòe những dòng chữ trên trang giấy trắng (tôi viết tay) khi chiêm ngưỡng những di ảnh văn nghệ sĩ đã hy sinh trong hai cuộc kháng chiến của dân tộc như: Nhà thơ Hoàng Trung Thông, nhà thơ Lê Anh Xuân, nhạc sĩ Hoàng Việt, nhà báo Dương Thị Xuân Quý… Họ vĩnh viễn nằm lại trên mảnh đất mẹ thiêng liêng khi tuổi đời rất trẻ, sức sáng tạo đang phát triển rực rỡ.
3. Lời cảm ơn từ trái tim:
Trân trọng cảm ơn:
- Nhà văn, nhà báo Hoàng Dự - Tổng Biên tập Thời Báo Văn học nghệ thuật, Trưởng ban tổ chức cuộc thi.
- Các nhà khoa học lão thành, kỳ cựu như PGS.TS Nguyễn Ngọc Thiện, nhà phê bình văn học Lại Nguyên Ân… đã dày công nghiên cứu chọn lọc, cung cấp những thông tin chính xác, chuẩn mực, hấp dẫn, được đăng tải trong các cơ quan báo chí uy tín như: Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam, Thời báo Văn học nghệ thuật, Báo Văn nghệ; đưa công chúng về với cội nguồn văn học nghệ thuật cách mạng, sự phát triển mạnh mẽ của Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam qua 75 năm gian khổ và vinh quang.
Tôi tin cuộc thi đã và đang thu hút hàng nghìn công dân tham gia trong đó có tôi - công dân gần chạm mốc độ tuổi “xưa nay hiếm”. Dù không thành thạo công nghệ thông tin, tôi vẫn cần mẫn viết tay bài thi.
Kính chúc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam - mái nhà chung ấm áp, thiêng liêng, thân ái của văn nghệ sĩ trên khắp mọi miền Tổ quốc mạnh khỏe tiếp tục đồng hành cùng dân tộc, sáng tạo những tác phẩm ưu tú sống mãi với thời gian.
Lễ phát động cuộc thi “Tìm hiểu 75 năm xây dựng và phát triển Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam”.
Nguyễn Văn Hoa (Nhà thơ - dịch giả thơ tiếng Đức)
Tôi là tiến sĩ Nguyễn Văn Hoa, nhà thơ - dịch giả thơ tiếng Đức. Tôi đã tham gia Hội Nhà văn Hà Nội và cũng tham gia Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội. Quê quán thôn Tháp Dương, xã Trung Kênh, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh.
Xin có ý kiến như sau:
1. Cuộc thi “Tìm hiểu 75 năm xây dựng và phát triển Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam”, theo tôi là rất cần thiết và kịp thời. Nó có ý nghĩa rất to lớn đối văn nghệ sĩ và độc giả của Thời báo Văn học nghệ thuật.
2. Theo cá nhân tôi thì thành phần Ban Tổ chức và Ban Giám khảo đều là người có uy tín và thực tài. Như vậy tạo sự tin tưởng cho người dự thi. Cuộc thi sẽ minh bạch, công bằng.
3. Nội dung các câu hỏi thiết thực, khoa học và logic. Qua đó giúp nâng cao nhận thức về đường lối văn hóa của Đảng (1943) và vai trò của văn nghệ sĩ theo lời dạy của Bác Hồ.
4. Tôi tin tưởng tác dụng to lớn của cuộc thi sẽ góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ đường lối văn hóa văn nghệ mà Đảng và Bác Hồ đã đề ra. Qua đó chống mọi nhận thức lệch lạc “tự diễn biến tự chuyển hóa” trong mặt trận văn hóa văn nghệ trong tình hình hiện nay.
5. Thời báo nên cung cấp thêm nhiều bài viết ví dụ như của Lại Nguyên Ân và Nguyễn Ngọc Thiện để độc giả tham khảo để dự thi. Hoặc danh mục sách tham khảo và các bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng...
6. Tôi xin chúc Ban Tổ chức và Ban Giám khảo cùng Ban Biên tập Thời báo Văn học nghệ thuật nhiều sức khỏe và thành công trong nhiệm vụ được giao.
Trong không khí cả nước đang hướng tới kỷ niệm 133 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1989 – 19/5/2023) và hướng...
Bình luận